Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2016 - 2017 theo Thông tư 22 Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn tiếng Việt lớp 5 có đáp án
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng việt lớp 5 có đáp án kèm theo được Download.vn sưu tầm, chọn lọc giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức chuẩn bị tốt cho bài thi giữa học kì 1 đạt kết quả cao. Sau đây mời các em học sinh cùng tham khảo.
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm học 2017-2018
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 5 năm học 2017-2018
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5
UBND HUYỆN MƯỜNG LA TRƯỜNG TH NGỌC CHIẾN A | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | ||
Họ và tên học sinh: ………………………….Lớp:……………… ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 Năm học 2016 - 2017 |
A. Đọc thầm bài văn sau:
Đất Cà Mau
Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.
Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước...
Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông "sấu cản mũi thuyền", trên cạn "hổ rình xem hát" này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ Quốc.
Theo Mai Văn Tạo
Khoanh vào chữ đặt trước ý đúng:
Câu 1: Tính chất khác thường của mưa ở Cà Mau là:
a. Dữ dội, kéo dài.
b. Đột ngột, hiền hòa, chóng tạnh.
c. Đột ngột, dữ dội, chóng tạnh.
Câu 2: Cà Mau mưa nhiều vào thời gian nào?
a. Tháng hai, tháng ba.
b. Tháng ba, tháng tư.
c. Tháng tư, tháng năm.
Câu 3: Loài cây mọc nhiều nhất ở Cà Mau là:
a. Cây đước. b. Cây bình bát. c. Cây bần.
Câu 4: Từ "Xanh rì" thuộc từ loại nào?
a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ.
Câu 5: Trong câu: "Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì." Bộ phận nào là từ ngữ làm chủ ngữ?
a. Nhà cửa dựng dọc
b. Nhà cửa
c. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh
Câu 6: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau?
a. Kính trên: ................................................)
b. Hòa bình .................................................)
c. Buồn: ......................................................)
Câu 7: Trong đoạn văn "Trên cái đất ..... đến thành chòm thành rặng" có mấy từ láy?
a. 2 (Đó là: ..................................................................................)
b. 3 (Đó là: ..................................................................................)
c. 4 (Đó là: ..................................................................................)
Câu 8: Từ "Nhà" nào được dùng theo nghĩa gốc?
a. Nhà tôi có ba người.
b. Nhà tôi vừa mới qua đời.
c. Nhà tôi ở gần trường.
B. KIỂM TRA VIẾT
1. Chính tả nghe viết (20 phút)
Vịnh Hạ Long
Cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta. Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vọng lại. Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về, theo gió ngân lên vang vọng. Núi non, sóng nước tươi đẹp của Hạ Long là một bộ phận của non sông Việt Nam gấm vóc mà nhân dân ta đời nọ tiếp đời kia mãi mãi giữ gìn.
2. Tập làm văn (40 phút)
Đề bài: Em hãy tả ngôi nhà em đang ở.
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
I. Đọc hiểu: (4 điểm)
Chọn đúng và làm đúng mỗi câu đạt 0,5 điểm
Câu 1: c. Đột ngột, dữ dội, chóng tạnh.
Câu 2: b. Tháng ba, tháng tư.
Câu 3: a. Cây đước.
Câu 4: c. Tính từ.
Câu 5: b. Nhà cửa
Câu 6: a. Một cặp từ trái nghĩa. (Đó là các từ: lên ngược về xuôi)
Câu 7: a. 2 (Đó là: phập phều, quây quần)
Câu 8: c. Nhà tôi ở gần trường.
II. Chính tả: (2 điểm)
- Viết đúng kiểu chữ viết thường, viết hoa theo đúng quy định, chữ rõ ràng đều nét, liền mạch, đúng cỡ chữ, trình bày sạch sẽ, đúng và đủ nội dung bài viết đạt 2 điểm.
- Bài viết đủ nội dung nhưng một số chỗ viết chưa đúng mẫu, trình bày chưa đẹp đạt 1,5 điểm.
- Sai 1 đến 3 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm. Các lỗi sai giống nhau được tính là một lỗi.
=> Lưu ý: Tùy bài viết của học sinh, giáo viên có thể cho các mức điểm 1.75; 1.5; 1; 0.75; 0.5; 0.25.
III. Tập làm văn. (3 điểm)
1. Yêu cầu cần đạt:
- Viết hoàn thiện một bài văn
- Bố cục bài rõ ràng, cân đối, chặt chẽ.
- Dùng từ chính xác, diễn đạt rõ ràng thành câu, rõ ý.
- Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch sẽ.
- Nội dung bài văn phải thể hiện được các ý sau:
+ Mở bài: Nêu được địa điểm, ngôi nhà là nhà gì?
+ Thân bài: Tả được hình dáng của ngôi nhà, bên trong, bên ngoài ngôi nhà, tác dụng của ngôi nhà?
+ Kết bài: Ngôi nhà có ý nghĩa như thế nào?
2. Đánh giá:
- Bài làm đạt được các yêu cầu trên đạt 3 điểm.
- Bài làm đạt được các yêu cầu trên song phần bố cục của bài chưa thực sự chặt chẽ đạt 2.5 điểm.
- Bài làm đạt được các yêu cầu trên song phần bố cục của bài chưa thực sự chặt chẽ. Sai từ 3 đến 5 lỗi chính tả. Nội dung bài còn sơ sài đạt 2 điểm.
* Lưu ý: Tùy mức độ kể, cách diễn đạt và ý của học sinh mà giáo viên cho điểm theo các mức điểm 2.5; 2; 1.5; 1; 0.75; 0.5; 0.25.
IV. Phần đọc thành tiếng
1. Nội dung kiểm tra
Bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa (SGK Tiếng Việt 5 - Tập một - Trang 10)
Đề 1: Đoạn: "Có lẽ bắt đầu ... những đuôi áo vạt áo."
Bài: Những con sếu bằng giấy (SGK Tiếng Việt 5 - Tập một - Trang 36)
Đề 2: Đoạn: "Ngày 16/7/1945 ... may mắn thoát nạn."
Bài: Sự sụp đổ của chế độ a - pác - thai (SGK Tiếng Việt 5 - Tập một - Trang 54)
Đề 3: Đoạn: "Nam Phi là một nước nổi tiếng ... công nhân da trắng."
2. Hình thức kiểm tra
- Giáo viên gọi lần lượt từng học sinh theo số thứ tự, bốc thăm rồi đọc thành tiếng trước lớp.
3. Cách đánh giá cho điểm (1 điểm)
- Giáo viên đánh giá cho điểm dựa vào yêu cầu sau:
- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 0,25 điểm (Đọc sai từ 5 tiếng trở lên cho 0 điểm).
- Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, sau các cụm từ có nghĩa: 0,25 điểm (Ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 5 chỗ trở lên: 0 điểm).
- Giọng đọc có biểu cảm: 0,25 điểm (Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm cho 0 điểm).
- Tốc độ đọc 100 tiếng/phút: 0,25 điểm (đọc không đảm bảo tốc độ cho 0 điểm).
* Lưu ý: Không cho điểm 0 ở bài kiểm tra.
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5
TRƯỜNG TH PHAN BỘI CHÂU Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp: 5 | KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN I Năm học: 2016 - 2017 Môn: Tiếng Việt (Phần đọc) Thời gian: 20 phút |
I. Đọc hiểu: (5 điểm)
1. Đọc bài văn sau:
NHỮNG TRANG SÁCH ĐẦU TIÊN
Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách, chẳng bao lâu Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn như: "Tứ thư", "Ngũ kinh". Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều.
Bên cạnh những lời dạy của cổ nhân trong kinh thư, có lẽ còn có những trang sách từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương đã dạy Nguyễn Sinh Cung biết phải làm gì và bài học làm người có ích mà Nguyễn Sinh Cung đã nhận thấy để tự răn mình là: Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ, thì một đấng nam nhi không thể lấy văn chương làm con đường tiến thân, không nên chỉ biết lo cuộc sống của riêng mình.
Vậy là trong tâm trí của cậu bé Làng Sen đã sớm xuất hiện tình yêu quê hương, để từ đó hình thành tình yêu Tổ quốc.
Trần Viết Lưu
2. Dựa vào bài đọc trên, em hãy khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng.
Câu 1: Chi tiết nào trong bài cho ta biết Nguyễn Sinh Cung rất ham học.
A. Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều.
B. Nguyễn Sinh Cung còn học từ cuộc sống, từ người thân...
C. Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách chẳng bao lâu Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn như: "Tứ Thư", "Ngũ kinh".
Câu 2: Ngoài việc học trên lớp, học sách người lớn, Nguyễn Sinh Cung còn học ở đâu?
A. Học từ cuộc sống thiên nhiên.
B. Học từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương.
C. Học từ người thân như bố, mẹ...
Câu 3: Nhân vật Nguyễn Sinh Cung trong câu chuyện là ai?
A. Anh Kim Đồng. B. Lê Quí Đôn. C. Bác Hồ.
Câu 4: Dòng nào dưới đây là nhóm các từ đồng nghĩa?
A. lung linh, long lanh, lóng lánh, mênh mông.
B. vắng vẻ, hiu quạnh, vắng ngắt, lung linh.
C. bao la, mênh mông, thênh thang, bát ngát.
Câu 5: Trong câu: "Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều". Từ tiền bối thuộc từ loại:
A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ
Câu 6: Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ, Nguyễn Sinh Cung đã tự răn mình điều gì?
Câu 7: Em hãy tìm một từ trái nghĩa với từ "chiến tranh" và đặt câu với từ vừa tìm được.
Phần viết:
1. Viết chính tả: Nghe viết (Thời gian: 15 phút)
NHỮNG CÁNH BUỒM
Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đỗ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về.
Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm.
Băng Sơn
2. Tập làm văn:
Hãy tả ngôi trường thân yêu mà em đã gắn bó trong nhiều năm qua.
Đáp án và thang điểm:
A. Phần đọc:
1. Đọc hiểu: (5 điểm)
Khoanh đúng mỗi câu từ câu 1-5 được 0,5 điểm.
Câu 1: ý C
Câu 2: ý B
Câu 3: ý C
Câu 4: ý C
Câu 5: ý A
Câu 6: (1,5 điểm) Nguyễn Sinh Cung đã tự răn mình là: một đấng nam nhi không thể lấy văn chương làm con đường tiến thân, (0,75 điểm) không nên chỉ biết lo cuộc sống của riêng mình (0,75 điểm).
Câu 7: (1 điểm)
- Tìm đúng từ: 0,5 điểm
- Đặt đúng câu: 0,5 điểm.
2. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
* Cách đánh giá, cho điểm:
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm.
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm ; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm)
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)
+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm.
(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm)
+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm.
(Đọc quá 1 đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)
+ Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1 điểm.
(Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)
B. Phần viết:
1. Chính tả: 5 điểm
- Sai 1 lỗi (âm đầu, vần, thanh, lỗi viết hoa...) trừ 0,5 điểm
- Đối với những bài không mắc lỗi chính tả mà trình bày dơ, chữ viết cẩu thả, không đúng mẫu chữ, cỡ chữ... trừ 1 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn: 5 điểm
Bài viết đạt điểm 5 phải đạt được các yêu cầu sau:
Viết được một bài văn tả cảnh theo đúng yêu cầu của đề. Bài văn có đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài theo yêu cầu đã học.
Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
Tùy theo mức độ sai sót về ý, cách diễn đạt và chữ viết,... GV linh động cho các mức điểm: 5 - 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5.
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp