Văn mẫu lớp 6: Kể về người bố (cha) của em Dàn ý & 19 bài văn lớp 6
Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 6: Kể về người bố (cha) của em.
Tài liệu bao gồm dàn ý và 19 bài văn mẫu hay nhất, dành cho học sinh lớp 6. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết ngay sau đây.
Kể về người bố (cha) của em
Dàn ý kể về người bố của em
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát.
Bố chính là người trụ cột trong gia đình, là người thầy đầu tiên cho em những bài học về lẽ sống. Em rất yêu quý và kính trọng người.
2. Thân bài
- Miêu tả đôi nét về ngoại hình: bố em có thân hình vạm vỡ, làn da nâu rám nắng khỏe khoắn, đôi mắt màu nâu dài và sâu luôn trìu mến với chúng em..
- Kể về tính cách: bố là một người cha hiền lành, tốt bụng, luôn gánh vác những trọng trách lớn lao trong nhà...
- Kể một vài kỉ niệm về bố: khi em còn nhỏ, khi đã lớn hơn, và nêu cảm xúc về những kỉ niệm gắn liền với bố.
3. Kết bài
Nêu tình cảm yêu quý, kính trọng em dành cho bố như thế nào.
Kể về người bố của em ngắn gọn
Đoạn văn mẫu số 1
Bố là người thân mà tôi cảm thấy kính trọng và yêu mến nhất. Năm nay, bố đã bốn mươi lăm tuổi. Dáng người cao nhưng hơi gầy. Khuôn mặt vuông chữ điền, mái tóc cắt ngắn đã có vài sợi bạc. Làn da ngăm đen vì những tháng ngày vất vả làm việc. Đôi mắt của bố sáng như những vì sao trên bầu trời đêm vậy. Nhưng em thích nhất là đôi bàn tay to lớn. Bố em là một bác sĩ nên công việc khá bận rộn và vất vả. Tôi cảm thấy tự hào và ngưỡng mộ vì bố đã chữa khỏi bệnh cho nhiều người. Bố là một người cha nghiêm khắc nhưng cũng rất tâm lí. Mỗi khi rảnh rỗi, bố lại đưa hai mẹ con đi chơi. Bố cũng rất giỏi nấu ăn. Món tủ của bố là sườn xào chua ngọt. Thỉnh thoảng, bố sẽ vào bếp nấu ăn cho cả nhà. Từ nhỏ đến lớn, bố đã dạy cho tôi rất nhiều điều bổ ích. Người bố quả thật luôn dành cho con tình yêu thương đặc biệt. Tôi mong bố sẽ luôn khỏe mạnh, sống hạnh phúc cùng mẹ và tôi.
Đoạn văn mẫu số 2
Năm nay, bố của tôi đã bốn mươi sáu tuổi. Dáng người của bố cao, trông khá gầy gò. Làn da trở nên ngăm đen vì công việc có phần vất vả. Bố là một kĩ sư xây dựng nên thường xuyên ở ngoài công trình để giám sát. Giọng nói của bố ấm áp. Đôi bàn tay của bố thô ráp. B ố là một người cha khá nghiêm khắc và khó tính. Dù vậy, bố cũng vẫn rất tâm lí. Thỉnh thoảng, tôi lại kể cho bố nghe những việc xảy ra trong cuộc sống. Khi đó, bố sẽ cho tôi những lời khuyên hữu ích. Bố cũng là người dạy dỗ anh trai và tôi những điều hay lẽ phải. Tôi và bố đã có rất nhiều kỉ niệm đẹp đẽ. Công ơn to lớn của người cha mà chúng ta chẳng thể nào đong đếm được. Vì vậy, mỗi người hãy biết yêu thương và kính trọng bố của mình.
Kể về bố
Bài văn mẫu số 1
Không giống với người mẹ, người bố có cách thể hiện tình cảm riêng. Dù vậy, thì tình yêu thương của bố cũng rất vĩ đại. Và đối với em, bố là người thân mà em cảm thấy kính trọng và yêu mến nhất.
Năm nay, bố của em bốn mươi lăm tuổi. Dáng người cao nhưng hơi gầy. Khuôn mặt vuông chữ điền, mái tóc cắt ngắn đã điểm vài sợi bạc. Làn da ngăm đen vì những tháng ngày vất vả làm việc. Đôi mắt của bố sáng như những vì sao trên bầu trời đêm vậy. Nhưng em thích nhất là đôi bàn tay to lớn, chai sần nhưng tràn đầy ấm áp.
Em cảm thấy bố là một người cha khá nghiêm khắc và khó tính. Dù vậy, bố cũng vẫn rất tâm lí. Thỉnh thoảng, em lại kể cho bố nghe những việc xảy ra ở lớp. Khi đó, bố sẽ cho em những lời khuyên hữu ích. Bố cũng là người dạy dỗ anh trai và em những điều hay lẽ phải.
Hiện nay, bố đang là bác sĩ của một bệnh viện trong thành phố. Công việc hàng ngày của bố rất bận rộn. Nhưng mỗi khi có thời gian rảnh ở nhà, bố đều đưa em và anh trai đi chơi, dạy chúng em học bài. Bố cũng hay giúp đỡ mẹ những công việc trong gia đình. Đặc biệt, bố nấu ăn rất ngon. Món tủ của bố là sườn xào chua ngọt. Đây cũng là món ăn mà em cảm thấy yêu thích nhất.
Em còn nhớ một kỉ niệm về bố. Hồi còn nhỏ, em rất nghịch ngợm. Dù là con gái nhưng em vẫn theo các bạn nam trong xóm đi chơi. Một lần, chúng em đi ăn trộm ổi nhưng bị bác Nhung - chủ nhà phát hiện. Bác đã kể đến nhà của từng đứa để nói chuyện với bố mẹ. Lúc đó, em còn nhớ bố đã không đánh mắng. Bố đã kể cho em nghe câu chuyện của bố khi còn nhỏ. Hồi đó, bố cùng là một đứa trẻ nghịch ngợm. Bố đã từng trốn học đi chơi và bị ông nội phát hiện. Nhưng ông nội đã không tức giận mà chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo, ông đã giúp bố nhận ra lỗi lầm và thay đổi. Kể xong câu chuyện, bố đã nói với em rằng ai cũng đều mắc sai lầm, nhưng quan trọng là phải nhận ra lỗi sai và sửa sai. Câu chuyện của bố đã giúp em nhận ra bài học quý giá.
“Công cha như núi Thái Sơn” - câu ca dao cho thấy công ơn to lớn của người cha mà chúng ta chẳng thể nào đong đếm được. Vì vậy, mỗi người hãy biết yêu thương và kính trọng bố của mình.
Bài văn mẫu số 2
Gia đình em có bốn người: mẹ em, bố em, anh hai và em. Mẹ em lúc nào cũng dễ dãi, nuông chiều con cái, còn bố em thì ngược lại, rất nghiêm túc. Thế nhưng em vẫn kính yêu bố em vô cùng.
Nhìn bố, ít ai nghĩ rằng ba đang ở vào độ tuổi bốn mươi lăm. Vì tóc bố vẫn còn đen, chỉ có lơ thơ vài sợi tóc trắng. Người bố hơi cao, không mập lắm, nên có vẻ khỏe khoắn. Sở dĩ được như vậy là do bố em năng tập thể dục vào mỗi buổi sáng. Nghe bà nội em kể rằng, thuở nhỏ bố em rất thích chơi thể thao; bóng chuyền, bóng bàn môn nào bố cũng giỏi. Gương mặt bố hao hao hình chữ điền, trông đầy nét cương nghị.
Hàng ngày, sau giờ làm việc ở cơ quan về, bố em còn cuốc đất vun gốc cho mấy cây trồng xung quanh nhà. Cho nên, tuy vườn không phải là rộng lắm nhưng có nhiều thứ hoa quả. Cây nào cây nấy thẳng lối ngay hàng, đẹp chẳng khác chi một công viên nho nhỏ.
Nhiều đêm, bố em thường thức tới khuya để làm thêm một số công việc tăng thu nhập cho gia đình. Em biết rõ điều đó lắm. Vì chúng em mà bố em phải chịu nhiều vất vả. Nhưng bố nào có quản khó nhọc gì đâu. Bố thường nói với mẹ em rằng, dù cực khổ mấy cũng chịu được, miễn là nhìn thấy chúng em ngoan ngoãn, siêng năng học hành là ba đã vui rồi. Bây giờ em mới hiểu câu “Công cha như núi Thái Sơn” thật là cao cả biết dường nào.
Những lúc rảnh rỗi, bố em thường dắt chúng em đi dạo quanh làng. Vừa đi, bố vừa kể chuyện hay giảng giải những điều thắc mắc chúng em thường gặp. À, mà sao cái gì bố cũng biết, biết nhiều thứ lắm. Anh Hai và em cứ nhờ bố giảng cho bài văn, hướng dẫn cho bài toán. Bố đúng là ông thầy thứ hai, ở nhà.
Em rất kính yêu bố em. Nhờ có bố mà cả gia đình sống trong cảnh ấm no, hạnh phúc. Cho nên, lúc nào, em cũng cố gắng học thật giỏi để ba em được vui lòng.
Bài văn mẫu số 3
Tôi đang ngồi học, đêm đã buông xuống tĩnh mịch từ lâu, chợt nghe đâu đây tiếng gió thổi lao xao lùa vào gian phòng khe khẽ. Chợt, nhìn sang chiếc hộp gỗ trên bàn học, đó là hộp đựng bộ que tính bố đã tự tay làm cho tôi. Trong lòng tôi bỗng dưng dưng một niềm cảm xúc yêu thương bố lạ kỳ, mãnh liệt hơn bao giờ hết.
Bố tôi năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi, mái tóc cũng đã điểm bạc. Nước da ngăm đen, rám nắng, và có chút chai sạn. Mỗi lần nhìn vào gương mặt ấy, khóe mắt tôi lại thấy cay cay, những tháng năm lăn lộn, không quản nắng mưa đã bôn ba trên mọi nẻo đường chở hàng nuôi tôi khôn lớn. Có những lúc, nhìn người ta đi ngoài đường, quần là áo lượt xe ô tô hạng sang tôi lại xót xa nhớ về người cha ấy của tôi. Lẽ ra giờ này bố cũng có thể như thế, nhưng vì tôi, vì đàn con thân yêu, bố đã hi sinh cả thanh xuân và sức lực của mình để gắng sức nuôi chúng tôi nên người. Tôi tự nhủ mình sẽ phải học thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của bố. Những cánh tay to, chắc khỏe, gân guốc đã lo toan, chèo chống cho gia đình này không biết bao phen sóng gió. Tôi cũng không dám tưởng tượng nếu không có bố, cuộc đời chị em tôi sẽ đi về đâu.
Bố tôi là người rất hiền lành và tốt bụng. Nhưng điều ấy không đồng nghĩa với việc bố để chị em tôi được dễ dãi. Ông rất yêu các con của mình. Có gì ngon bố cũng để giành phần chúng tôi, vậy mà những đứa trẻ non nớt không hiểu chuyện như chúng tôi lại chưa làm được điều ấy. Công việc bên ngoại, bên nội, của hàng xóm láng giềng có ai nhờ đến bố đều giúp đỡ rất nhiệt tình. Có lẽ chính vì vậy mà bố được rất nhiều người quý mến, kính trọng, tin tưởng. Bố hay kể cho tôi nghe về tổ tiên tôi ngày trước, nhắc tôi phải biết uống nước nhớ nguồn. Những bài học nhân sinh, bài học về cách làm người của bố đã lớn dần lên cùng tháng năm, cho tôi những hiểu biết sâu sắc hơn về truyền thống, cội nguồn dân tộc.
Bố là cả một khoảng trời để chú chim non bé nhỏ là tôi được thỏa sức vẫy vùng. Thuở ấu thơ, tôi hay cùng bố ra bờ sông câu cá, bố dạy tôi tập bơi, dạy tôi cách thả diều, cách làm những chiếc đèn kéo quân vui tết trung thu. Tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng ấy của tôi đã được làm hồng lên bởi tình yêu thương, sự chỉ bảo ân cần của bố. Thỉnh thoảng, nhìn chiếc áo phai màu, sờn vai bố đang mặc tôi lại ùa về kỉ niệm những đêm đông bố đã chịu lạnh để tôi được cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp và ra ngoài làm việc. Bố đã hi sinh cho tôi nhiều lắm, tuổi thanh xuân, sức lực và cả tình yêu bao la vô bờ ấy, bố dồn cả vào trái tim non nớt của tôi, che chở, ủ ấm nó để nó không bao giờ chịu những vết trầy xước gì. Tôi cảm thấy mình thật sự là một đứa trẻ may mắn vì được lớn lên trong tình phụ tử thiêng liêng, cao đẹp như vậy.
Có thể thời gian trôi đi, tôi rồi cũng sẽ trưởng thành lên, và ai ai cũng vậy. Nhưng những bài học sâu sắc, những kỉ niệm, và tình cảm bao la mà bố dành cho tôi sẽ là hành trang nâng bước tôi trong suốt chặng đường dài bây giờ và mãi cả sau này nữa.
Bài văn mẫu số 4
“Lưng cha thì đội nắng gầy
Ôi tóc bạc tựa trăng soi...”
Điều may mắn và hạnh phúc nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta là được sống trong vòng tay yêu thương của bố. Bố luôn là người che chở, bảo vệ cho ta trong suốt cuộc đời. Càng lớn lên và thấu hiểu những cay đắng, nhọc nhằn, tôi càng cảm thấy biết ơn vì những hy sinh lớn lao mà bố đã dành cho mình.
Bố tôi năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi. Dáng người bố cao gầy. Trong mắt tôi, dáng hình ấy lúc nào cũng thật to lớn và vững chãi để che chở cho cả gia đình. Làn da bố rám nắng vì phơi nắng dầm sương, trải qua đủ khó khăn, khổ cực vì cuộc mưu sinh vất vả. Khuôn mặt bố vuông chữ điền, toát lên vẻ hiền lành và nhân hậu. Đôi mắt bố đen láy, trong đôi mắt ấy chứa đựng cả bầu trời yêu thương bố dành cho các con. Mỗi khi mỉm cười, đôi mắt bố thật đỗi dịu dàng, thể hiện sự trìu mền pha chút nuông chiều. Mái tóc bố không còn đen nữa mà đã lấm tấm bạc. Nhìn những sợi tóc bạc ấy, tôi càng thương bố nhiều hơn vì những gian lao, vất vả bố phải trải qua để nuôi chúng tôi khôn lớn. Tôi thích nhất là những lúc bố cười. Nụ cười ấy mới ấm áp làm sao. Những lúc như thế, tôi tự nhủ phải chăm ngoan hơn nữa để nụ cười ấy có thể xuất hiện nhiều hơn trên đôi môi của bố. Đôi bàn tay bố chai sần, thô ráp nhưng tôi vẫn luôn yêu đôi bàn tay ấy. Đôi bàn tay khó nhọc vì gia đình. Đôi bàn tay hi sinh vì sự bình yên, hạnh phúc của các con.
Trong kí ức tuổi thơ của tôi luôn đong đầy những kỉ niệm về bố. Ngày mới biết đi, bố dắt tay tôi đi trên con đường làng quen thuộc. Cái bóng liêu xiêu trải dài trên mặt đường trùm lên cái bóng bé nhỏ của tôi. Mỗi khi tôi vấp ngã, bố dịu dàng đỡ tôi dậy, đôi bàn tay nhẹ nhàng vuốt lên mái tóc khi tôi bật khóc. Bố là người kiệm lời, ít nói nhưng tôi biết tình yêu thương bố dành cho các con lúc nào cũng dạt dào và chan chứa. Bố cùng tôi đến trường trong ngày đầu đi học, dạy tôi làm những phép tính đầu tiên. Những đêm thức khuya học bài, lúc nào bố cũng chờ tôi đi ngủ rồi mới an giấc. Bố luôn yêu thương và chiều chuộng tôi nhưng vẫn nghiêm khắc chỉ bảo mỗi khi tôi mắc lỗi. Bố dạy tôi cách sống, cách làm người, hiểu được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, ý nghĩa của sự trung thực, ngay thẳng, lòng khoan dung và biết ơn. Cả cuộc đời bố đã vất vả hy sinh vì gia đình, thế nhưng, vẫn có lúc tôi vô tình làm bố buồn, chẳng thể đáp ứng được sự kỳ vọng và tin tưởng của bố.
Sau này lớn lên, rồi tôi sẽ phải rời xa vòng tay của bố nhưng tôi tin rằng bố sẽ mãi là người che chở, dõi theo và bảo vệ cho tôi trong suốt cuộc đời. Những bài học của bố sẽ là hành trang theo tôi suốt cuộc đời, tình yêu của bố sẽ là động lực để tôi tiến lên phía trước.
Bài văn mẫu số 5
Gia đình em là một tổ ấm gồm bốn thành viên: bố mẹ, anh trai em và em. Em yêu quý tất cả mọi người nhưng bố là người em kính trọng và yêu quý nhất bởi từ bé bố đã là người chăm sóc, gần gũi và yêu thương em vô ngần. Đặc biệt hơn cả thì bố chính là bức tường thành vững chãi để em trở về sau mỗi lần vấp ngã.
Bố em tên là Nguyễn Đình Phong năm nay bốn mươi tuổi. Thân hình bố to, cao vạm vỡ. Một phần là bởi bố là bộ đội được rèn luyện trong môi trường quân ngũ nên rất khỏe và cường tráng. Làn da ngăm đen vì những buổi luyện tập trên thao trường hàng giờ đồng hồ. Em yêu nhất là đôi mắt bố. Dưới hàng lông mày rậm là đôi mắt to, luôn ánh lên sự yêu thương và quan tâm đến mọi người. Nhìn vào ánh mắt ấy em cảm nhận được cả một bầu trời yêu thương. Mỗi khi mắc lỗi, ánh mắt ấy lại ánh lên sự nghiêm nghị khiến em phải tự nhìn nhận lại bản thân để rút kinh nghiệm và không phạm phải sai lầm nữa. Nhưng những khi em vấp ngã, thất bại khi đã cố gắng hết sức thì bố cũng không hề trách móc, ánh mắt lại toát lên sự bao dung, động viên và an ủi để em vững bước. Trán của bố em cao vuông. Chính vầng trán ấy đã bao đêm thao thức, suy tư để tìm ra những hướng giải quyết hay cho gia đình. Theo năm tháng thì mái tóc bố đã dần pha sương. Bão tố cuộc đời đã in hằn trên mái đầu với những mái tóc điểm bạc và những nếp nhăn trên khuôn mặt vuông chữ điền.
Vào thời gian rảnh rỗi bố em rất thích đọc báo và xem thời sự. Vì vậy mà bố có vốn hiểu biết uyên thâm về mọi lĩnh vực của đời sống từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, giáo dục. Vì vậy mà từ khi biết nhận thức và tiếp thu, bố đã dạy em nhiều điều hay lẽ phải, cách đối nhân xử thế với mọi người để rồi em khôn lớn hơn mỗi ngày. Giọng của bố lúc dạy dỗ các con rất trầm ấm, dứt khoát mà đầy yêu thương, trìu mến.
Ở cơ quan, bố là người rất mẫu mực và nghiêm túc. Bởi vậy mà mọi người trong cơ quan đều yêu quý và kính nể bố. Khi làm việc nghiêm túc là vậy nhưng vào những giờ giải lao bố lại rất vui vẻ và trẻ trung. Cầm cây đàn ghi ta trên tay, bố cùng các đồng nghiệp hát vang bài ca: “Đời lính có khi thật nhớ nhà, nhờ gió đem lời yêu thương, gửi tới nơi quê nhà, nơi có những vì sao đợi mong…”. Giọng hát của bố nghe rất hay, lúc trầm, lúc bổng khi lại du dương.
Bố là người rất khéo tay. Mọi đồ đạc trong nhà hầu hết là do bố tự tay làm từ chiếc bàn học, cái kệ sách đến cái nôi ngày nhỏ em nằm. Nhờ bàn tay của bố mà mọi đồ đạc trong nhà đều rất đẹp đẽ. Tối tối thì bố lại dạy em học bài. Tính bố em rất ân cần, chu đáo, khi thì hiền lành nhưng cũng có lúc rất cương quyết, nghiêm nghị.
Nếu mẹ là người ân cần chu đáo tần tảo sớm hôm lo cho gia đình thì bố lại chính người đàn ông đầy nghị lực, gánh vác mọi công việc lớn nhỏ trong nhà. Cha như cây đại thụ che chở mọi người khỏi những giông tố. Bố đã vất vả nhiều vì cuộc sống này. Em luôn tự nhủ với lòng mình sẽ học thật giỏi để không phụ lòng cha mẹ.
Bài văn mẫu số 6
Trong gia đình tôi, bố tôi là người yêu thương tôi nhất. Bố luôn luôn lắng nghe mọi người nói và đặc biệt là tôi.
Bố có một thân hình to, cao, khoẻ mạnh. Bố rất khoẻ và luôn giúp đỡ mọi người trong gia đình. Bố có một đôi tay nổi cơ bắp, bàn tay bố có nhiều vết chai cứng như đá vì phải làm việc nhiều. Mặt bố tròn, mũi cao, mồm rộng, để râu và bố có đôi mắt màu nâu tuyệt đẹp.
Hôm nào tôi đi học, bố và mẹ cũng ra tiễn tôi. Bố dặn dò tôi rất kỹ, nào là “Đi học hôm nay phải…”, rồi thì “Con phải nghe lời cô giáo…” nhưng câu cuối cùng vẫn là "con đi đường cẩn thận nhé”. Khi đi học về, đang dắt xe vào nhà thì tiếng nói của bố từ trong nhà vọng ra “Con đã về rồi à?”. Nhưng bố cũng rất nghiêm khắc, những hôm nào tôi mắc khuyết điểm, hay bị điểm kém thì bố lại bắt tôi làm bản kiểm điểm. Tuy vậy, nhưng tôi vẫn yêu bố.
Bố tôi, một người trụ cột trong gia đình. Đối với tôi, bố cho việc lớn thành việc nhỏ, việc nhỏ thì cho qua. Bố tôi là một tấm gương sáng cho gia đình. Tôi đã từng nghe câu tục ngữ “Con không cha như nhà không có nóc” và đúng là như vậy. Bố tôi như người cha trong câu tục ngữ ấy, là một con người mẫu mực, một trụ cột không thể thiếu trong gia đình tôi. Là một người siêng năng, kiên trì, thông minh khác hẳn những người khác và đã có ý định làm gì thì phải làm cho bằng được nên bố tôi được rất nhiều người kính trọng.
Tôi rất tự hào khi là con trai của bố, con sẽ luôn ghi nhớ những điều bố dạy bảo và sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ công ơn của bố.
Bài văn mẫu số 7
Tục ngữ có câu: “Con có cha như nhà có nóc”. Câu nói đó cho thấy vị trí và vai trò quan trọng của người cha trong gia đình. Đối với em, hình ảnh của bố luôn in đậm trong tâm trí.
Năm đó, bố em đã ngoài bốn mươi tuổi. Bố là một chiến sĩ công an. Điều đó khiến em rất tự hào và hãnh diện. Bố thường phải đi trực và làm nhiệm vụ. Bố có khuôn mặt chữ điền, ánh mắt nghiêm nghị. Những hôm trời nóng, bố đi làm về, gương mặt đỏ ứng lên, mồ hôi lấm tấm trên mặt và ướt cả một mảng lưng áo. Em hiểu rằng bố phải đứng gác dưới nắng gắt nên càng thương bố hơn. Nước da bố rám nắng, khỏe mạnh. Những buổi tối không phải đi làm, bố lại ngồi suy tư với những tài liệu của cơ quan. Lúc ấy, gương mặt bố đăm chiêu suy nghĩ, đôi mắt sáng ngời, đôi chân mày rậm rạp cứ nheo lại. Mái tóc bố đã lấm tấm những sợi bạc. Em biết rằng bố phải lo công việc ở cơ quan vốn gian nan và khó khăn, đặc biệt là hết sức nguy hiểm nhưng lúc nào bố cũng cố gắng hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Mỗi khi đi làm, bố thường mặc quân phục và đội chiếc mũ công an trông rất oai nghiêm. Những lúc đêm khuya, có điện thoại gọi tới, vì nhiệm vụ là bố lại choàng dậy và vội vã lên đường bất kể thời tiết ra sao.
Bố em không chỉ là người chiến sĩ dũng cảm ở cơ quan mà còn là người giữ bình yên cho khu phố và cũng là người trụ cột trong gia đình. Tuy bận bịu ở cơ quan nhưng bố vẫn không quên chăm lo những công việc trong gia đình và hết lòng yêu thương con cái. Bố luôn kiểm tra, kèm cặp việc học hành của chị em em. Bố cũng rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái. Tuy nhiên, nhiều lúc, bố lại rất vui tính và hài hước. Thỉnh thoảng, bố lại kể chuyện cười cho hai chị em nghe khiến chúng em phá lên cười như nắc nẻ. Đối với bà con hàng xóm, có việc gì là bố luôn sẵn lòng giúp đỡ. Mọi người đều kính nể và yêu quý bố.
Em rất yêu qúy bố và rất tự hào vì bố là người chiến sĩ công an vì nước quên thân, vì dân phục vụ. Bố là điểm tựa vững chắc cho gia đình em, giống như câu hát:”Ba sẽ là cánh chim, cho con bay thật xa”.
Kể về bố của em
Bài văn mẫu số 1
Tôi yêu quý tất cả những người ruột thịt nhưng gần gũi, gắn bó hơn cả vẫn là cha. Cha không chỉ sinh thành, nuôi dưỡng mà còn là người bạn lớn thân thiết của tôi. Không thể kể hết những kỉ niệm của thời thơ ấu, nhưng riêng kỉ niệm về tình cha con thì mỗi lần nhớ lại, tôi đều rưng rưng xúc động.
Hồi lên bốn, lên năm, tôi theo cha nhiều hơn theo mẹ. Bởi lẽ mẹ đi làm xa, sáu giờ đã rời nhà và tối mịt mới về, không thể chăm sóc tôi hằng ngày được, ông bà nội già yếu, cha tôi không dám phiền, nên hầu như mọi việc lớn nhỏ trong nhà, cha đều làm cả.
Những sáng mùa đông, gió bấc xào xạc ngoài vườn cây và lùa hun hút qua khe cửa, cha tôi dậy sớm đun nước rót vào phích rồi đặt thêm ấm nữa để ông bà nội có nước nóng rửa mặt. Bên tách trà nóng thơm ngát, ông nội và cha tôi trò chuyện. Tôi ngồi lọt thỏm trong lòng, áp mặt vào khuôn ngực vạm vỡ, ấm sực của cha mà cảm thấy sung sướng vô ngần. Ngoài đường có tiếng rao lanh lảnh: “Bánh mì nóng giòn đây! Bánh mì mới ra lò đây!”. Cha chạy ù ra mua cho tôi một chiếc. Tôi bẻ từng miếng nhỏ, nhai rau ráu ngon lành.
Những chiều hè, mặt trời vừa lặn sau dãy núi Ba Vì tím biếc, cha nhấc tôi lên vai, hai cha con đi dọc triền đê hứng gió, rồi xem đám trẻ thả diều. Sau đó cha cho tôi xuống bến sông tắm. Tôi thích thú ngâm mình trong dòng nước phù sa mát rượi và thỏa thuê quẫy đạp trên đôi tay rắn chắc của cha. Nhờ cha dạy mà tôi biết bơi rất sớm.
Trong nhà, chỗ nào cũng có đồ chơi cha làm cho tôi. Trên bệ cửa sổ là chú bé cưỡi trâu thổi sáo, là mẹ con đàn lợn quây quần bên nhau, dễ thương lạ lùng! Rồi khay quả gồm bưởi, cam, na, ổi, chuối được tô màu y như thật… Tất cả đều do bàn tay khéo léo của cha nặn từ đất sét móc ở bờ sông. Những con cào cào, châu chấu, chuồn chuồn, bươm bướm tết bằng lá dừa theo tôi vào trong giấc ngủ say nồng. Tôi cảm nhận tình yêu nồng nàn của cha dành cho đứa con trai bé bỏng từ những thứ đồ chơi ấy.
Nhớ nhất là hồi tôi học lớp một. Buổi khai trường đầu tiên trong đời, tôi được cha chở đi học trên chiếc xe đạp cũ kỹ đã tróc hết sơn. Ngồi đằng sau, tôi ríu rít hỏi cha đủ chuyện:
Tôi rất yêu người cha của mình. Tôi sẽ cố gắng chăm ngoan để cha luôn cảm thấy tự hào về mình.
Bài văn mẫu số 2
Dù bạn ở đâu, dù rằng làm gì thì bạn vẫn luôn phải hướng về cha mẹ. Tình phụ tử luôn là một thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý đối với mỗi con người, là chiếc la bàn định hướng cho ta trên chặng đường dài. Em cũng có một người bố đáng trân trọng, đáng kính như thế.
Bố em năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi, dáng người bố cao gầy nhưng trong mắt em bố lúc nào cũng hiện lên là một người khỏe mạnh và là trụ cột vững chắc trong gia đình. Bố em có nước da bánh mật có lẽ bố phải làm lụng vất vả nhiều, lo toan mọi công việc lớn trong gia đình. Khuôn mặt bố vuông chữ điền cùng với đôi lông mày rậm toát lên vẻ đôn hậu. Đôi mắt đen láy, sâu thẳm chứa đựng cả bầu trời yêu thương dành cho con. Đôi mắt ấy cũng luôn toát lên niềm vui khi em đạt kết quả tốt và cũng chứa đựng nỗi lo âu khi em bị điểm kém hay không hoàn thành nhiệm vụ. Chính đôi mắt ấy cũng như động lực giúp em đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Mái tóc bố không còn đen như trước nữa mà đã có những sợi tóc bạc đã bị năm tháng nhuốm màu vất vả. Em thích nhất là lúc bố cười. Những lúc bố cười em cảm thấy rất ấm áp và vô cùng thân thương, trìu mến. Nụ cười cũng như thắp lên cho em niềm tin, những ước mơ cháy bỏng. Những lúc ấy em chỉ mong sao sẽ học tập thật tốt để nụ cười luôn hiện lên trên gương mặt của bố. Đôi bàn tay bố chai sạn, thô ráp vì phải làm lụng khó nhọc vì gia đình.
Trong kí ức tuổi thơ của em có biết bao nhiêu kỉ niệm gắn bó với cha. Bố em rất hiền nhưng cũng rất nghiêm khắc trong công việc và trong việc dạy dỗ con cái. Nếu như mẹ dạy con sự hiền lành, dịu dàng nữ tính thì bố lại dạy cho em sự quyết đoán trong khi giải quyết những công việc lớn. Vào mỗi buổi tối bố thường dạy em học bài, có bài nào không hiểu bố giảng giải, phân tích cặn kẽ từng li từng ti để em hiểu vấn đề một cách thấu đáo hơn. Dù bận đến mấy nhưng bố cũng luôn dành thời gian nhắc nhở em học tập và dạy em cách chơi thể thao để luyện tập thể dục. Em nhớ có lần mẹ em bị ốm nên bố phải lo toan mọi công việc trong gia đình từ việc lớn đến việc vỏ. Bố nấu cháo cho mẹ ăn rồi dậy sớm nấu cơm cho hai chị em em ăn đi học và đưa em đến trường. Bố lo lắng cho mẹ đến nỗi hốc hác cả gương mặt, đôi mắt bố trở nên nặng nề nhưng vẫn ánh lên niềm tin yêu trong cuộc sống. Ngoài ra, bố rất nhiệt tình giúp đỡ mọi người, có việc gì giúp được thì bố giúp luôn chứ không ngần ngại chần chừ điều gì cả. Bố em thường dạy em là phải biết “ bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Bởi thế nên mọi người trong xóm ai cũng trân trọng và ngưỡng mộ bố rất nhiều. Bố là một người giàu đức hi sinh, vẫn luôn dành cho gia đình những điều tốt đẹp nhất vì vậy mà công lao của bố không thể kể được:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Bố luôn là người đàn ông đáng quý nhất của cuộc đời em. Bố như ngọn hải đăng soi đường chỉ lối để em không hề bị mất phương hướng trên cuộc đời dài và rộng. Bố chính là một tấm gương sáng để cho chúng em học tập và noi theo. Mai này dù có phải xa vòng tay yêu thương của bố thì em cũng chỉ muốn thốt lên câu nói từ tận đáy lòng là: “ Con yêu bố nhiều lắm, bố ơi”.
Bài văn mẫu số 3
Mẹ em lúc nào cũng dễ dãi nuông chiều còn ba em là người nghiêm khắc và cứng rắn. Nhưng không vì điều đó mà tình cảm em dành cho ba ít hơn mẹ.
Nhìn ba ít ai nghĩ ba đang ở độ tuổi năm mươi vì đầu ba hầu như không có một sợi tóc bạc nào, ba nói được vậy là do hồi nhỏ uống nước trà xanh nhiều. Người ba hơi cao không mập lắm nhưng có nét khỏe khoắn mạnh mẽ nhờ siêng tập thể dục thể thao vào mỗi buổi sáng. Nghe bà nội kể hồi nhỏ ba em chơi bóng bàn và cầu lông rất giỏi.Gương mặt ba em hình chữ điền tỏ vẻ phúc hậu và cắt mái tóc ngắn khá mô đen để lộ vầng trán cao thể hiện trí thông minh.Đôi lông mày hình lá lĩu và cặp mắt đen lấy luôn tỏ ra cái nhìn trìu mến với mọi người.Cái miệng hay cười để lộ hàm răng trắng và đều như trái bắp.
Hằng ngày sau giờ làm ở cơ quan ba em hay thức tới khuya làm sổ sách kiếm thêm thu nhập, em biết rất rõ điều đó vì ba yêu thương gia đình mà.Ba thường nói với em chỉ cần con học giỏi chăm ngoan thì ba vui rồi, sau khi nghe ba nói em quyết tâm học thật giỏi để ba vui. Bây giờ em đã hiểu câu công cha như núi thái sơn cao cả như thế nào.
Những lúc rảnh rỗi ba thường chở em đi chơi, đi ăn kem. Ba thương em lắm, có gì khó hỏi ba thì ba sẽ trả lời, em cũng nhờ ba mà học giỏi toán đó. Ba đúng là người thầy thứ hai của em.
Em rất kính yêu ba nhờ có ba mà gia đình em ấm no hạnh phúc cho nên lúc nào em cũng cố gắng làm theo lời ba dặn: học giỏi chăm ngoan, siêng năng chăm chỉ, cần cù liêm chính, có ngày thành danh.
Bài văn mẫu số 4
Cây vĩ cầm đã câm lặng từ lâu, con còn nhớ khi chai sạn chiều hôn lên tay cha. Cây vĩ cầm vẫn ngân nga hằng đêm, bay mãi vào một thời ấu thơ là cây vĩ cầm. Trải bao giông bão, bao tháng năm kiếp người vẫn còn với cha cây vĩ cầm”...
Lời bài hát vang lên da diết làm em chợt nhớ về hình bóng yêu thương của bố - người cha muôn vàn kính yêu, người nghệ sĩ trong gia đình em.
Thấy bóng bố ngồi yên tĩnh bên cây vĩ cầm, câu chuyện về những ngày còn trẻ của bố mà mẹ hay kể lại ùa về. Hơn hai mươi năm trước, bố còn là chàng thanh niên hai mươi tuổi, nhiều ước mơ và hoài bão. Bố từ nhỏ đã kế thừa tình yêu âm nhạc từ bà nội, đặc biệt đam mê với loại hình nghệ thuật này.
Khi em ra đời thì bà nội đã mất, mẹ bảo bà hát dân ca hay lắm, bà còn biết kéo đàn nhị nữa. Nhưng bố không thích đàn nhị như bà nội, lúc bố 13 tuổi, hay sang nhà người hàng xóm từ bên nước ngoài về Việt Nam định cư, nghe người ta kéo đàn vĩ cầm - loại nhạc cụ hiếm có ở Việt Nam rồi theo người ta học kéo đàn.
Nhiều năm sau đổi mới, người hàng xóm kia quay lại quê hương họ tặng cho bố một cây vĩ cầm màu nâu nho nhỏ. Cứ như vậy, cây vĩ cầm ấy theo bố đến hôm nay đã qua hơn hai mươi năm.
Sau này, bố gặp mẹ, bố là chàng trai Hà thành hào hoa, mẹ lại thiếu nữ Sài Gòn sôi nổi, cảm mến chàng thanh niên chơi vĩ cầm giỏi, ít lâu sau thì về chung một nhà. Mẹ bảo sau khi lập gia đình, bố không chơi vĩ cầm thường xuyên như trước nữa, chỉ chăm chú làm ăn lo cho vợ con. Mãi đến khi em lên lớp 2, thấy bố đem cây vĩ cầm đã cũ ra lau chùi, tò mò hỏi mẹ mới biết.
Em cứ nghĩ chắc mình sẽ không được nghe bố đàn vĩ cầm. Cho đến năm ngoái, anh trai đi xa về tặng cho bố một cây vĩ cầm màu nâu bóng, được thiết kế tỉ mỉ, đặt trong hộp gỗ. Em vẫn nhớ như in hình ảnh bố khi ấy, khuôn mặt vuông chữ điền chất phác của người đàn ông đã ngoài bốn mươi với nước da hơi ngăm bỗng bừng sáng hẳn lên.
Đôi mắt hiền từ thường ngày nheo nheo lại, vết nhăn mờ mờ nơi khóe mắt sau nhiều năm gánh vác gia đình thấp thoáng hiện lên. Bố nở nụ cười tươi, đôi tay gầy gầy khẽ vuốt ve cây đàn rồi nhẹ nhàng đặt nó lên, kẹp giữa bờ vai rộng và cần cổ.
Bàn tay bố từ từ đưa qua, kéo nhẹ dây đàn, bản nhạc du dương không biết tên vang lên, dù không được điêu luyện như những nghệ sĩ trên truyền hình nhưng nghe vô cùng ấm áp, xúc động. Hóa ra bố cũng là người nghệ sĩ tài giỏi như vậy.
Kéo đàn xong, bố nâng niu cây vĩ cầm, cẩn thận bỏ lại nó vào hộp rồi đem cất đi. Bóng dáng cao gầy, bước chân vững chắc, bình ổn thường ngày nhanh nhẹn hẳn lên. Sau đó, em cũng không được nghe bố kéo đàn vĩ cầm thêm lần nào nữa.
Bố trở về với cuộc sống thường ngày, vừa lo làm ăn nhỏ, vừa phụ giúp mẹ chăm lo gia đình. Bố là thần tượng của em từ ngày còn bé, luôn ân cần, dịu dàng, thậm chí nhiều món ăn bố nấu còn ngon hơn cả mẹ. Bố không bao giờ khắt khe trong việc học hành của em, thỉnh thoảng sẽ quan tâm con gái học hành có vất vả không, giúp em giảng giải nhiều bài tập khó. Nhiều lần, trời mưa gió mà vẫn phải đến trường, bố đều bỏ công việc, đưa đón em mới yên tâm.
Bố em vốn là người ít nói nhưng rất chu đáo, quan tâm đến mọi người. Những ngày đặc biệt như 20 tháng 10, mùng 8 tháng 3, mẹ và em đều sẽ có quà, hai mẹ con lần nào cũng cảm động. Hàng xóm ai cũng yêu mến bố, đặc biệt là các cụ già, lúc nào cũng khen bố còn trẻ mà kiên nhẫn ngồi chơi cờ, tán gẫu với các cụ, các cụ bớt cô đơn hẳn.
Mỗi lần như vậy, em đều tự hào vô cùng. Bố chính là người mà em ngưỡng mộ nhất. Bố không chỉ là chỗ dựa vững chắc cho gia đình em mà còn là người luôn nhẹ nhàng dạy cho em nhiều bài học đạo lý làm người, sống đúng đắn và nhân hậu. Em luôn cảm thấy mình may mắn rất nhiều khi được trưởng thành trong sự bảo vệ yêu thương của bố mẹ.
Bài văn mẫu số 5
Đối với em gia đình vô cùng thiêng liêng. Bởi ở đó có những người thân mà em luôn yêu quý. Nhưng người mà em yêu quý nhất chính là bố của mình.
Năm nay bố em bốn mươi hai tuổi. Bố cao khoảng 1m80. Làn da ngăm đen vì những buổi luyện tập trên thao trường hàng giờ đồng hồ. Em yêu nhất là đôi mắt bố. Dưới hàng lông mày rậm là đôi mắt to, luôn ánh lên sự yêu thương và quan tâm đến mọi người. Nhìn vào ánh mắt ấy em cảm nhận được cả một bầu trời yêu thương. Mỗi khi mắc lỗi, ánh mắt ấy lại ánh lên sự nghiêm nghị khiến em phải tự nhìn nhận lại bản thân để rút kinh nghiệm và không phạm phải sai lầm nữa. Nhưng những khi em vấp ngã, thất bại khi đã cố gắng hết sức thì bố cũng không hề trách móc, ánh mắt lại toát lên sự bao dung, động viên và an ủi để em vững bước. Trán của bố em cao vuông. Chính vầng trán ấy đã bao đêm thao thức, suy tư để tìm ra những hướng giải quyết hay cho gia đình. Theo năm tháng thì mái tóc bố đã dần pha sương. Bão tố cuộc đời đã in hằn trên mái đầu với những mái tóc điểm bạc và những nếp nhăn trên khuôn mặt vuông chữ điền.
Sau giờ làm việc ở cơ quan về, bố em còn thích chăm sóc cây cối. Nhờ có sự chăm sóc tận tình của bố, mà cây cối trong vườn đều xanh tốt. Bố còn rất hay thức tới khuya để làm thêm một số công việc tăng thu nhập cho gia đình. Em hiểu bố phải vất vả vì chúng em lắm. Nhưng bố chẳng quản khó khăn để cả gia đình có một cuộc sống tốt hơn. Bố thường nói với mẹ em rằng, dù cực khổ mấy cũng chịu được, miễn là nhìn thấy chúng em ngoan ngoãn, siêng năng học hành là ba đã vui rồi. Bây giờ em đã hiểu được câu nói: “Công cha như núi Thái Sơn” có ý nghĩa như thế nào.
Có những lúc rảnh, bố em thường đưa chúng em đi chơi, dạy chúng em học bài. Thỉnh thoảng bố còn kể chuyện cho chúng em nghe nữa. Nhờ có những lời khuyên của bố mà hai chị em đã có thêm nhiều bài học hơn. Nếu như mẹ là người ân cần chu đáo tần tảo sớm hôm lo cho gia đình thì bố lại chính người đàn ông đầy nghị lực, gánh vác mọi công việc lớn nhỏ trong nhà.
Bố là trụ cột trong gia đình. Là người mà em yêu thương và luôn kính trọng. Em sẽ luôn ghi nhớ những lời dạy của bố để có thể trở thành một người sống có ích.
Bài văn mẫu số 6
Gia đình - hai tiếng đầy thiêng liêng và trang trọng. Không giống như mẹ luôn dịu dàng chăm sóc. Bố lại luôn nghiêm khắc dạy dỗ. Nhưng đối với em, bố là người mà em cảm thấy yêu mến và kính trọng nhất.
Bố em năm nay đã bốn mươi hai tuổi. Dáng người cao, nhưng khá đầy đặn. Làn da của bố rám nắng bởi hàng ngày phải làm việc nhiều dưới ánh nắng mặt trời. Mọi người thường nói em rất giống bố ở khuôn mặt nhỏ nhắn, vầng trán cao, đôi mắt đen láy và hiền từ. Giọng nói của bố trầm và nụ cười ấm áp khiến em luôn cảm thấy hạnh phúc khi được gần bên bố. Đôi bàn tay của bố thô ráp, em biết đó là những dấu vết của thời gian, của bao vất vả bố đã hi sinh để lo lắng cho chúng em một cuộc sống đủ đầy hơn.
Bố em làm nghề lái xe, công việc của bố là chuyển những chuyến hàng đi đến khắp mọi miền tổ quốc. Vì vậy, bố thường xuyên phải xa nhà. Mỗi khi có ngày nghỉ, bố lại dành thời gian ở bên gia đình. Bố luôn lo lắng và rất thương hai mẹ con em. Bố luôn dặn em phải chăm chỉ học hành, không được làm mẹ buồn và lo lắng. Mỗi lần đi xa về, bố đều tặng em những món quà nhỏ từ những miền đất nơi bố đã từng đi qua. Em rất thích thú khi được nghe bố kể về quê hương đất nước Việt Nam vô cùng tươi đẹp và rộng lớn. Đó là động lực thôi thúc em cố gắng học tập thật tốt để tương lai có thể đặt chân đến mọi miền tổ quốc.
Những lúc không phải làm việc, bố thường đưa em đi chơi. Hoặc khi em đạt được danh hiệu học sinh giỏi, bố sẽ mua cho em những món đồ chơi, sách vở, quần áo mà em thích. Không chỉ vậy, bố cũng dạy em rất nhiều điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Bố của em giống như người thầy với những lời khuyên bổ ích, người cho em động lực và niềm tin để vượt qua mọi giây phút buồn vui. Bố vừa là một người thầy, vừa là một người bạn của em vậy.
Em cảm thấy bố là một người cha tuyệt vời. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để bố luôn cảm thấy tự hào về mình. Em rất yêu bố của mình.
Bài văn mẫu số 7
Trong cuộc sống, tình cảm gia đình là đáng trân trọng nhất. Bởi những người thân luôn yêu thương, bảo vệ chúng ta. Và người yêu thương, gắn bó với em nhất chính là bố.
Bố em năm nay đã bốn mươi lăm tuổi. Dáng người cao nhưng hơi gầy. Những dấu vết của thời gian đã in hằn trên khuôn mặt của bố. Khuôn mặt vuông chữ điền, mái tóc cắt ngắn đã điểm vài sợi bạc. Làn da ngăm đen vì những tháng ngày vất vả làm việc. Đôi mắt của bố sáng như những vì sao trên bầu trời đêm vậy. Nhưng em thích nhất là đôi bàn tay to lớn, chai sần nhưng tràn đầy ấm áp. Mọi công việc nặng nhọc trong nhà, bố đều làm giúp hai mẹ con.
Bố em là một giáo viên Trung học cơ sở. Bố là giáo viên dạy môn Toán. Mỗi khi có bài tập khó, em thường nhớ bố hướng dẫn. Bố là một người cha nghiêm khắc nhưng cũng rất tâm lí. Mỗi khi rảnh rỗi, bố lại đưa hai mẹ con đi chơi. Bố cũng rất giỏi nấu ăn. Món tủ của bố là sườn xào chua ngọt. Đó cũng là món em thích nhất. Từ nhỏ đến lớn, bố đã dạy cho em rất nhiều điều bổ ích. Bố đã rèn luyện em trở thành một đứa trẻ tự lập, biết yêu thương mọi người xung quanh.
Em vẫn còn nhớ một kỉ niệm hồi năm tuổi. Khi đó, mẹ đi công tác xa. Một hôm, em bị ốm. Bố đã chăm sóc em rất chu đáo. Bố nấu cháo cho em ăn, giúp em uống thuốc. Đến khi mẹ về nhà, em đã khỏe mạnh hoàn toàn. Thời gian qua đi, bố ngày càng có tuổi. Có nhiều lúc đi làm về, em cảm nhận được sự mệt mỏi của bố. Nhưng bố chưa bao giờ than vãn. Mà bố vẫn luôn là điểm tựa vững chắc của hai mẹ con.
Người bố quả thật luôn dành cho con tình yêu thương đặc biệt. Bởi vậy, chúng ta phải luôn dành sự yêu thương và kính trọng cho những người cha của mình.
........ Mời tham khảo thêm tại file tải dưới đây ........
- Lượt tải: 462
- Lượt xem: 172.954
- Dung lượng: 270,5 KB