Bài tham luận về đạo đức tại Đại hội Đoàn (6 mẫu) Bản tham luận rèn luyện đạo đức

Bài tham luận về đạo đức tại Đại hội Đoàn là mẫu bài phát biểu chuyên sâu của Đoàn viên trước Đại hội về các thực trạng còn tồn tại về đạo đức và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện phẩm chất của các bạn đoàn viên.

Với 6 bài tham luận về đạo đức ngắn gọn mà Download.vn đăng tải dưới đây sẽ giúp các bạn nhanh chóng có nhiều nguồn tham khảo để biết cách chuẩn bị bài tham luận hay. Để bài tham luận về đạo đức đúng chuẩn người làm tham luận thường thì sẽ phải đưa ra các yêu cầu cụ thể hay đưa ra các kiến nghị và những giải pháp để thực hiện. Ngoài ra để buổi Đại hội Chi đoàn được diễn ra thành công tốt đẹp các bạn xem thêm mẫu báo cáo tổng kết, tham luận Đại hội Chi đoàn, cũng như phương hướng Đại hội Chi đoàn.

Tham luận về đạo đức ngắn gọn - Mẫu 1

"Kính thưa Đoàn chủ tịch!

Kính thưa các quý vị đại biểu!

Kính thưa các thầy giáo cô giáo cùng toàn thể các bạn đoàn viên thân mến!

Hôm nay trong buổi Đại hội Đoàn trường tôi rất vinh dự thay mặt cho các đoàn viên của Chi đoàn 11 Văn đóng góp một số ý kiến tham luận về vấn đề rèn luyện đạo đức của đoàn viên, thanh niên trong nhà trường.

Kính thưa đoàn chủ tịch, thưa toàn thể Đại hội!

Một con người được đánh giá dựa trên 2 yếu tố tri thức và đạo đức. Nếu tri thức là con thuyền thì đạo đức là bánh lái, nếu tri thức là chiến mã, thì đạo đức là dây cương. Với đạo đức, tri thức sẽ hướng thiện bởi đạo đức là cội nguồn, là gốc rễ như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, cây phải có gốc, không gốc thì cây héo, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng là người vô dụng.

Cùng với sự trưởng thành của mỗi cá nhân, nền tảng đạo đức được hình thành, phát triển từ sớm và có khuynh hướng trở thành bản chất cố định, khó thay đổi. Vì vậy việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là vô cùng quan trọng.

Là những đoàn viên ưu tú, nhìn chung các bạn học sinh của trường THPT ........ đã có ý thức trong việc tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, có những cách ứng xử thông minh, đúng mực, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức của nhà trường và xã hội. Là số đông, tuy nhiên đó lại chưa phải là tất cả. Vẫn còn tồn tại đâu đó những biểu hiện chưa đẹp, chưa tốt của một số học sinh :

Thứ nhất là vấn đề Văn hóa ứng xử trong nhà trường:

Như chúng ta đã biết: Mối quan hệ trường học, đặc biệt là mối quan hệ giữa thầy và trò là mối quan hệ được xây dựng trên cơ sở của sự lắng nghe và tôn trọng. Nhưng nhìn cảnh một cơ số các bạn học sinh đi ngang qua các thầy cô giáo, các cán bộ công nhân viên chức trong nhà trường mà không chào, giả vờ ngó lơ rồi nhìn đi chỗ khác khiến ai cũng phải tự hỏi: Tinh thần “Tôn sư trọng đạo’’ của những học sinh đó đang ở đâu? Đa số các hành vi trên xuất phát từ suy nghĩ: Không phải thầy cô của mình thì không cần chào. Hãy bác bỏ ngay quan niệm sai lầm đó trước khi nó bén rễ vào sâu trong tiềm thức của mỗi học sinh. Bên cạnh đó còn có hiện tượng một số học sinh lại cho rằng các thầy cô chưa tâm lý, công bằng trong cách ứng xử, từ đó nảy sinh ra những định kiến sai lệch, đi xa hơn là những phát ngôn bồng bột, thiếu suy nghĩ. Mỗi quyết định của thầy cô đều có lí do và có sự cân nhắc kĩ lưỡng xuất phát từ tâm huyết của nhà giáo và sự quan tâm, mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với học trò của mình. Là một người học sinh, hãy giữ đúng cương vị của mình, luôn tôn trọng các thầy cô giáo và cư xử sao cho đúng mực. Hãy để cho những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường là quãng thời gian tươi đẹp nhất của tuổi học trò. Đừng để những giây phút bồng bột khiến mình phải ân hận, luyến tiếc.

Thứ hai là vấn đề thể hiện bản thân:

Những học sinh dưới mái trường THPT ........ đều là những hạt nhân xuất sắc hội tụ đầy đủ các yếu tố về tài năng, thành tích học tập…Vì vậy tâm lí muốn thể hiện mình là điều hoàn toàn có thể hiểu được. Nhưng nếu loay hoay đi tìm một cách thật cá biệt để thể hiên bản thân mình, cố gắng chứng tỏ cái tôi của mình bằng những hành động lời lẽ không hay, thiếu tôn trọng thì hoàn toàn không nên. Thay vì vậy hãy chọn cho mình sở trường, thế mạnh về học tập, văn nghệ, thể dục thể thao để phát huy chứng tỏ mình. Đó mới thực sự là cách tốt nhất để để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng thầy cô và mọi người. Bởi vì chúng ta luôn ngưỡng mộ và ấn tượng với những Vũ Xuân Trung, những Trần Hồng Quân với nụ cười trên môi cùng những huy chương vàng danh giá chứ không phải là bất kì ai khác với những cách ăn mặc không phù hợp hay những phát ngôn thiếu suy nghĩ, thiếu tôn trọng.

Thứ ba là vấn đề văn hóa phát ngôn trên mạng xã hội:

Chưa bao giờ sự kết nối giữa mọi người với nhau lại trở nên dễ dàng hơn thế nhờ có mạng xã hội. Nhưng cũng chính cái thế giới ảo không luật lệ, không ràng buộc pháp lý ấy lại vô tình trở thành nơi mà con người ta nghiễm nhiên đặt quyền tự do ngôn luận của mình lên vị trí tối cao. Và khi ranh giới giữa tự do ngôn luận và việc phát ngôn tùy tiện trở nên mờ nhòe sẽ kéo theo những hậu quả khôn lường. Các thầy cô trong nhà trường luôn tạo cho các bạn học sinh rất nhiều cơ hội để có thể bày tỏ suy nghĩ, đóng góp, ý kiến của mình. Bởi vậy, thay vì đem tất cả những bức xúc của cá nhân mình vào những dòng trạng thái vô thưởng vô phạt trên mạng xã hội, nếu bạn có bất kì ý kiến hay đóng góp gì với nhà trường, hãy mạnh dạn bày tỏ với các thầy cô giáo chịu trách nhiệm trong lĩnh vực đó. Các thầy cô sẽ luôn sẵn lòng giúp bạn giải đáp những thắc mắc, và thậm chí hiện thức hóa những giải pháp mà bạn đề đạt. Mạng xã hội mở ra một thế giới ảo nhưng để lại hậu quả thật. Bạn luôn phải chịu trách nhiệm với bất cứ một lời bình luận hay động thái nào của mình trên mạng xã hội. Vì vậy trước khi hành động hãy cân nhắc và suy xét một cách kĩ lưỡng. Đừng để những phát ngôn của mình ảnh hưởng tới danh dự và uy tín của bất kì một cá nhân hay tập thể nào khác.

Cuối cùng là vấn đề văn hóa giao thông:

Chấp hành luật pháp luôn là những bài học quan trọng mà các học sinh được học trong những giờ học trên lớp trong các hoạt động đoàn thể của nhà trường. Tuy nhiên vẫn còn một số các bạn học sinh còn chưa nghiêm túc trong việc chấp hành luật lệ an toàn giao thông. Phần lớn các bạn học sinh trong trường sử dụng phương tiên đi lại là xe đạp điện nhưng trong đó, còn một số bộ phận học sinh chưa có ý thức đội mũ bảo hiểm khi sử dụng loại phương tiện này. Có một số học sinh đã bị lực lượng chức năng nhắc nhở và gửi danh sách về nhà trường làm ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín của nhà trường. Trước khi nhìn nhận pháp luật như là một công cụ để giữ gìn trật tự xã hội hãy coi trọng luật pháp như một cách để bảo vệ sự an toàn cho chính bản thân mình và những người xung quanh.

Ở đây tôi đề cập đến văn hóa giao thông như một khía cạnh nhỏ tiêu biểu cho văn hóa ứng xử ngoài đời sống xã hội. Nhìn chung, không chỉ trong nhà trường mà khi bước chân ra ngoài xã hội, mỗi học sinh cũng phải biết cách để ứng xử với mọi người, ứng xử trước các tình huống đời sống một cách thông minh, khéo léo, phù hợp với các chuẩn mực đạo đức.

Trường THPT ........ là môi trường tốt để mỗi đoàn viên vừa có thể tích lũy tri thức vừa có thể trau dồi, rèn luyện đạo đức. Học cách để trưởng thành cũng chính là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Mình là ai, mình nên làm gì, mình phải làm thế nào để trở thành người tốt, có đức, có tài, có ích cho xã hội. Là học sinh của ngôi trường có bề dày thành tích như trường THPT ........, hãy sống để quan tâm, để sẻ chia, để học hỏi, luôn có ý thức trau dồi phấn đấu vươn lên cả trong học tập lẫn trong quá trình hoàn thiện đạo đức nhân cách. Để mãi xứng đáng và tự hào là một CTBer.

Trên đây là một vài ý kiến tham luận của tôi về vấn đề rèn luyện đạo đức của đoàn viên thanh niên trong nhà trường, rất mong nhận được sự góp ý của các đồng chí để bản tham luận được hoàn chỉnh hơn.

Cuối cùng tôi xin chúc Đoàn chủ tich, các quý vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo mạnh khỏe, thành đạt! Chúc các bạn đoàn viên gặt hái được nhiều thành tích cao hơn nữa trong học tập, rèn luyện đạo đức tốt! Chúc đại hội đoàn trường thành công tốt đẹp! Tôi xin trân trọng cảm ơn!"

Bài tham luận đạo đức tại Đại hội Đoàn - Mẫu 2

Kính thưa các quí vị đại biểu!

Thưa toàn thể hội nghị!

Tôi hoàn toàn nhất trí với bản báo cáo tổng kết năm học....... của đ/c. - BT chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường cũng như các ý kiến tham luận đã được trình bày trước hội nghị. Được sự phân công của BGH, với vai trò là TPT Đội của nhà trường, tôi xin có một vài ý kiến tham luận nhỏ về vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh.

Thưa toàn thể hội nghị!

Như chúng ta đã biết, đạo đức là một lĩnh vực của ý thức xã hội, là một mặt trong hoạt động xã hội của con người, thực hiện chức năng hết sức quan trọng là điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó trong hoạt động giáo dục đạo đức học sinh không thể xem nhẹ và tách rời giữa giáo dục của nhà trường với gia đình và xã hội nhằm góp phần hình thành nhân cách của học sinh.

Trường THCS........ hiện có 498 em với 16 lớp. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản vẫn có nhiều khó khăn trong công giáo dục đạo đức học sinh. Qua thực tiễn làm công tác TPT Đội, tôi đã nhận thấy những thuận lợi và khó khăn như sau:

* Thuận lợi:

- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của các ban ngành đoàn thể các cấp.

- Tập thể sư phạm nhà trường có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao đối với công tác giáo dục đạo đức học sinh; rất nhiều thầy cô giáo luôn luôn trăn trở, tìm mọi biện pháp để giáo dục học sinh chậm tiến về đạo đức tiến bộ vươn lên.

- Hội cha mẹ học sinh rất nhiệt tình và thường xuyên phối hợp, chăm lo đến các hoạt động của nhà trường, nhất là công tác giáo dục đạo đức học sinh.

- Nhiều học sinh được giáo dục tốt ở gia đình, ở trường Tiểu học; rất nhiều em có ý thức, tư cách đạo đức tốt làm hạt nhân tốt ở các tập thể học sinh các lớp.

- Phần lớn các em học sinh đều ngoan, có ý thức trong học tập và rèn luyện, vâng lời ông bà, cha mẹ và thầy cô; có tinh thần giúp đỡ bạn, có lòng nhân ái; xây dựng được quan hệ tình bạn trong sáng lành mạnh.

* Khó khăn:

- Đối với học sinh THCS, ở độ tuổi mà tâm sinh lý lứa tuổi bắt đầu phát triển, các em có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, bắt chước, thích giao lưu tìm hiểu,…; trong khi đó các kiến thức về hiểu biết xã hội, gia đình, về pháp luật còn rất hạn chế. Do đó các em chưa có ý thức về trách nhiệm với hành vi của mình, nên dễ dẫn đến vi phạm nội quy, qui định của nhà trường, của Đội, thậm chí vi phạm pháp luật.

- Do thực tế phát triển môi trường xã hội nên ít nhiều các em cũng chịu tác động của các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội trong nền kinh tế thị trường.

- Một số phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến giáo dục con em, còn nuông chiều, tin tưởng thái quá vào con em mình hoặc có tư tưởng phó mặc cho nhà trường; thậm chí có phụ huynh còn bất lực trước con cái.

- Một bộ phận nhỏ học sinh chưa có ý thức phấn đấu rèn luyện, vi phạm nội qui của trường, của Đội; có học sinh vi phạm một vài lần, có học sinh vi phạm có hệ thống. Vi phạm nội quy với các lỗi thường gặp: đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, hút thuốc lá; nói tục, chửi thề, trộm cắp tài sản, bỏ học, trốn giờ, bỏ nhà đi lang thang, vi phạm luật giao thông (tụ tập ngoài cổng trường và ngã ba đường giờ tan học), chưa có ý thức bảo vệ tài sản trường lớp và một số vi phạm khác....

Từ thực trạng trên, tôi xin có một vài đề xuất, kiến nghị nhỏ về vấn đề giáo dục đạo đức học sinh:

(1)- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua giữa các tập thể và cá nhân nhằm tạo sự chuyễn biến sâu rộng cả về nhận thức và hành động, góp phần hạn chế và đẩy lùi các hiện tượng vi phạm đạo đức ở học sinh. Ban chỉ huy Liên đội và Chi đội phải làm tốt công tác xếp loại và đánh giá thi đua các lớp hành tuần, hàng tháng. Công tác thi đua phải chính xác, công tâm, kích thích được phong trào. Vừa đánh giá, vừa thể nghiệm và dần hoàn chỉnh các tiêu chí thi đua.

(2)- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tác hại của các vi phạm đạo đức, các tệ nạn; phổ biến tuyên truyền pháp luật (luật giáo dục, luật giao thông đường bộ, ...); tổ chức học tập, quán triệt cho học sinh về nội quy của nhà trường, của Đội vào đầu năm học, vào giờ chào cờ đầu tuần và giờ sinh hoạt lớp.

(3)- Tăng cường công tác tự quản của các tập thể lớp, chi đội thông qua vai trò cố vấn của giáo viên chủ nhiệm. Thông qua tập thể và giáo dục bằng tập thể, giáo dục bằng dư luận, giáo dục cảm hoá bằng tình bạn sẽ có tác dụng tích cực giúp học sinh điều chỉnh hành vi của mình.

(4)- Đề cao vai trò trách nhiệm của GVCN, bởi GVCN là người thay mặt nhà trường chịu trách nhiệm về toàn bộ các mặt hoạt động của lớp; chỉ có GVCN là cầu nối tin cậy nhất với nhà trường và phụ huynh. Vì vậy GVCN vừa đề cao trách nhiệm, vừa có tình thương, bao dung, độ lượng và nghiêm minh, công bằng; vừa có tính chủ động sáng tạo để giáo dục học sinh nhất là đối tượng HS chậm tiến. GVCN phải có kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh; hàng tuần, hàng tháng phải có nhận xét, đánh giá, xếp loại cụ thể về từng mặt cho từng học sinh, chỉ cho mỗi HS thấy được từng mặt mạnh mặt yếu và có khen chê kịp thời; không nên có định kiến hẹp hòi với học sinh; nếu định kiến hẹp hòi sẽ làm cho các em mất niềm tin, bi quan, chán nản. Bên cạnh đó giữa GVCN và phụ huynh phải có mối quan hệ mật thiết, thường xuyên thông tin về tình hình học tập rèn luyện của các em để bàn biện pháp phối hợp giáo dục.

(5)- Tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Văn nghệ, TDTT, ngoại khoá,…Thông qua các hoạt động này sẽ giúp cho học sinh nâng cao nhận thức, lớn khôn thêm cả thể xác lẫn tâm hồn. Trong hoạt động này cần lưu ý kết hợp hài hoà giữa: "Học mà chơi, chơi mà học" theo đúng định hướng giáo dục.

(6)- Cần tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường- gia đình- xã hội. Muốn làm tốt, có hiệu quả phải có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất về phương pháp tác động; thường xuyên cập nhật thông tin nhiều chiều để biết về tình hình học tập và rèn luyện của học sinh.

(7)- Cần thi hành xử lí kỉ luật học sinh vì kỷ cương nghiêm minh của nhà trường; việc thi hành kỉ luật cũng là cần thiết để vừa xử lí học sinh vi phạm, vừa răn đe, nhắc nhở những em khác. Bên cạnh đó cần có sự khen thưởng, động viên kịp thời và thường xuyên những tập thể và các nhân tiêu biểu, kích thích sự tiến bộ của các em

Trên đây là một vài ý kiến tham luận nhỏ của cá nhân tôi về vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đ/c để bản tham luận của tôi hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, tôi xin kính chúc các quí vị đại biểu, các đ/c mạnh khỏe, hạnh phúc. Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.

Bài tham luận đạo đức tại Đại hội Đoàn - Mẫu 3

Kính thưa Đoàn chủ tịch!

Kính thưa các quý vị đại biểu!

Kính thưa các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các bạn đoàn viên thân mến!

Lời đầu tiên tôi xin trân trọng kính chúc Đoàn chủ tịch, các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo mạnh khoẻ, hạnh phúc. Chúc các bạn đoàn viên đoàn kết học tập tốt và hoàn thành xuất sắc các hoạt động do Đoàn trường tổ chức.

Hôm nay, trong buổi Đại hội Đoàn trường, tôi rất vinh dự thay mặt cho chi đoàn … có vài ý kiến tham luận về vấn đề rèn luyện đạo đức của đoàn viên, thanh niên trong nhà trường.

Kính thưa Đoàn chủ tịch! Thưa toàn thể đại hội!

Chủ Tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người thì phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng là người vô dụng!”. Bác Hồ ta đã nói thật chí lí về tầm quan trọng của đạo đức con người.

Một con người có thể nói là được cấu thành bởi 2 yếu tố: Tri thức và đạo đức.

Nếu tri thức là một cỗ xe thì đạo đức là vô lăng, nếu tri thức là chiến mã thì đạo đức là dây cương. Với đạo đức, tri thức sẽ hướng thiện. Một người không có tri thức cùng lắm là gây hại một cách vô ý, còn một người không có đạo đức thì cố ý, cố tình hãm hại người khác.

Nền tảng đạo đức được hình thành rất sớm từ những năm tháng đầu đời, nó có khuynh hướng trở thành bản chất cố định, khó thay đổi. Chính vì vậy, chúng ta cần phải tự rèn luyện tu dưỡng đạo đức của chính mình từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.

Chúng ta đang sống trong thời đại mới - thời đại văn minh, khoa học, nhất là sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin đã làm cho cuộc sống con người ngày càng được nâng cao. Nhưng bên cạnh đó là sự cạnh tranh kinh tế quyết liệt để tìm kiếm lợi nhuận không tính đến hậu quả về văn hóa, xã hội do thế mà các giá trị văn hóa bị thương mại hóa. Phim ảnh, sách, báo với nội dung không lành mạnh tràn ngập, tuyên truyền, cổ vũ cho lối sống thực dụng, khoái lạc, bạo lực và hận thù,… Vai trò cá nhân được đề cao quá mức làm xuất hiện chủ nghĩa cá nhân cực đoan. Tính cộng đồng biến tướng thành chủ nghĩa biệt phái, cục bộ…Đáng tiếc thay, khi các giá trị đạo đức đang bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, duy vật chất. Hơn nữa, giới trẻ ngày nay chạy theo lối sống hưởng thụ, mà họ cho là hợp thời, là sành điệu; họ bỏ qua những giá trị đạo đức truyền thống đã trở thành nền tảng cốt yếu của con người. Vấn đề này đặt ra thách thức lớn cho các nhà giáo dục cũng như những người có trách nhiệm. Trong bản tham luận của tôi ngày hôm nay, tôi xin được nhắc đến một số biểu hiện còn chưa đẹp, một số cách ứng xử còn chưa tốt trong một số bộ phận học sinh THPT chúng ta.

Là chưa đẹp, chưa tốt ở chỗ nào?

Vâng, thứ nhất là vấn đề “Tôn sư, trọng đạo”

Ta đều biết: mối quan hệ trường học, quan hệ giữa thầy và trò luôn được xây dựng trên cơ sở lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng. Nhưng rất nhiều học sinh than phiền rằng thầy cô không tâm lý trong cách ứng xử, mong muốn ở thầy cô một cách nhìn nhận thông cảm, tôn trọng hơn…Đó là một mong muốn chính đáng. Nhưng nghĩ lại thì, ta phải xét xem chính những người học sinh đó đã biết tôn trọng thầy cô của mình hay chưa, khi mà gặp thầy cô bạn chỉ biết giương mắt ra nhìn không chào một câu, khi mà bạn mặc kệ thầy cô giảng bài bên trên còn bạn vẫn ngang nhiên nói chuyện, làm việc riêng, sử dụng điện thoại trong giờ học nhắn tin cho nhau, mà thậm chí còn có cả bạn đánh những giấc ngủ ngon lành ngay bên dưới. Thử hỏi: sự tôn trọng thầy cô thể hiện ở đâu? Từ chính cái nhìn bồng bột, thiếu suy nghĩ của học trò mà tình thầy trò rạn vết. Bạn vi phạm nội qui thì bạn phải chịu phạt. Rất hiển nhiên vì đó là nội quy, kỉ luật của nhà trường. Nếu thầy cô có trách mắng thì cũng là lẽ thường chỉ bởi thầy cô luôn lo lắng, mong muốn điều tốt đẹp nhất cho bạn mà thôi. Vì thế, các bạn đừng bao giờ để những phút giây bồng bột khiến bạn phải hối hận, luyến tiếc.

Thứ hai là vấn đề “ Thể hiện cá tính bản thân mình”

Tuổi thiếu niên luôn có tâm lý muốn thể hiện mình. Nhưng vấn đề là thể hiện như thế nào cho phù hợp mới thật sự quan trọng. Đa số bạn cố gắng chọn cho mình những sở trường, thế mạnh học tập, văn nghệ, thể dục thể thao để phát huy, chứng tỏ mình…

Nhưng một vài cá biệt lại có những cách khác thật kỳ cục, lạ lùng để thể hiện cá tính, thể hiện bản thân. Thực tế cho thấy, hiện nay một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ thích tạo cho mình một phong cách riêng không giống ai để tự khẳng định mình là người của thời đại mới (thời đại @)). Từ cái kiểu ăn mặc lập dị theo kiểu Âu, Mĩ hay Hàn Quốc, một số bạn nam thì quần bò kiểu cách rách nát, một số bạn nữ thì mặc áo không cổ, khoét nách. Rồi vẫn còn đó những mẫu tóc kiểu cách, sành điệu hay những cái đầu màu mè xanh đỏ, tím vàng thật khó chấp nhận khi vẫn đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường. Đâu mất rồi cái thơ ngây hồn nhiên của tuổi niên thiếu! Đâu mất rồi cái cung cách lịch sự, tế nhị, thanh lịch của tuổi học trò! Thật quá sai lầm khi nghĩ rằng cá tính là phải lập dị khác người như thế!

Chúng ta phải công nhận vẻ ngoài của một con người khá là quan trọng. Nhưng tôi nghĩ các bạn vẫn không quên những ý nghĩa cao đẹp trong bộ quần áo đồng phục xóa đi khoảng cách giàu nghèo, sang hèn, tạo sự tự tin cho những người bạn có hoàn cảnh khó khăn, tạo sự hòa đồng cho tất cả mọi người. Có thể gia đình bạn giàu có, được sống trong nhung lụa còn gia đình tôi thì không. Có thể cuộc sống của tôi và bạn hoàn toàn cách biệt nhau nhưng khi bước chân vào trường học thì chúng ta hoàn toàn bình đẳng. Chẳng có một qui định nào cho phép bạn nghĩ rằng bạn của mình không đáng được tôn trọng chỉ vì cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn. Không biết bạn nghĩ sao chứ riêng tôi, tôi sẽ vô cùng tự hào khi khoác trên người bộ đồng phục mang tên ngôi trường thân yêu của mình.

Thứ ba là vấn đề Sử dụng ngôn từ của đoàn viên thanh niên

Việc sử dụng ngôn từ trong giao tiếp hàng ngày của đoàn viên, thanh niên còn rất nhiều điều phải bàn, có nhiều bạn vẫn hay nói tục, chửi bậy, ngôn từ sử dụng chat chit nhắn tin xa lạ đã dần đánh mất dần sự trong sáng của tiếng Việt, không những làm mất đi năng lực cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ văn hóa dân tộc mà còn đánh mất ý thức về tinh thần tự tôn, lòng tự hào của dân tộc mình.

Thứ tư là vấn đề Mạng internet, mạng xã hội ảo đôi khi lại là con dao hai lưỡi

Chúng ta không thể phủ nhận những những giá trị của khoa học công nghệ hiện đại mang lại, những tri thức của nhân loại được chia sẻ tới khắp mọi nơi từ khi có internet. Nhưng bên cạnh đó sự xâm nhập ngày càng nghiêm trọng của các sản phẩm văn hóa phẩm độc hại vào đời sống chúng ta cũng là một nguyên nhân nghiêm trọng làm cho một bộ phận giới trẻ suy nghĩ lệch lạc, gây ra hủy hoại đạo đức xã hội. Hiện nay không ít đoàn viên thanh niên đang chìm đắm trong thế giới ảo mà quên đi đời sống thực tại của chính mình. Vẫn còn xuất hiện nhiều hiện tượng đoàn viên thanh niên nghiện chat chít, nghiện Facebook, nghiện game online v.v… mà quên đi nhiệm vụ quan trọng là học tập và tu dưỡng rèn luyện bản thân mình, phụ giúp bố mẹ, ông bà trong các công việc nhỏ trong gia đình như nấu cơm, quét dọn nhà cửa, …

Biết rằng: “Giới trẻ là tương lai của nhân loại”. Nhưng đối diện với thực tế thì ai cũng thấy lo lắng cho tương lai ấy.

Vấn đề thứ năm mà tôi muốn nói đến là “nạn bạo lực học đường” đang trở nên nhức nhối khi gần đây học sinh lôi kéo bè, kéo cánh để đánh nhau (cả trai, lẫn gái),

Nhiều nơi thậm chí đã xảy ra việc hành hung cả thầy cô giáo, rồi con giết cha, anh giết em; trẻ vị thành niên cũng gây ra nhiều vụ án mạng. Những hành vi tàn bạo này được đăng trên mặt báo chỉ là tảng băng nổi, thực tế còn nhiều hơn nữa. Cách đây không lâu người ta choáng váng vì một đoạn video clip nữ sinh đánh bạn đăng tải trên Internet. Trong clip này, một cô bé đang bị một nữ sinh tóc ngắn vừa đánh tới tấp vừa chửi tục với kiểu "dạy dỗ" rất “anh chị”. Trong khi đó, nhiều học sinh khác ngồi chễm chệ ở ghế đá và thản nhiên nhìn vụ đánh hội đồng này rút điện thoại ra quay lại và đưa lên mạng internet. Một thái độ vô cảm, vô cảm không thể ngờ được! Sau đó, dư luận lại đau lòng và kinh hãi trước tình trạng gia tăng bạo lực học đường của nữ sinh Việt Nam được phản ánh liên tục trên các phương tiện truyền thông. Những lời hay ý đẹp nhường chỗ cho thứ ngôn ngữ tục trần rất thiếu khiếm nhã trên ngay cửa miệng của họ, những ứng xử văn minh, lịch sự biến mất, thay vào đó là hành động như những kẻ vô học, đại ca ngoài đường phố vậy không ai chấp nhận được.

Chẳng có một qui định nào cho phép bạn đối xử bạo lực với bạn của mình để giải quyết những xích mích bất đồng rất khó tránh khỏi. Nhưng các bạn hãy nhớ không có chuyện gì không thể giải quyết bằng lời nói, không có chuyện gì đáng để chúng ta bất hòa và cũng không khi nào, chẳng ở đâu bạo lực được phép tồn tại cả. Bạo lực là điều mà pháp luật cấm.

Thứ sáu là vấn đề “Ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông”

Nói đến đây, ta thấy chấp hành luật pháp luôn là những bài học quan trọng mà các học sinh được học trong những giờ trên lớp, trong các hoạt động đoàn thể trong nhà trường. Tuy nhiên có nhiều học sinh còn thiếu ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông. Mỗi giờ tan trường ta thường bắt gặp hình ảnh cổng trường đùn ra như một tổ mối vỡ, nhiều bạn ko về ngay mà còn đứng lại gây ra ách tắc tại cổng trường, rồi còn có cả những học sinh ngồi ba, bốn lao vút trên xe máy mà không đội mũ bảo hiểm gì cả, nếu đi xe đạp thì thì dàng hàng ngang đùa giỡn trên quốc lộ mà không biết theo sau mình là những nguy hiểm đang rình rập. Cũng chính lẽ đó mới xảy ra những vụ tai nạn thương tâm.

Thứ bảy là vấn đề “Tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách”

Con người ta đến được với nhau thì hành trang không thể thiếu chính là lòng yêu thương và sự tha thứ. Chúng ta còn cần phải học rất nhiều, hãy học cách sống tôn trọng chính mình, sống tôn trọng người khác. Gạt bỏ đi những ích kỉ cá nhân tầm thường và hãy trao yêu thương để nhận lại thương yêu, hãy học các chia sẻ, giúp đỡ những người bạn khó khăn hơn mình. Hãy làm thế nào để ta có thể dõng dạc mà nói rằng “Trường tôi không phải là trường giàu về cơ sở vật chất, nhưng chúng tôi tự hào vì trường của chúng tôi giàu lòng nhân ái”

Đã đến lúc mỗi bạn trẻ chúng ta hãy sống đúng chuẩn mực đạo đức của con người, trau dồi, học hỏi những bài học trong cuộc sống về sự công bằng, bác ái với những người xung quanh và phải có quyết tâm muốn thay đổi chính bản thân mình, học hỏi những tấm gương của những người đạo đức trong xã hội hiện tại. Đã đến lúc chúng ta cần đối mặt với những điều chưa tốt đó và nhìn lại chính bản thân mình. Để trở thành một người văn minh, văn hóa phải có trí thông minh nội tâm, con người phải hiểu chính bản thân con người để có sự tự vấn, giằng xé trong tâm can để vạch rõ cái đúng-sai, cái thiện-ác, để trụ vững trong một xã hội với những biến động không ngừng, mà sự thật-giả đôi khi lẫn lộn!

Vì vậy chúng ta hãy nhận thức đúng ngay từ trong suy nghĩ. Bởi vì danh ngôn có câu:

“Gieo suy nghĩ, gặt hành động; Gieo hành động, gặt thói quen;

Gieo thói quen, gặt tính cách; Gieo tính cách, gặt số phận”

Có thể nói số phận con người khởi đầu từ chính suy nghĩ của bản thân mình.

Suy nghĩ rồi thì chúng phải làm gì, phải hành động ngay đi thôi!

Đừng đợi phải nhìn thấy một nụ cười rồi mới mỉm cười lại.

Đừng đợi khi được yêu thương mới thương yêu.

Đừng đợi khi cô đơn mới nhận ra giá trị của những người bạn.

Đừng đợi một việc thật vừa ý rồi mới bắt đầu làm việc.

Đừng đợi khi có thật nhiều rồi mới chia sẻ đôi chút

Đừng đợi tới khi vấp ngã rồi mới nhớ những lời khuyên

Đừng đợi khi có thật nhiều thời gian rồi mới khởi đầu một công việc

Đừng đợi khi làm người khác buồn lòng rồi mới cố xin lỗi

Đừng đợi vì bạn không thể biết bạn sẽ đợi bao lâu!”

Trên đây là một vài ý kiến tham luận của tôi về vấn đề rèn luyện đạo đức của đoàn viên thanh niên trong nhà trường, rất mong nhận được sự góp ý của các đồng chí để bản tham luận được hoàn chỉnh hơn.

Cuối cùng, một lần nữa tôi xin chúc Đoàn chủ tịch, quí vị đại biểu, các thầy cô giáo mạnh khỏe thành đạt. Chúc các bạn đoàn viên năng động học tập, rèn luyện đạo đức tốt.

Chúc đại hội đoàn trường thành công tốt đẹp. Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Bài tham luận đạo đức tại Đại hội Đoàn - Mẫu 4

"Kính thưa Đoàn chủ tịch!

Kính thưa các quý vị đại biểu!

Kính thưa các thầy giáo cô giáo cùng toàn thể các bạn đoàn viên thân mến!

Hôm nay trong buổi Đại hội Đoàn trường tôi rất vinh dự thay mặt cho các đoàn viên của Chi đoàn ............. đóng góp một số ý kiến tham luận về vấn đề rèn luyện đạo đức của đoàn viên, thanh niên trong nhà trường.

Kính thưa đoàn chủ tịch, thưa toàn thể Đại hội!

Một con người được đánh giá dựa trên 2 yếu tố tri thức và đạo đức. Nếu tri thức là con thuyền thì đạo đức là bánh lái, nếu tri thức là chiến mã, thì đạo đức là dây cương. Với đạo đức, tri thức sẽ hướng thiện bởi đạo đức là cội nguồn, là gốc rễ như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, cây phải có gốc, không gốc thì cây héo, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng là người vô dụng.

Cùng với sự trưởng thành của mỗi cá nhân, nền tảng đạo đức được hình thành, phát triển từ sớm và có khuynh hướng trở thành bản chất cố định, khó thay đổi. Vì vậy việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là vô cùng quan trọng.

Là những đoàn viên ưu tú, nhìn chung các bạn học sinh của trường ............. đã có ý thức trong việc tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, có những cách ứng xử thông minh, đúng mực, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức của nhà trường và xã hội. Là số đông, tuy nhiên đó lại chưa phải là tất cả. Vẫn còn tồn tại đâu đó những biểu hiện chưa đẹp, chưa tốt của một số học sinh :

Thứ nhất là vấn đề Văn hóa ứng xử trong nhà trường:

Như chúng ta đã biết: Mối quan hệ trường học, đặc biệt là mối quan hệ giữa thầy và trò là mối quan hệ được xây dựng trên cơ sở của sự lắng nghe và tôn trọng. Nhưng nhìn cảnh một cơ số các bạn học sinh đi ngang qua các thầy cô giáo, các cán bộ công nhân viên chức trong nhà trường mà không chào, giả vờ ngó lơ rồi nhìn đi chỗ khác khiến ai cũng phải tự hỏi: Tinh thần “Tôn sư trọng đạo’’ của những học sinh đó đang ở đâu? Đa số các hành vi trên xuất phát từ suy nghĩ: Không phải thầy cô của mình thì không cần chào. Hãy bác bỏ ngay quan niệm sai lầm đó trước khi nó bén rễ vào sâu trong tiềm thức của mỗi học sinh. Bên cạnh đó còn có hiện tượng một số học sinh lại cho rằng các thầy cô chưa tâm lý, công bằng trong cách ứng xử, từ đó nảy sinh ra những định kiến sai lệch, đi xa hơn là những phát ngôn bồng bột, thiếu suy nghĩ. Mỗi quyết định của thầy cô đều có lí do và có sự cân nhắc kĩ lưỡng xuất phát từ tâm huyết của nhà giáo và sự quan tâm, mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với học trò của mình. Là một người học sinh, hãy giữ đúng cương vị của mình, luôn tôn trọng các thầy cô giáo và cư xử sao cho đúng mực. Hãy để cho những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường là quãng thời gian tươi đẹp nhất của tuổi học trò. Đừng để những giây phút bồng bột khiến mình phải ân hận, luyến tiếc.

Thứ hai là vấn đề thể hiện bản thân:

Những học sinh dưới mái trường ............. đều là những hạt nhân xuất sắc hội tụ đầy đủ các yếu tố về tài năng, thành tích học tập…Vì vậy tâm lí muốn thể hiện mình là điều hoàn toàn có thể hiểu được. Nhưng nếu loay hoay đi tìm một cách thật cá biệt để thể hiện bản thân mình, cố gắng chứng tỏ cái tôi của mình bằng những hành động lời lẽ không hay, thiếu tôn trọng thì hoàn toàn không nên. Thay vì vậy hãy chọn cho mình sở trường, thế mạnh về học tập, văn nghệ, thể dục thể thao để phát huy chứng tỏ mình. Đó mới thực sự là cách tốt nhất để để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng thầy cô và mọi người. Bởi vì chúng ta luôn ngưỡng mộ và ấn tượng với những Vũ Xuân Trung, những Trần Hồng Quân với nụ cười trên môi cùng những huy chương vàng danh giá chứ không phải là bất kì ai khác với những cách ăn mặc không phù hợp hay những phát ngôn thiếu suy nghĩ, thiếu tôn trọng.

Thứ ba là vấn đề văn hóa phát ngôn trên mạng xã hội:

Chưa bao giờ sự kết nối giữa mọi người với nhau lại trở nên dễ dàng hơn thế nhờ có mạng xã hội. Nhưng cũng chính cái thế giới ảo không luật lệ, không ràng buộc pháp lý ấy lại vô tình trở thành nơi mà con người ta nghiễm nhiên đặt quyền tự do ngôn luận của mình lên vị trí tối cao. Và khi ranh giới giữa tự do ngôn luận và việc phát ngôn tùy tiện trở nên mờ nhòe sẽ kéo theo những hậu quả khôn lường. Các thầy cô trong nhà trường luôn tạo cho các bạn học sinh rất nhiều cơ hội để có thể bày tỏ suy nghĩ, đóng góp, ý kiến của mình. Bởi vậy, thay vì đem tất cả những bức xúc của cá nhân mình vào những dòng trạng thái vô thưởng vô phạt trên mạng xã hội, nếu bạn có bất kì ý kiến hay đóng góp gì với nhà trường, hãy mạnh dạn bày tỏ với các thầy cô giáo chịu trách nhiệm trong lĩnh vực đó. Các thầy cô sẽ luôn sẵn lòng giúp bạn giải đáp những thắc mắc, và thậm chí hiện thức hóa những giải pháp mà bạn đề đạt. Mạng xã hội mở ra một thế giới ảo nhưng để lại hậu quả thật. Bạn luôn phải chịu trách nhiệm với bất cứ một lời bình luận hay động thái nào của mình trên mạng xã hội. Vì vậy trước khi hành động hãy cân nhắc và suy xét một cách kĩ lưỡng. Đừng để những phát ngôn của mình ảnh hưởng tới danh dự và uy tín của bất kì một cá nhân hay tập thể nào khác.

Cuối cùng là vấn đề văn hóa giao thông:

Chấp hành luật pháp luôn là những bài học quan trọng mà các học sinh được học trong những giờ học trên lớp trong các hoạt động đoàn thể của nhà trường. Tuy nhiên vẫn còn một số các bạn học sinh còn chưa nghiêm túc trong việc chấp hành luật lệ an toàn giao thông. Phần lớn các bạn học sinh trong trường sử dụng phương tiện đi lại là xe đạp điện nhưng trong đó, còn một số bộ phận học sinh chưa có ý thức đội mũ bảo hiểm khi sử dụng loại phương tiện này. Có một số học sinh đã bị lực lượng chức năng nhắc nhở và gửi danh sách về nhà trường làm ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín của nhà trường. Trước khi nhìn nhận pháp luật như là một công cụ để giữ gìn trật tự xã hội hãy coi trọng luật pháp như một cách để bảo vệ sự an toàn cho chính bản thân mình và những người xung quanh.

Ở đây tôi đề cập đến văn hóa giao thông như một khía cạnh nhỏ tiêu biểu cho văn hóa ứng xử ngoài đời sống xã hội. Nhìn chung, không chỉ trong nhà trường mà khi bước chân ra ngoài xã hội, mỗi học sinh cũng phải biết cách để ứng xử với mọi người, ứng xử trước các tình huống đời sống một cách thông minh, khéo léo, phù hợp với các chuẩn mực đạo đức.

Trường ............. là môi trường tốt để mỗi đoàn viên vừa có thể tích lũy tri thức vừa có thể trau dồi, rèn luyện đạo đức. Học cách để trưởng thành cũng chính là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Mình là ai, mình nên làm gì, mình phải làm thế nào để trở thành người tốt, có đức, có tài, có ích cho xã hội. Là học sinh của ngôi trường có bề dày thành tích như trường ............., hãy sống để quan tâm, để sẻ chia, để học hỏi, luôn có ý thức trau dồi phấn đấu vươn lên cả trong học tập lẫn trong quá trình hoàn thiện đạo đức nhân cách. Để mãi xứng đáng và tự hào là đoàn viên giỏi.

Trên đây là một vài ý kiến tham luận của tôi về vấn đề rèn luyện đạo đức của đoàn viên thanh niên trong nhà trường, rất mong nhận được sự góp ý của các đồng chí để bản tham luận được hoàn chỉnh hơn.

Cuối cùng tôi xin chúc Đoàn chủ tịch, các quý vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo mạnh khỏe, thành đạt! Chúc các bạn đoàn viên gặt hái được nhiều thành tích cao hơn nữa trong học tập, rèn luyện đạo đức tốt! Chúc đại hội đoàn trường thành công tốt đẹp! Tôi xin trân trọng cảm ơn!"

Bài tham luận đạo đức tại Đại hội Đoàn - Mẫu 5

Kính thưa Đoàn chủ tịch!

Kính thưa các quý vị đại biểu!

Kính thưa các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các bạn!

Lời đầu tiên tôi xin trân trọng kính chúc Đoàn chủ tịch, các qúy vị đại biểu, các thầy cô giáo mạnh khoẻ, hạnh phúc, chúc các bạn đoàn kết học tập tốt và hoàn thành xuất sắc các hoạt động do Đoàn trường tổ chức.

Hôm nay, trong buổi Đại hội Đoàn trường, tôi rất vinh dự thay mặt cho chi đoàn có vài ý kiến tham luận về vấn đề đạo đức trong học đường.

Kính thưa Đoàn chủ tịch!

Thưa toàn thể Đại hội!

Không chỉ ở hiện tại mà ở cả quá khứ, con người luôn chú trọng giữ gìn và bảo vệ truyền thống đạo đức tốt đẹp. Rất nhiều bài phát biểu của các bạn học sinh, chúng ta nghe thấy những lời hứa tu dưỡng và rèn luyện đạo đức. Vậy, đạo đức là gì? Theo tôi, đạo đức là những phép tắc thông thường do xã hội đặt ra, quy định cách cư xử giữa người này với người khác và từng người đối với xã hội. Thời gian trôi đi, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống từng ngày đổi thay, những chuẩn mực về đạo đức thì chắc chắn sẽ tồn tại mãi, tồn tại vĩnh hằng cùng thời gian.

Hiện nay, trong thời kỳ hội nhập, sánh vai với thanh niên thế giới, nhìn chung, tầng lớp thanh niên Việt Nam đã có những cách cư xử thông minh và đúng mực, tôn trọng chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, là số đông nhưng đó không phải là tất cả. Trong bản tham luận của mình ngày hôm nay, tôi xin được nhắc đến một số biểu hiện chưa đẹp, một số cách cư xử chưa tốt của một số bộ phận học sinh trong lứa tuổi PTTH như chúng ta.

Kính thưa Đoàn chủ tịch!

Thưa toàn thể Đại hội!

Nói tới trường học là nói tới thầy giáo, cô giáo, nói tới học sinh. Mối quan hệ thầy trò giữa giáo viên và học sinh là mối quan hệ được xây dựng trên cơ sở lắng nghe, tôn trọng.

Học trò chúng ta luôn mong muốn một cách nhìn nhận thông cảm, một cách ứng xử tâm lý từ phía thầy cô. Đã có không ít học sinh than phiền về mức độ tôn trọng học sinh của thầy cô giáo, luôn miệng đòi hỏi. Những người học sinh đó đã chắc chắn về sự tôn trọng của mình đối với thầy cô hay chưa, khi mà: Mặc kệ thầy cô giảng bài trên bảng, họ vẫn nói chuyện, làm việc riêng dưới lớp.

Tình thầy trò cũng có những phút giây sóng gió. Soi vào những vết rạn trong quan hệ thầy trò, có thể thấy, điều khiến thầy trò xa nhau xuất phát từ cái nhìn bồng bột thiếu suy nghĩ trong học trò. ở tập thể đều phải có nội quy để giữ gìn kỷ cương bền vững. Bạn phải chịu phạt nếu không làm đúng theo nội quy ấy. Nói chuyện trong lớp nhiều lần, đã được thầy cô nhắc nhở, cảnh báo nhiều vẫn tiếp tục thì đương nhiên bạn phải chấp hành kỷ luật của trường lớp đó là nội quy. Hãy nhớ, mối quan hệ tốt phải bắt nguồn từ hai phía. Là học trò bạn phải giữ đúng cương vị học trò, đừng bao giờ để những phút giây bồng bột khiến bạn phải hối hận, luyến tiếc.

Kính thưa Đoàn chủ tịch!

Thưa toàn thể Đại hội!

Làm gì để chứng tỏ bản thân mình và khả năng của mình là câu hỏi của không ít học trò Việt. Ai cũng cố gắng chọn cho mình những lĩnh vực, sở trường, học hành, nghiên cứu, phát minh, công tác xã hội hay kinh doanh. Nhưng cũng có một vài trường hợp cá biệt, một vài cá nhân đặc biệt đã chọn cho mình một cách khá kỳ quặc để khẳng định bản thân mình, thể hiện cá tính. Là học sinh đang học tập và rèn luyện đạo đức trong nhà trường nhưng bạn lại hành động như đại ca, như những kẻ vô học ngoài xã hội, những lời nói không phù hợp với lứa tuổi, những cách ăn mặc lập dị khác bạn bè. Thật đáng tiếc đã được một vài người trong số chúng ta chấp nhận. Nếu như bạn nghĩ rằng: Cá tính phải là khác người, nhất nhất phải khác người mới là mốt, là hợp thời thì suy nghĩ của bạn là hoàn toàn sai. Các bạn còn nhớ không? Những ý nghĩa cao đẹp trong bộ quần áo đồng phục xoá đi khoảng cách giàu nghèo, sang hèn, tạo sự tự tin cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn, tạo sự hòa đồng cho tất cả mọi người. Có thể gia đình bạn giàu có còn gia đình tôi thì không, có thể bạn sống trong nhung lụa còn tôi thì không, cuộc sống của tôi và bạn có thể hoàn toàn cách biệt nhưng khi đã bước chân vào trường học thì tôi và bạn là như nhau, chúng ta hoàn toàn bình đẳng. Bạn làm được điều này thì tôi cũng có thể, bạn làm được điều kia thì tôi cũng được làm.

Chẳng có một quy định nào cho phép bạn nghĩ rằng bạn của mình không đáng được tôn trọng chỉ vì cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn cuộc sống của người bạn kia. Chẳng có một quy định nào cho phép bạn đối xử bạo lực với bạn của mình để giải quyết những xích mích - việc bất đồng ý kiến là rất khó tránh khỏi. Nhưng các bạn hãy nhớ, không có chuyện gì không thể giải quyết bằng lời nói, không có chuyện gì đáng để chúng ta bất hòa, cũng chẳng khi nào bạo lực được phép tồn tại.

Đối với những con người nói chung và đối với những học sinh nói riêng mối quan hệ bạn bè là phần tất yếu của cuộc sống, vui vì bạn, sống tích cực nhờ bạn nhưng đôi khi buồn cũng vì bạn. Đã bao giờ bạn nghe thấy cụm từ “tẩy chay" chưa? Khởi nguồn từ một cách nghĩ nông cạn, thiếu rộng lượng, không muốn chấp nhận những bạn bè không giống mình, nạn tẩy chay rất đáng xấu hổ đang diễn ra với bạn bè ta trong chốn học đường. Lợi dụng, lôi kéo, dựa dẫm những thành viên ngại va chạm để bao vây, cấm vận, cô lập mọi người. Tẩy chay bạn mình là một cách hành xử hoàn toàn thiếu văn minh và không công bằng là một hình thức của tệ nạn bắt nạt trong học đường, nó ít nhiều có tính chất khủng bố tinh thần người khác.

Đối với tôi, cuộc sống là tập hợp của những mối quan hệ, mối quan hệ với gia đình, với nhà trường và với toàn xã hội. Con người với con người để có thể đến bên nhau, cùng hội nhập thì hành trang không thể thiếu chính là lòng yêu thương và sự tha thứ. Cần gạt bỏ đi những sự ích kỷ cá nhân và chúng ta cũng cần phải học nhiều lắm, học cách sống có người khác, sống cho người khác và sống tôn trọng người khác, học cách cho yêu thương để nhận yêu thương và cách quan tâm đến mọi người.

Tuổi của chúng ta đã muộn để gọi là nhóc con và không còn sớm để nói chuyện trưởng thành. Đã từ lâu lắm rồi chúng ta giã từ ngôi nhà ấm cúng nhất, rời xa những âu yếm trong lòng mẹ và mái ấm gia đình là cầu nối chúng ta với học đường và với cả xã hội. Khi chúng ta lớn lên thì những mối quan của chúng ta cũng lớn lên. Đã đến lúc chúng ta phải đối mặt với những điều chưa tốt đẹp, chưa lương thiện trong chính cuộc sống đa dạng xung quanh chúng ta. Chúng ta cần biết rằng nói dối là ăn cắp niềm tin của bạn bè, quay cóp là ăn cắp trí tuệ, bắt nạt bạn là ăn cắp sự bình đẳng, thỏa hiệp với cái xấu là ăn cắp sự minh bạch tự trọng.

Đạo đức trong đời sống học đường với tôi đây không phải là một vấn đề dễ dàng đưa ra ý kiến. Quan niệm rằng: Đạo đức là cách xử sự giữa người với người, người với xã hội, tôi cho rằng chẳng có phép màu nào ngoài ý chí và tình thương yêu đồng loại của con người có thể giữ gìn và phát huy chuẩn mực đạo đức từ muôn đời.

Đừng đợi phải nhìn thấy một nụ cười rồi mới mỉm cười lại.

Đừng đợi khi được yêu thương mới yêu thương

Đừng đợi khi cô đơn rồi mới nhận ra giá trị của những người bạn

Đừng đợi một việc thật vừa ý rồi mới bắt đầu vào làm việc

Đừng đợi khi có thật nhiều rồi mới chia sẽ đôi chút

Đừng đợi tới khi vấp ngã rồi mới nhớ những lời khuyên

Đừng đợi khi có thật nhiều thời gian rồi mới khởi đầu một công việc

Đừng đợi đến khi làm người khác buồn lòng rồi mới có xin lỗi

Đừng đợi vì bạn không thể biết bạn sẽ đợi bao lâu

Trên đây là một vài ý kiến tham luận của tôi về vấn đề đạo đức trong học đường. Các ý kiến còn có nhiều thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận được những lời góp ý của các bạn về vấn đề này.

Cuối cùng, một lần nữa tôi xin kính chúc Đoàn chủ tịch, các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo mạnh khoẻ, hạnh phúc, chúc các bạn đoàn kết học tập tốt.

Chúc Đại hội thành công tốt đẹp!

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tham luận về tư tưởng, đạo đức, lối sống - Mẫu 6

Từ xa xưa ông cha ta rất coi trọng về đạo đức, các qui định chuẩn mực. Bất cứ việc gì cũng có trên, có dưới, có tôn ti, trật tự. Trong giáo dục, đạo đức luôn được đặt lên hàng đầu: “Tiên học lễ hậu học văn". Hồ Chủ Tịch đã dạy:”Dạy cũng như học phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, là cái gốc quan trọng, nếu không có đạo đức cách mạng thì tài cũng vô dụng”. Do đó trong nhà trường, giáo dục đạo đức , lối sống là một công tác rất quan trọng nhằm đạt mục tiêu giáo dục tiểu học : ”Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ và các kĩ năng cơ bản để học tiếp trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động”.

Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ của nhà trường là giáo dục cho học sinh ở hai mặt chính: Đức dục và Trí dục. Đức dục và Trí dục phải được tiến hành song song và đồng bộ. Giáo dục Đức dục là việc giáo dục cho học sinh nhân cách sống, biết yêu quê hương, đất nước, con người, biết cách cư xử lễ phép với mọi người xung quanh, sống và làm việc theo pháp luật, hiểu và tôn trọng tập tục truyền thống của ông cha, biết điều hay lẽ phải, tránh những thói hư tật xấu, biết yêu thương giúp đỡ người kém may mắn hơn ...

Ngày nay, theo đà phát triển đi lên của xã hội, đạo đức của học sinh cũng có nhiều thay đổi. Theo nhận định chung thì đạo đức của thanh thiếu niên, đặc biệt là ở học sinh sa sút rất nhiều. Chúng ta vẫn thấy học sinh nói tục, chửi bậy, không vâng lời cha mẹ, thầy cô; đánh nhau, trốn học …; học sinh thiếu những kĩ năng sống cơ bản; tư tưởng lệch lạc , sống không có lý tưởng . Đạo đức , lối sống, tư tưởng của học sinh ngày càng đi xuống bởi nhiều lý do nhưng nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế thị trường làm cho mọi người trong xã hội bận rộn nhiều với công việc, với những toan tính để làm giàu mà lãng quên đi một việc hết sức quan trọng là gần gũi, giáo dục nhân cách cho con cái trong gia đình. Mặt khác có lẽ do chúng ta chưa tìm ra những giải pháp tốt có hiệu quả trong việc giáo dục chuẩn mực đạo đức cho học sinh khi xã hội ngày càng phát triển và thay đổi như hiện nay. Do đó một nhiệm vụ hết sức quan trọng đặt ra cho nhà trường , đó là: song song với việc giáo dục Trí dục phải nghiên cứu, tìm hiểu thực tế để tìm ra những giải pháp tốt nhất, những kinh nghiệm giáo dục có hiệu quả nhất để cùng nhau giáo dục lớp trẻ trở thành những người tốt, có ích cho xã hội .

Bản thân tôi và các đồng chí đều là những giáo viên hàng ngày trực tiếp giảng dạy, giáo dục học sinh; hơn nữa chúng ta còn là những đảng viên, lực lượng tiên phong trong nhà trường. Trước thực trạng về việc xuống cấp trong đạo đức, lối sống của học sinh hiện nay, mỗi chúng ta đều cảm thấy trăn trở và đều thấy được vai trò trách nhiệm của mình trong đó. Qua quá trình trải nghiệm công tác và giảng dạy của bản thân, trong bản tham luận này , tôi cũng mạnh dạn tham góp một số ý kiến để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống và lí tưởng cách mạng cho học sinh.

Thứ nhất, mỗi đồng chí giáo viên phải làm tốt vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý học sinh. Là người hiểu rõ học sinh hơn ai hết. Việc hình thành nhân cách và những hành vi tốt, xấu của học sinh đều phụ thuộc vào quá trình giáo dục của GVCN. Chẳng hạn như: học sinh đánh nhau, trốn học, không học bài, làm bài, nghịch ngợm vv…GVCN đều nắm rất rõ.
Do đó ngay từ đầu năm học, GVCN phải thường xuyên chú ý đến hành vi của từng học sinh. Qua công việc hàng ngày ,GVCN kiểm tra việc học, việc thực hiện nội qui trường, lớp của học sinh. Từ đó, kịp thời uốn nắn sửa chữa khi học sinh có thái độ, hành vi đạo đức không tốt.

Thứ hai, cần lồng ghép giảng dạy đạo đức, lối sống, kĩ năng sống và lý tưởng cách mạng cho HS thông qua các môn học.

Như chúng ta đã biết, một trong những chức năng của quá trình dạy học là truyền thụ tri thức và hình thành phẩm chất đạo đức cần thiết cho học sinh, bất cứ một bài học nào ở trường phổ thông cũng có tính giáo dục sâu sắc. Tuy nhiên, hiệu quả giáo dục của mỗi giờ dạy còn phụ thuộc vào cách truyền thụ của giáo viên.

Đối với môn Đạo đức

Chương trình môn Đạo đức được xem là một phương tiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, pháp luật cho học sinh một cách trực tiếp, hoàn chỉnh và sâu sắc. Mỗi giáo viên khi dạy môn Đạo đức cần làm cho những tri thức đạo đức, những chuẩn mực về hành vi đạo đức có trong bài học được thấm sâu, bền vững, trở thành kĩ năng sống, thói quen hàng ngày của mỗi học sinh.
- Đối với các môn khác như Tiếng việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lý.vv…đều có tri thức giáo dục đạo đức, kỹ năng sống và lý tưởng cách mạng trong từng bài học. Do đó, nhiệm vụ của giáo viên là phải làm sao cung cấp những tri thức này cho các em một cách phù hợp. VD: Ở môn Tiếng việt, giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương, yêu đất nước, con người thông qua từng bài Tập đọc. Môn Lịch sử , giáo dục cho học sinh về truyền thống hào hùng của dân tộc, biết ơn Đảng, ơn Bác Hồ; giáo dục học sinh tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc ta. Môn Khoa học, môn Kỹ thuật, rèn cho HS kỹ năng sống cơ bản hàng ngày.
Thứ ba, tổ chức có hiệu quả các tiết hoạt động tập thể và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Việc giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống và lý tưởng cách mạng cho HS sẽ đạt hiệu quả rất nhiều nếu giáo viên tổ chức tốt các tiết HĐTT và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Thông qua các tiết học này, GV tạo cơ hội cho HS được nói, được trình bày trước lớp, HS được trình bày ý kiến quan điểm của bản thân về gia đình, bạn bè. Từ đó, GV có thể hiểu được tâm sinh lý của HS để có biện pháp giáo dục phù hợp . Ngoài ra, thông qua việc tổ chức các sân chơi, các HĐ ngoại khóa , HS được trau dồi các kiến thức, kĩ năng sống cơ bản, tạo cơ hội cho HS được phát triển một cách toàn diện.

Thứ tư, duy trì tốt các buổi chào cờ đầu tuần

Giờ chào cờ vào sáng thứ hai là tiết học quan trọng nhất. Bởi đây là tiết học đánh giá hoạt động đã thực hiện trong tuần của từng chi đội, của nhà trường. Nêu gương và khen ngợi những học sinh tốt, nhắc nhở những HS chưa ngoan. Chính vì vậy, giờ chào cờ đầu tuần có tác dụng giáo dục đạo đức học sinh một cách trực tiếp và có hiệu quả cao. Ngoài ra, khi chào cờ , HS còn được hát Quốc ca, qua đó học sinh được giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và lý tưởng Cách mạng.

Thứ năm, mỗi người giáo viên chúng ta cần phải gương mẫu, hiểu tâm sinh lý của học sinh và có tâm huyết với việc giáo dục HS trở thành những công dân tốt.

Như chúng ta đã biết, đối với học sinh, thầy cô giáo luôn là thần tượng của các em. Các em luôn để ý đến thầy cô, từ cách ăn nói đến những cử chỉ hàng ngày. Hành vi ở trường của thầy cô tác động rất lớn đến việc hình thành nhân cách học sinh. Chúng ta là thầy cô, hơn nữa còn là những người Đảng viên, vì vậy mỗi bản thân chúng ta phải luôn trau dồi đạo đức, tác phong, không ngừng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để trở thành tấm gương sáng cho HS noi theo. Ngoài ra thầy cô cần phải đặt mình vào vị trí của học sinh, phải hiểu được tâm sinh lý của các em để có những phương pháp giáo dục đúng đắn, phù hợp cho từng đối tượng học sinh. Chúng ta phải có sự hòa nhập và hợp tác với các em, ta vừa là các thầy cô, vừa là những người bạn đồng thời cũng vừa là những nhà tư vấn tâm lý đáng tin cậy để các em có thể chia sẽ những vui buồn và những bế tắc trong cuộc sống, trong học tập , trong các mối quan hệ bạn bè và xã hội khác.

Thứ sáu, phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh.
Như ta đã biết hiện nay việc giáo dục đạo đức cho học sinh không còn là việc của riêng nhà trường nữa mà phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Có như vậy chúng ta mới làm tốt công tác giáo dục và thực hiện tốt đường lối “Xã hội hóa giáo dục” của Đảng và Nhà Nước đề ra. Một ngày có 24 giờ nhưng học sinh chỉ ở trường hơn 6 giờ . Thứ bảy, chủ nhật học sinh đều ở nhà. Chưa kể hai tháng hè. Do đó ta thấy thời gian học sinh sống, tiếp xúc cùng các thành viên trong gia đình, với xã hội nhiều hơn là với thầy cô giáo. Việc hình thành nhân cách học sinh cũng phụ thuộc phần lớn từ phía gia đình và xã hội. Chính vì vậy, GV cần phải thường xuyên liên hệ với PHHS bằng sổ liên lạc, bằng thư mời hoặc qua điện thoại để thông báo tình hình học sinh có những biểu hiện chưa tốt cho phụ huynh nắm được. Từ đó phối kết hợp với phụ huynh để tìm ra biện pháp giáo dục tốt nhất.Bên cạnh đó việc phối kết hợp các tổ chức bên ngoài nhà trường để giáo dục Đạo đức học sinh là việc làm cũng rất quan trọng vì môi trường sống xung quanh của học sinh tốt thì học sinh mới trở thành người tốt được.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 422
  • Lượt xem: 40.604
  • Dung lượng: 346,8 KB
Sắp xếp theo