Bài dự thi viết về tấm gương “Dân vận khéo” năm 2024 11 Mẫu bài viết tấm gương dân vận giỏi mới nhất
TOP 11 Bài dự thi viết về tấm gương “Dân vận khéo” năm 2024 đặc sắc nhất, mang tới thật nhiều ý tưởng cho các bạn nhanh chóng hoàn thiện bài dự thi viết về tấm gương điển hình dân vận khéo năm 2024 của mình.
Mỗi bài dự thi là một tấm gương dân vận khéo trong thực tế cho các bạn học tập, noi theo. Cuộc thi viết về điển hình “Dân vận khéo” năm 2024 - Hội thi Dân vận khéo là sự kiện quan trọng nhằm đánh giá trình độ và năng lực làm công tác dân vận của đội ngũ cán bộ, Đảng viên. Vậy mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Bài dự thi viết về tấm gương “Dân vận khéo” năm 2024
- Tấm gương nhà giáo dân vận khéo
- Bài dự thi điển hình "Dân vận khéo"
- Bài dự thi viết về tấm gương “Dân vận khéo” - Mẫu số 1
- Bài dự thi viết về tấm gương “Dân vận khéo” - Mẫu số 2
- Bài dự thi viết về tấm gương “Dân vận khéo” - Mẫu số 3
- Bài dự thi viết về tấm gương “Dân vận khéo” - Mẫu số 4
- Bài dự thi viết về tấm gương “Dân vận khéo” - Mẫu số 5
- Bài dự thi viết về tấm gương “Dân vận khéo” - Mẫu số 6
- Bài dự thi điển hình “Dân vận khéo" - Mẫu số 7
- Bài dự thi điển hình “Dân vận khéo" - Mẫu số 8
- Bài dự thi điển hình “Dân vận khéo" - Mẫu số 9
Tấm gương nhà giáo dân vận khéo
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Ðảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết “Dân Vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Mấy chục năm qua, những lời Bác dạy đã trở thành ý thức chính trị và là phương châm hành động cách mạng cho mỗi cán bộ, Đảng viên. Theo Bác, phải làm dân vận với tất cả mọi người, khơi dậy lòng yêu nước trong mỗi một con người, không để sót một ai, người nào cũng là đối tượng tranh thủ, vận động. Làm được việc đó, chính là thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”.
Xuyên suốt chiều dài lịch sử, những điều Bác chỉ dạy luôn là kim chỉ nam để chúng ta học tập. “Dân vận” luôn đóng vai trò quan trọng không chỉ trong đời sống vật chất mà còn là phương châm sống cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trong đời sống tinh thần. Ý thức được vai trò quan trọng này, Ban giám hiệu trường mầm non Thạch Cầu rất quan tâm tới công tác “dân vận”. Trong những năm qua, có rất nhiều tấm gương dân vận khéo đã đóng góp cho thành tích của nhà trường. Một trong những tấm gương đó là cô giáo Nguyễn Thị Phượng – Tổ trưởng chuyên môn trường mầm non Thạch Cầu.
Cô giáo Nguyễn Thị Phượng sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Long Biên giàu truyền thống hiếu học. Từ nhỏ cô đã mang trong mình ước mơ lớn lên làm cô giáo. Chính vì vậy, cô đã không ngần ngại mà chọn cho mình nghề giáo viên. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm, năm 2009 cô xin vào trường mầm non Long Biên đến năm 2016 tách ra thành trường mầm non Thạch Cầu công tác để có thể cống hiến cho quê hương Cô giáo Nguyễn Thị Phượng – Tổ trưởng chuyên môn, Bí thư chi đoàn- UVBCH công đoàn - giáo viên trường mầm non Thạch Cầu, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.
Cô Phượng đã có hơn 10 năm gắn bó với nghề. Với nhiều năm là tổ trưởng chuyên môn, đồng chí luôn thể hiện phong cách làm việc khoa học, sáng tạo, tỷ mỉ. Trong công việc đồng chí luôn là người tâm huyết, nhiệt tình, đầy trách nhiệm. Đồng chí luôn sát sao, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho từng thành viên trong tổ trau dồi, phát huy năng lực chuyên môn của bản thân trong những buổi sinh hoạt chuyên môn, đồng chí luôn đưa ra những lời góp ý chân thành, chính xác kèm theo đó là những ý kiến gợi mở, động viên thúc đẩy chị em giáo viên không ngừng rèn luyện, phấn đấu để nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân, khuyến khích giáo viên sáng tạo, chủ động học tập, áp dụng các phương pháp, hình thức dạy học mới trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt đồng chí luôn dành nhiều sự quan tâm, giúp đỡ với những giáo viên mới vào nghề, giáo viên gặp khó khăn về chuyên môn để đáp ứng xu thế đổi mới giáo dục mầm non hiện nay. Triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc” của Bộ Giáo dục và Đào tạo với tiêu chí xây dựng môi trường sáng - xanh - sạch đẹp - an toàn - thân thiện, đồng chí đã tập trung tâm huyết hướng dẫn các lớp xây dựng môi trường giáo dục trong lớp, ngoài lớp đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho tất cả trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi, phù hợp với thực tế, trẻ vui vẻ, thích thú đến với lớp học.
Hơn 10 năm qua, trên cương vị là tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm - một chặng đường dài đầy gian nan nhưng ngập tràn những niềm vui không bao giờ kể hết. Cô đã dành cả tuổi thanh xuân để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, dành cả tuổi trẻ để chăm sóc dạy dỗ các con.
Bằng sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ của đồng nghiệp, sự yêu mến của học trò,… cô luôn hoàn thành xuất sắc công việc mà nhà trường giao cho. Cô đã đạt được nhiều thành tích trong công tác và giảng dạy như: Năm học.... đạt giải nhất hội thi “ thiết kế bài giảng điện tử cấp trường” và được tham gia hội thi “ thiết kế bài giảng điện tử và phần mềm dạy học năm học ..... cấp Quận”. Tham gia hội thi thiết kế bài giảng E-learning: Đạt giải nhất cấp trường, được gửi đi cấp Quận năm..... Sáng kiến kinh nghiệm đạt loại A cấp trường, được gửi đi cấp Quận. Đạt giáo viên giỏi cấp quận năm ...... Đạt giải nhất trong đợt thi giáo viên giỏi cấp trường thiết kế bài dạy Elearning năm..... Khen thưởng bí thư chi đoàn hoàn thành xuất sắc trong công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi phường Long Biên năm.....
Cô luôn thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Cô luôn đi đầu gương mẫu trong mọi hoạt động của nhà trường, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, không quản ngại khó khăn vất vả, luôn hỗ trợ, giúp đỡ chị em đồng nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ thi cử hay các chuyên đề của trường mong muốn trường đạt được những thành tích cao nhất. Cô thường xuyên chia sẻ với chị em đồng nghiệp về ứng dụng công nghệ thông tin, một số phần mềm soạn giảng mới hay chia sẻ về xây dựng bài giảng Elearning rất tận tình và chu đáo
Với vai trò là Bí thư đoàn thanh niên luôn năng động, sáng tạo, nhiệt tình, cô luôn quan tâm đến các chị em đồng nghiệp trong trường, luôn tìm hiểu phối hợp nắm bắt được những hoàn cảnh và tâm tư của các đoàn viên trong trường, phối hợp cùng công đoàn giúp đỡ động viên chị em mọi lúc mọi nơi. Cô rất chân tình, luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ các chị em trong trường có những hoàn cảnh khó khăn. Những năm qua, cùng với tập thể, Đoàn thanh niên cô đã tích cực tham mưu, đề xuất với Cấp ủy, phối hợp và xin ý kiến chỉ đạo của Hiệu trưởng để làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp giữa đoàn thanh niên và công đoàn trường bằng những việc làm rất thiết thực như: tạo điều kiện để môi trường làm việc được cải thiện, được tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, tham quan kết hợp học tập hiệu quả, vận động chị em học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Cô là một tấm gương “Dân vận khéo” mà tôi luôn học tập và noi theo, dân vận không chỉ tuyên truyền suông bằng sách báo, khẩu hiệu mà phải bằng hành động cụ thể và thiết thực để chị em đồng nghiệp trong nhà trường luôn lấy đó là trọng tâm. Cô là một tấm gương hành động mẫu mực; quan tâm đến việc xây dựng những gương điển hình tiên tiến, tấm gương tốt, trực tiếp động viên khuyến khích cho thế hệ đoàn viên trẻ để có thể tự tin hơn trong mọi hoạt động của nhà trường.
Đối với tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường và cá nhân tôi, cô luôn là một nhà giáo mẫu mực, là một công dân tốt, là một Đảng viên gương mẫu và hơn hết là trưởng ban thanh tra nhân dân xuất sắc. Cô là một gương mặt điển hình chứng minh câu nói của Bác: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” là đúng đắn.
Bài dự thi điển hình "Dân vận khéo"
"Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Đó là câu kết của bài báo “Dân vận” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh viết ngày 15/10/1949 trên báo Sự Thật, số 120. Mấy chục năm đã trôi qua, những lời Bác dạy trong bài báo đó đã trở thành ý thức chính trị và là phương châm hành động cách mạng cho mỗi cán bộ đảng viên, mỗi cơ quan đơn vị và các địa phương trong thời kì đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế .
Là người dân thôn Kim Sơn, xã Lê Thiện, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng ai cũng biết đến bác trưởng thôn Nguyễn Trọng Hoạt - là một người được bà con nhân dân vô cùng tín nhiệm, bởi sự khéo léo trong công tác dân vận đoàn kết cộng đồng. Bác sinh năm 1956, nhưng còn rất khỏe mạnh, nhanh nhẹn và đặc biệt có nhiều đóng góp cho quê hương thôn làng...với chức vụ trưởng thôn từ năm 2016, đến bây giờ là ba nhiệm kì liên tiếp.
Khi gặp gỡ bác, thì chẳng ai nghĩ bác đã 67 tuổi...bởi sự trẻ trung, nhanh nhẹn, năng động và đầy nhiệt huyết đến vậy. Qua tìm hiểu, tôi được biết bác sinh ra trong một gia đình có tới 7 người con, kinh tế khó khăn. Bố mẹ thì ốm yếu, nên ngay từ nhỏ, các anh chị em bác đã tự gồng gánh bươn trải nuôi nhau ăn học. Khi lớn lên, 5 anh em trai của nhà bác đều lên đường bảo vệ Tổ quốc. Hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương, các chàng trai ấy lập gia đình lại tiếp tục hăng hái lao động sản xuất và tham gia các hoạt động đoàn thể để xây dựng quê hương. Vợ chồng bác chăm chỉ làm ăn có tiếng...chọn giống cấy lúa tốt cho năng suất cao, chăn nuôi lợn gà, thả cá làm vườn. Có chút kinh nghiệm quý báu nào là bác đều hướng dẫn bà con làm theo. Vì thế mà tiếng nói của bác với dân làng vô cùng có “trọng lượng”.
Làng tôi nằm sát ngay tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, vì vậy mà thường hay xảy ra những tai nạn đáng tiếc rất thương tâm. Mặc dù bận trăm công nghìn việc trong ngày, nhưng trưởng thôn Nguyễn Trọng Hoạt vẫn sắp xếp thời gian ke giờ tàu chạy để hạ barie giữ an toàn cho những chuyến tàu đi qua thôn Kim Sơn. Bác luôn nhắc nhở người dân, đặc biệt là các cháu học sinh là phải tuyệt đối nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông.
Nhờ đó mà lối rẽ đường tàu đầu làng mấy năm gần đây không hề xảy ra tai nạn đau lòng nữa. Đúng là người cầm “tù và” mà thổi to thì sẽ đem lại bình yên và niềm tin cho dân làng!
Theo chỉ đạo của thành phố, để triển khai xây dựng nông thôn mới, bác đã kết hợp với chi bộ và hội cựu chiến binh khảo sát, vận động nhiều hộ gia đình hiến đất để thực hiện kế hoạch bê tông hóa đường làng ngõ xóm theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Đến nay đã hoàn thiện 100% các con đường được đổ bê tông sạch sẽ và điện chiếu sáng khắp các ngõ xóm phục vụ cho bà con đi lại và đảm bảo an ninh trật tự. Diện mạo thôn Kim Sơn đã “thay da đổi thịt”, không còn mặc cảm ám ảnh bởi mấy câu vè thời xa xưa nữa:
Lên Si, xuống Phí chớ vào Sen (Kim Sơn)
Ăn cơm ba bữa đốt đèn...cả ba !!!
Nhớ lại thời kì đại dịch Covid 19 năm 2020….
Thôn Kim Sơn là vùng giáp gianh với tỉnh Hải Dương, nơi mà vùng dịch đang hoành hành phức tạp, người dân làng tôi với xã Kim Liên lại có mối quan hệ rất khăng khít bởi hai làng đều làm dâu làm rể đã nhiều đời. Nên việc giao lưu đi lại thăm nhau khó tránh khỏi lây nhiễm. Và chốt kiểm dịch Covid đặt ngay vị trí đầu làng được thành phố cực kì chú ý và quan tâm. Xác định được nhiệm vụ và trọng trách này, bác trưởng thôn gần như không có thời gian nghỉ ngơi...Lúc thì thấy bác ở chốt cổng làng, reng…reng…reng nghe điện thoại lại thấy bác phóng xe xuống cuối làng vì có mấy người về quê ngoại ở chợ Si về...Bác lại nhanh chóng chỉ đạo cho tổ chốt khai báo và truy vết dịch, nhắc nhở bà con tự giác khai báo, để còn có biện pháp cách ly theo chỉ đạo. Mệt mỏi là vậy, nhưng không một lời kêu than, bác như con thoi suốt ngày đến tận nửa đêm, nhai tạm miếng bánh mì, ăn bát mì tôm…do mọi người ủng hộ để bám chốt...Đúng là chống dịch như chống giặc! Đôi mắt ấy có lúc nheo lại, thâm quầng vì thức đêm, nhưng sáng ra bác vẫn đùa vui qua làn khẩu trang: Đã vác tù và thì phải thổi chứ...Chị em chúng tôi cùng hỗ trợ ở chốt, nghĩ mà cứ thấy thương bác quá!
Rồi dịch dã cũng dần được đẩy lùi...bác lại bận rộn với biết bao phong trào đang được chi bộ triển khai. Bác thường dựa vào các trưởng xóm để làm nòng cốt để đi vận động ủng hộ hưởng ứng Ngày Thương binh-Liệt sĩ 27/7, ủng hộ các vùng miền bão tố lũ lụt...Trước đây, bà con rất thờ ơ, cứ cho rằng những việc ấy không phải nghĩa vụ của mình. Nhưng sau khi được bác tâm sự (thay cho tuyên truyền) thì mọi người đã thấu hiểu là “Lá lành đùm lá rách” trong hoạn nạn có ý nghĩa nhân văn như thế nào...Thế mới thấy cái tài khéo léo thuyết phục của bác thật là chất phác mà được việc lại hợp lòng dân!
Cái chức trưởng thôn là làm dâu trăm họ...là người “vác tù và hàng tổng” không kể sớm hôm. Bác có thói quen là những lúc rảnh rỗi thường hay đi xe quanh làng, đỗ lại chỗ này ngồi hay vào nhà kia uống chén nước. Nói vậy chứ, không phải bác vào để lấy cớ “buôn chuyện” mà là bác đang đi sâu đi sát hiểu thực tế tình hình trong xóm trong thôn đấy thôi. Ấy thế mới biết được…người hay đổ rác bừa bãi ra đường, ai cứ đi uống rượu say về lại đánh chửi vợ con,...làm nhà lấn đất…cũng gọi “Bác Hoạt ơi...”. Để rồi liệu cơ lựa thời gian thích hợp, bác đến nhà tâm tình khuyên nhủ ...một lần...hai lần...rồi người ta cũng phải “nghe ra” thôi. Chắc hẳn, vợ của bác thấy chồng mình cứ suốt ngày đi, cũng phàn nàn lắm đấy...“Rõ khổ cho ông, ăn cơm nhà vác tù hàng tổng”. Bác lại nhìn vợ cười xòa: thổi tù và mà cho xóm làng được vui...tôi cứ thổi!
Thời còn ở quân ngũ, bác đã làm đến chức trung đội trưởng, đơn vị lại đóng quân nhờ nhà dân, vì vậy mà kinh nghiệm dân vận được bác tích lũy rất nhiều. Đến nay về công tác tại địa phương quê hương, những kĩ năng ấy được bác phát huy và áp dụng vô cùng hiệu quả. Trong suy nghĩ của bác luôn gắn với câu nói của Bác Hồ: “ Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” và câu tục ngữ:
“Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại thành hòn núi cao”.
Bởi thế mà bác đã dựa vào Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi và Đoàn viên thanh niên trong thôn cùng kết hợp tạo thành một khối vững chắc cho các cuộc vận động toàn dân.
Bác thường bộc bạch tâm sự rằng: Muốn vận động được quần chúng thực hiện...trước tiên gia đình mình, con cháu và anh em ruột thịt nhà mình phải gương mẫu thực hiện trước đã, ví dụ như hiến đất mở rộng để làm đường. Nhân dân trong làng ai mà chả biết hộ con trai và em ruột bác tự nguyện hiến đến chục mét vuông, nên bác đi vận động đều được mọi người vui vẻ ủng hộ nhiệt tình.
Một thời gian dài, các phong trào ở địa phương trầm lắng lắm. Nhưng từ khi bác làm trưởng thôn, thì hội đình, hội chùa, hội làng được bác chỉ đạo quan tâm hơn. Vấn đề tâm linh đi vào quỹ đạo tích cực lành mạnh và loại bỏ được hoàn toàn vấn đề hủ tục mê tín dị đoan. Sư thầy, sư sãi và các phật tử cùng dân làng lễ bái, thành tâm cầu cho quốc thái dân an, nhà nhà no đủ.
Trong mắt tôi cũng như bao người dân của thôn Kim Sơn, bác luôn là người mẫu mực, là một công dân tốt, là một “đầy tớ” thực sự của dân, là một lão nông “thổi tù và hàng tổng” xuất sắc nhất, là một dân vận viên ưu tú dám nghĩ, dám làm.
Cá nhân tôi tin tưởng rằng, với những cố gắng nỗ lực cùng những kinh nghiệm quý báu đã tích lũy được, với tài lãnh đạo của mình bác sẽ có những cách làm hay hơn ... đưa chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước càng gần dân, sát dân hơn nữa, để nhân dân tuyệt đối tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng và nhà nước mình.
Trưởng thôn Nguyễn Trọng Hoạt thực sự xứng đáng là một tấm gương “Dân vận khéo” để mọi người và học hỏi và noi theo!
Tôi thầm chúc cho bác có thật nhiều sức khỏe để tiếp tục làm trưởng thôn và công tác dân vận trong những nhiệm kì tiếp theo.
Bài dự thi viết về tấm gương “Dân vận khéo” - Mẫu số 1
Năm 2021, tròn 72 năm Bác Hồ viết tác phẩm “Dân vận”. Đây là tác phẩm có nội dung, ý nghĩa rất to lớn và đóng vai trò quan trọng trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác phẩm “Dân vận” đăng trên báo Sự thật, ngày 15/10/1949. Trong tác phẩm, Bác đã lý giải rất rõ ràng khái niệm “Dân vận là gì?”. Theo Bác, phải làm dân vận với tất cả mọi người, khơi dậy lòng yêu nước trong mỗi một con người, không để sót một ai, người nào cũng là đối tượng tranh thủ, vận động. Làm được việc đó, chính là thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”.
Xuyên suốt chiều dài lịch sử, những điều Bác chỉ dạy luôn là kim chỉ nam để chúng ta học tập. “Dân vận” luôn đóng vai trò quan trọng không chỉ trong đời sống vật chất mà còn là phương châm sống cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trong đời sống tinh thần. Ý thức được vai trò quan trọng này, Ban giám hiệu trường Tiểu học Đại Kim rất quan tâm tới công tác “dân vận”. Trong những năm qua, có rất nhiều tấm gương dân vận khéo đã đóng góp cho thành tích của nhà trường. Một trong những tấm gương đó là cô giáo Cung Thị Bích Diệp – Chủ tịch Công đoàn trường Tiểu học Đại Kim.
Cô giáo Cung Thị Bích Diệp sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Đại Kim giàu truyền thống hiếu học. Từ nhỏ cô đã mang trong mình ước mơ lớn lên làm nghề giáo để nối tiếp truyền thống gia đình. Chính vì vậy, cô đã không ngần ngại mà chọn cho mình nghề cô giáo.
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm, năm 1991 cô xin về ngôi trường “làng” Đại Kim mà mình đã từng theo học để có thể cống hiến cho quê hương – nơi cô mang nặng nghĩa tình. 30 năm qua, trên cương vị là giáo viên chủ nhiệm - một chặng đường dài đầy gian nan nhưng ngập tràn những niềm vui không bao giờ kể hết. Cô đã dành cả tuổi thanh xuân để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, dành cả tuổi trẻ để nâng bước học sinh trưởng thành và xây dựng nên bao ước mơ.
Bằng sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ của đồng nghiệp, sự yêu mến của học trò,… cô luôn hoàn thành xuất sắc công việc mà nhà trường giao cho. Cô đã đạt được nhiều thành tích trong công tác và giảng dạy như: là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm học 2013 – 2014, năm học 2017 – 2018; Đạt lao động tiên tiến năm học 2016 – 2017, năm học 2018 – 2019; Đạt giáo viên giỏi cấp quận năm học 2013 – 2014; đặc biệt cô đã dự thi giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố năm học 2002 – 2003 và đạt giải xuất sắc.
Từ tháng 5/ 2013 đến nay, cô đảm nhiệm vai trò là Chủ tịch Công đoàn. Bằng sự nỗ lực của bản thân, cô luôn thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Có thể nói công tác vận động cán bộ “khéo léo” đã đưa phong trào của Công đoàn của nhà trường đạt được những thành tích đáng kể như: “Có thành tích xuất sắc trong hoạt động công đoàn và phong trào thi đua năm học 2016 – 2017”, Tập thể nữ CBGV đạt danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2018, Công đoàn cơ sở vững mạnh năm học 2018 – 2019. Để có được kết quả nói trên thì công tác “dân vận khéo” mà cô thực hiện rất có hiệu quả.
Cô là một tấm gương “Dân vận khéo” mà tôi luôn học tập và noi theo, dân vận không chỉ tuyên truyền suông bằng sách báo, khẩu hiệu mà phải bằng hành động cụ thể và thiết thực để “anh, em” trong nhà trường luôn lấy đó là trọng tâm. Cô là một tấm gương hành động mẫu mực; quan tâm đến việc xây dựng những gương điển hình tiên tiến, tấm gương tốt, trực tiếp động viên khuyến khích cho thế hệ đoàn viên trẻ để có thể tự tin hơn trong mọi hoạt động của nhà trường.
Những năm qua, cùng với tập thể Ban Chấp hành Công đoàn cô đã tích cực tham mưu, đề xuất với Cấp ủy, phối hợp và xin ý kiến chỉ đạo của Hiệu trưởng để làm tốt công tác chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho đoàn viên Công đoàn bằng những việc làm rất thiết thực như: luôn tạo điều kiện môi trường làm việc được cải thiện, được tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, tạo môi trường tham quan kết hợp học tập hiệu quả. Cô còn vận động đoàn viên tham gia đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, chống lãng phí, tránh xa các tệ nạn xã hội,…. Trong công tác xây dựng Công đoàn, cô có nhiều biện pháp thiết thực để Công đoàn trường Tiểu học Đại Kim đạt danh hiệu Công đoàn vững mạnh như: điều hành, tổ chức các buổi sinh hoạt công đoàn bằng cách phổ biến đầy đủ các văn bản chỉ đạo của Công đoàn cấp trên đến cách thức tổ chức thực hiện; cụ thể hóa các phong trào thi đua yêu nước phù hợp với nhiệm vụ chính trị của trường học; luôn chú trọng đến công tác đánh giá đoàn viên làm việc với tác phong nhà giáo, chấp hành tốt nội quy, quy chế trường học,….
Đối với tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường và cá nhân tôi, cô luôn là một nhà giáo mẫu mực, là một công dân tốt, là một Đảng viên gương mẫu và hơn hết là Chủ tịch Công đoàn xuất sắc. Cô là một gương mặt điển hình chứng minh câu nói của Bác: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” là đúng đắn.
Xin chúc cho cô sẽ luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, luôn rèn luyện bản thân và nhà trường ghi tiếp những trang vàng truyền thống.
Bài dự thi viết về tấm gương “Dân vận khéo” - Mẫu số 2
“KHI CÁN BỘ LÀM NÔNG DÂN”
Mở đầu câu chuyện với tôi, ông ............., Chủ tịch Hội nông dân xã ............. tâm sự: “Cũng là người nông dân thôi, nhưng được nhân dân tin tưởng giao nhiệm vụ, tôi nghĩ bản thân mình cần nỗ lực cống hiến cho nhiều hơn nữa. Khi được lĩnh hội những giá trị về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tôi hiểu rằng nhân dân là tất cả, bản thân người cán bộ nào nếu mất lòng dân thì người đó thất bại. Công tác dân vận, vận động nhân dân là chiếc chìa khóa thành công của mọi công cuộc đổi mới, “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho… Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Chính vì thế, tôi luôn lấy cái lí của người cán bộ, cái tâm của người nông dân để kêu gọi, vận động bà con… ấy thế mà lại thành công…”
Với nhận thức đó, người cán bộ xã ............. đã không ngừng cố gắng, khắc phục khó khăn của bản thân, của địa phương để “thay da đổi thịt” cho mảnh đất Trường Định còn bao gian truân.
Thôn Trường Định là một thôn nằm ở vùng trũng thấp sát sông Cu Đê. Đời sống bà con dựa vào nông nghiệp là chính, “bán lưng cho trời, bán mặt cho đất”. Những năm trước, khi cây cầu chưa xây dựng, việc đi lại của người dân chủ yếu là thuyền đò. Mỗi mùa nước lớn, ông trời cứ như giận ai, nhấn chìm toàn bộ hoa màu của người dân. Dường như Trường Định tách biệt với bên kia vùng đất liền. Chính vì vậy, đời sống bà con còn lắm khó khăn, hộ nghèo cũng nhiều, thất nghiệp cũng nhiều, các phong trào chung của thôn dường như đi vào ngõ cụt.
Mảnh đất tưởng chừng chỉ giậm chân tại sự nghèo khó đã có những khởi sắc bởi bàn tay của người nông dân ấy. Người nông dân khởi đầu với hai bàn tay trắng gầy guộc và một trái tim đầy yêu thương và chân thành, ấy là Chủ tịch Hội nông dân xã kiêm Bí thư thôn Trường Định, đồng chí ..............
Năm..............., chú được đưa về thôn Trường Định giữ chức Bí thư chi bộ, thực hiện phát động xây dựng thôn kiểu mẫu cho xã .............. Những khó khăn, thử thách không đếm xuể. Xác định việc quan trọng, cần thiết ngay lúc này là củng cố, khơi dậy lại hệ thống chính trị ở thôn, chú đã từng bước giật lại sự sống cho chi bộ, các hội đoàn thể; để đến hôm nay các hội đoàn thể liên tục đạt vững mạnh, xuất sắc. Mặc dù ban đầu khi nhận công việc này, chú phải đi vận động từ cá nhân để họ chịu đứng ra làm người đứng đầu. Ai cũng nản chí, ai cũng mệt mỏi, để họ lấy lại nhiệt huyết cống hiến cho cộng đồng là cả một quá trình khó khăn. Dần rồi hình ảnh bác nông dân thuần chất, người Bí thư mẫu mực đã đi vào lòng người nơi đây.
Từ những cố gắng, nỗ lực của bản thân, trong 02 năm, đất và con người thôn Trường Định đã khác, khác xưa lắm rồi.
Con đường đã được bê tông hóa theo chuẩn nông thôn mới lên 6km, chẳng còn lầy lội, ngập úng trong trong mùa mưa như mấy năm trước. Bà con ai nấy cũng phấn khởi, chiều chiều quét dọn cho nó sạch, nó đẹp như mới. Suốt tuyến đường, được trồng cây xanh, tuyên truyền, xây dựng tổ đoàn kết, văn hóa văn minh khu dân cư. Dọc con sông Cu Đê được điểm tô, rợp mát bởi những hàng dừa xanh, hứa hẹn một khu du lịch sinh thái không xa tại mảnh đất thôn quê này.
Có đường rồi thì phải có đèn, từ...............-..............., toàn thôn hiện có 4.700 đường điện chiếu sáng, chiếm 90% toàn thôn. Đời sống tinh thần của người dân ấy thể được tăng cao.
Không những mang cái đường, cái điện về với làng với xóm, mà chú mang cả công ăn việc làm về cho bà con. Đứng ở vị trí của một chủ tịch Hội nông dân, chú nhìn ra những tiềm năng của vùng đất Trường Định được bồi đắp phù sa từ dòng sông Cu Đê. Ngày hôm nay khi đến mảnh đất này, người ta không quên dành cho nhau những quả dưa hấu Hắc mỹ nhân theo tiêu chuẩn VietGAP. Bà con nông dân được vận động để chuyển đổi đất trồng hoa màu, tham dự các lớp tập huấn của Hội nông dân thành phố. Có những thời điểm được mùa, giá tăng cao, dịp tết, bà con lại phấn khởi vô cùng.
“Ai về Trường Định mà coi, con tôm nó nhảy, con cua nó bò”. Tăng năng suất, tăng chất lượng, bà con thi đua nhau phát triển kinh tế nhờ sự vận động và chia sẻ của chú. Vào mùa thu hoạch tôm ở nơi đây đông vui nhộn nhịp lắm. Từ việc ban đầu chỉ vài hộ rụt rè dám nuôi con tôm, giờ thì diện tích lên gần 24 ha với 36 hộ; mỗi năm thu gần 29,2 tỷ đồng với 84 tấn/năm. Đây là mô hình phát triển khá bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nông dân. Ngoài dưa hấu, tôm nước lợ, thì vùng đất này đang mở rộng thêm nhiều mô hình hơn nữa như nuôi cua, cá dìa xen kẽ vụ mùa để hạn chế rủi ro thiên tai. Có thể nói thịt tôm, thịt cua ở đây ngọt hơn bình thường, phải chăng nó đi từ những đôi bàn tay lam lũ, vay vốn ngân hàng, từ chưa biết gì về kỹ thuật cho đến những cố gắng hơn ai hết của chú Xuân, của bà con.
Từ khi có công việc ổn định, Trường Định cũng giảm dần hộ nghèo, bà con an tâm phấn khởi sản xuất. Rồi các hoạt động trong thôn cũng đẩy mạnh hơn, nhất là hoạt động của chi hội phụ nữ. Bác Hồ từng nói “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”quả thực đúng. Bằng cái tâm, cái lòng của người cán bộ, chú Xuân đã đưa Trường Định đồng lòng một khối, để lịu cái khó vạn lần. Nhìn vào ánh mắt chú, đâu đó chúng tôi thấy ánh lên sự vui mừng, hạnh phúc và mong chờ mảnh đất Trường Định sẽ ngày càng phát triển hơn nữa.
..................
Bài dự thi viết về tấm gương “Dân vận khéo” - Mẫu số 3
MỘT NHÀ GIÁO DÂN VẬN KHÉO - TẤM GƯƠNG TÂM HUYẾT, SÁNG TẠO, HỌC THEO LỜI BÁC
Cô............. sinh ra và lớn lên tại huyện .......,tỉnh ……. Cô tốt nghiệp trường Trung học Sư phạm ....... năm 1995 và nhận công tác tại Trường PTDT Nội trú số 1 huyện ............... với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, say mê với nghề dạy trẻ, không ngại khó khăn. Trong quá trình giảng dạy, cô luôn truyền đạt những kiến thức đã được học ở giảng đường cho các em học sinh bằng cả tấm lòng, trái tim, hết mực yêu thương quan tâm học trò. Cô luôn luôn quan tâm những học sinh học gặp khó khăn trong học tập, tìm biện pháp phù hợp để giảng dạy và giúp đỡ động viên học sinh, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn động viên học sinh yên tâm học tập nội trú tại trường. Với sự nỗ lực trong giảng dạy, nhiều năm liền cô luôn hoàn thành xuất sắc trong giảng dạy và được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng trường ............... 1 năm…..
Cô không ngừng chỉ đạo đổi mới trong công tác lãnh chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường, hằng năm nhà trường đều có giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, học sinh đạt giải các kì thi cấp huyện, cấp tỉnh. Năm 2010 được sự tín nhiệm của Huyện, của phòng Giáo dục Đào tạo huyện ............... cô tiếp tục được điều động làm Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Thị trấn ..............., với kinh nghiệm của bản thân và lòng nhiệt huyết với nghề Cô đã chỉ đạo chuyên môn nhà trường ngày một phát triển. Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên vận dụng các phương pháp mới linh hoạt mang lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục như: phương pháp Bàn tay nặn bột; tổ chức dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 theo mô hình Công nghệ giáo dục, mô hình trường học mới Việt Nam tại các lớp 2, 3, 4, 5 và được Phòng giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo đánh giá cao, được nhiều trường trong huyện và ngoài tỉnh đến tham quan học hỏi. Cô không chỉ là cốt cán giỏi của Phòng giáo dục Đào tạo huyện ............... mà cô còn là cốt cán giỏi của Sở giáo dục Đào tạo tỉnh ........ Ngoài đổi mới chuyên môn Cô đẩy mạnh bồi dưỡng giáo viên giỏi, giúp đỡ giáo viên mới ra trường còn bỡ ngỡ, chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy cô tận tình hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, cô thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ, giúp đỡ để đồng nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ngoài công tác chuyên môn Cô còn chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên bồi dưỡng chất lượng mũi nhọn, nâng cao chất lượng đại trà, tổ chức các hoạt động ngoại khóa nâng cao kỹ năng sống cho học sinh. Hàng tháng Cô còn tổ chức cho học sinh các khối lớp từ lớp 2 ,3,4 đến lớp 5 thi Trạng Nguyên nhỏ tuổi, thi Rung chuông vàng tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh cho học sinh, giúp học sinh được trải nghiệm trong học tập có kiến thức chuyên sâu hơn trong các môn học của từng khối lớp trong bậc tiểu học. Giúp học sinh năng động, sáng tạo, tự tin hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Với sự quan tâm của nhà trường, sự nỗ lực lãnh chỉ đạo chuyên môn của Cô và cố gắng giảng dạy của giáo viên, năm học............... – ..............., nhà trường có 2 đồng chí giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh, 12 giáo viên giỏi cấp huyện, 8 giáo viên giỏi cấp trường. Tổng số học sinh toàn trường là 515 em.Trong học sinh được khen thưởng Hoàn thành xuất sắc trong quá trình giáo dục đạt 237 em, nhiều học sinh được khen thưởng có thành tích nổi bật trong các môn học. Nhiều học sinh đạt giải trong các kỳ thi. Giải toán qua mạng cấp huyện đạt 22 giải, trong đó 13 giải nhì, 19 giải ba; cấp tỉnh đạt 13 giải, trong đó giải nhì 6 giải, giải ba 7 giải. Điều vinh dự hơn nữa là nhà trường có học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp Quốc gia môn toán đạt giải bạc, môn tiếng Anh qua mạng đạt giải bạc .
Là phó hiệu trưởng mẫu mực trong công tác chuyên môn, cô Trà đồng thời là Bí thư Chi bộ nhà trường. Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao cô luôn tham gia các cuộc vận động của ngành, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tham mưu xây dựng chuẩn mực cho chi bộ, đẩy mạnh tuyên truyền học tập và làm theo Bác Hồ, gương mẫu, xây dựng chuẩn mực đạo đức, lối sống, tác phong làm việc, giám nghĩ, giám làm, nâng cao tinh thần đồng chí, đồng nghiệp, gắn các nhiệm vụ của nhà trường với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Không chỉ là một Bí thư chi bộ gương mẫu, một nhà giáo mẫu mực mà Cô còn là một tấm gương “Dân vận khéo”.Trong năm học...............- ............... cô............. cùng với Ban giám hiệu nhà trường vận động phụ huynh chung tay góp sức đổ được gần 2000m bê tông sân trường, cũng năm học này Ban giám hiệu nhà trường cùng cô Trà huy động được hơn một trăm triệu tiền xã hội hóa giáo dục từ phụ huynh trường Tiểu học Thị Trấn.Không chỉ vận động phụ huynh chung tay chia sẻ với nhà trường để xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường mà cô còn vận động học sinh toàn trường ủng hộ các bạn học sinh vùng cao sách, vở, truyện, quần áo. Việc làm đó của cô rất có ý nghĩa, không những giúp đỡ các bạn học sinh vùng cao có sách vở để học mà còn giáo dục học sinh có tinh thần tương thân tương ái, biết giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Ngày 25 tháng 12 năm ............... Cô đã vận động học sinh toàn trường thực hiện
....................
Bài dự thi viết về tấm gương “Dân vận khéo” - Mẫu số 4
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết “Dân Vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Mấy chục năm qua, những lời Bác dạy đã trở thành ý thức chính trị và là phương châm hành động cách mạng cho mỗi cán bộ, Đảng viên
Ở trường ................... chúng tôi ai cũng tự hào cô về cô hiệu trưởng ................... một Hiệu trưởng mẫu mực, một Đảng viên gương mẫu bởi sự khéo léo trong công tác dân vận đoàn kết dân tộc. Cô luôn là người đi đầu trong các phong trào của ngành và của nhà trường, luôn tuyên truyền thấu tình đạt lý cho nhân dân và giáo viên, nhân viên trong trường những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước để rồi từ đó tạo được lòng tin với nhân dân và đồng nghiệp kính trọng.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề nhà giáo. Cô được thừa hưởng tình yêu nghề nghiệp từ người cha. Ngay từ nhỏ cô đã mong ước trở thành cô giáo và giờ đây cô đã là một hiệu trưởng của trường ................... và được nhiều giáo viên phụ huynh quý mến.
Với thâm niên nhiều năm công tác trong nghề và bản chất nhanh nhẹn và đầy nhiệt huyết cô đã đóng góp một phần không nhỏ trong bề dày thành tích của nhà trường và sự phát triển vượt bậc của nhà trường có được như ngày hôm nay.
Ai là người Sài Sơn hẳn không quên được sự thay da đổi thịt của trường từ những năm đầu thành lập cho đến nay. Trường ................... được tách ra từ trường mầm non Sài Sơn,ban đầu trường phải đi nhờ nhà chùa , nhờ hợp tác để làm địa điểm nuôi dạy các con rồi dần dần mới có được những khu mầm non mới của chính mình. Từ khi còn là hiệu phó của trường cô đã không ngại khó khăn để chỉ đạo chuyên môn dẫn dắt giáo viên vững vàng chuyên môn ,tạo sự tin yêu từ phía phụ huynh .Đến khi chính thức là hiệu trưởng của trường trên cương vị là người đứng đầu cô luôn tích cực trong công tác tham mưu đề xuất với các cấp chính quyền, tuyên truyền quan tâm đầu tư kinh phí, trang thiết bị, đồng thời vận động phụ huynh tham gia hỗ trợ cho nhà trường. Từ một ngôi trường nghèo nàn thiếu thốn đến nay trường ................... đã khang trang với những khu vui chơi ngoài trời đẹp và rộng cho các con trải nghiệm và giáo viên cũng được thuận tiện hơn đủ đồ dùng đồ chơi để chăm sóc giáo dục trẻ, tỷ lệ bán trú của nhà trường cũng tăng cao trong những năm gần đây. Có được những thành tích như vậy là nhờ một phần đóng góp không nhỏ của cô Thanh
Cùng với uy tín, và tài dân vận khéo léo của mình, cô đã cùng các ban ngành đoàn thể hóa giải được nhiều khúc mắc băn khoăn của dân về công tác nuôi dạy trẻ, giữ gìn được sự đoàn kết nội bộ trong nhà trường vững chắc, giữ lại hạnh phúc cho nhiều gia đình phụ huynh và giáo viên, nhân viên trong trường
Không thể không nhắc đến tài dân vận khéo léo của cô khi cô đem đến niềm vui cho lớp lớp học sinh Sài Sơn và giáo viên nhân viên của trường đó là cô đã khéo léo vận dụng, áp dụng phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Để rồi trường mầm non ....... có nguồn nước sạch, có những khu vườn rau sạch an toàn cho trẻ để trẻ có những bữa ăn ngon và an toàn ở trường, những khu vui chơi của trẻ có mái che an toàn không còn cảnh chưa mưa đã lụt, chưa nắng đã bụi, hệ thống đèn điện ánh sáng học đường cũng được thay lắp phục vụ cho việc học tập của các con.
Bài dự thi viết về tấm gương “Dân vận khéo” - Mẫu số 5
Đến với tuyến ngõ 668 Lạc Long Quân - phường Nhật Tân, ngày nay ai cũng ngỡ ngàng về một diện mạo mới đô thị văn minh, khang trang, sạch đẹp. Để có được sự thay đổi đó thể hiện sự vào cuộc của tập thể Cấp ủy, Ban công tác mặt trận, tập thể lãnh đạo tổ dân phố số 4 và sự đồng lòng ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, trong đó không thể không nhắc đến vai trò tiền phong gương mẫu của đồng chí Chu Văn Chi - Bí thư chi bộ, Tổ trưởng tổ Dân vận, Trưởng ban công tác mặt trận KDC cư số 4 phường Nhật Tân, đồng chí đã triển khai, thực hiện hiệu quả mô hình “Tuyên truyền vận động nhân dân xây dựng tuyến ngõ 668 Lạc Long Quân là Tuyến ngõ văn minh đô thị kiểu mẫu”.
Với vai trò là Bí thư chi bộ, Tổ trưởng tổ Dân vận, Trưởng ban công tác mặt trận KDC cư đồng chí Chu Văn Chi đã tuyên truyền, vận động cán bộ đảng viên, công chức, viên chức, nhân dân thực hiện tốt chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước; Thông tri số 13-TT/QUTH, ngày 23/3/2017 của Ban Thường vụ Quận ủy về “Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn quận Tây Hồ, giai đoạn 2016 - 2020” ; thực hiện các kế hoạch, nhiệm vụ công tác của Đảng ủy - HĐND - UBND Phường Nhật Tân; phát động, xây dựng mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên 04 lĩnh vực: lĩnh vực kinh tế; lĩnh vực văn hóa - xã hội; lĩnh vực an ninh quốc phòng; lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị gắn với thực hiện các phong trào thi đua như: phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, tiếp tục xây dựng “Phường văn hóa”, “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”. Trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện đồng chí luôn dân chủ trong thảo luận, trao đổi, bàn bạc với nhân dân, đề ra những giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong các cuộc họp của tổ dân phố.
Trong năm 2018, đồng chí cùng với Chi bộ, Ban công tác mặt trận, tổ dân phố tích cực tổ chức 03 buổi họp với các hộ dân trong tuyến ngõ 668 Lạc Long Quân để bàn về việc “Xây dựng tuyến ngõ văn minh đô thị kiểu mẫu”; vận động nhân dân thực hiện 17 tiêu chí xây dựng tuyến ngõ văn minh đô thị, đảm bảo các tiêu chí “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”; mỗi tuyến ngõ đều gắn với trách nhiệm của Ban công tác mặt trận, chi hội đoàn thể khu dân cư; tổ chức 10 buổi tuyên truyền phát 150 tờ rơi đến các hộ gia đình; vận động nhân dân mua rỏ hoa treo trước cổng nhà; thường xuyên ra quân VSMT vào chiều Thứ 6 hoặc sáng thứ 7 hàng tuần; vận động nhân dân không đổ nước thải, vứt rác ra ngõ phố; không thả chó, để chó phóng uế ra ngõ phố, vườn hoa công cộng; không phơi quần áo trước ban công làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị; thực hiện việc bóc xóa biển quảng cáo rao vặt trái phép trên các tuyến đường; vận động nhân dân xã hội hóa xây dựng cổng chào đầu ngõ 668 Lạc Long Quân trang trí đèn; vẽ tranh bích họa được các hộ dân đồng tình ủng hộ đóng góp với số tiến 17.800.000đ.
Tuyến ngõ 668 Lạc Long Quân hiện nay không có tình trạng vứt đổ rác bừa bãi, không có chó thả rông; nhân dân hưởng ứng việc treo quốc kỳ nhân các dịp lễ hàng năm của Thủ đô và đất nước; phối hợp với công an khu vực thường xuyên tuần tra, trực dân phòng nhằm đảm bảo tình hình ANCT - TTATXH, trong tuyến ngõ không có tình trạng trộm cắp, đánh nhau, nghiện hút.
Bài dự thi viết về tấm gương “Dân vận khéo” - Mẫu số 6
Phát huy tinh thần người lính Cụ Hồ
Nguyên là người lính Sư đoàn 7, Quân đoàn 4 anh hùng, sau khi về hưu, ông Nguyễn Ngọc Tý tiếp tục tham gia công tác mặt trận tại khu phố 7, phường Phú Lợi. Từ năm 2015 đến nay, ông tiếp tục được Đảng ủy phường Phú Lợi tin tưởng giao nhiệm vụ Bí thư chi bộ khu phố, Trưởng ban công tác mặt trận khu phố 7. Từ khi nhận công tác này, ông luôn trăn trở là phải phát huy tinh thần người lính Cụ Hồ, góp phần xây dựng khu phố ngày càng văn minh, hiện đại, đường thông hè thoáng.
Dám nghĩ, dám làm, ông cùng với các thành viên trong Ban công tác mặt trận khu phố đã đi đến từng nhà người dân vận động, tuyên truyền, chủ yếu là tuyên truyền miệng về các nội dung xây dựng nếp sống văn minh, đô thị, hiến đất làm đường. Năm 2019, toàn khu phố đã vận động, tuyên truyền các hộ dân ở khu phố hiến đất làm đường giá trị đất trên 3 tỷ đồng. Cụ thể, ở tuyến hẻm 178 đường Huỳnh Văn Lũy, đến nay đã xây dựng thành công tuyến hẻm kiểu mẫu. Thông qua công tác vận động, tuyên truyền, hộ gia đình ông Phan Văn Trương đổ đất san mặt bằng, đổ bê tông vỉa hè 36m2 đất; hộ gia đình ông Phạm Văn Chạp hiến 42m2 đất làm đường, giá trị tiền đất là 924.000.000 đồng; hộ gia đình ông Lê Văn Cạn chặt cây, tháo dỡ hàng rào dây kẽm gai dài 55m, hiến đất làm đường dài 55m, giá trị tiền đất 1.045.000.000 đồng.
Cùng với đó, ông đã cùng với các thành viên Ban công tác mặt trận khu phố vận động 7 hộ dân ở hẻm 41/20 đường Lê Hồng Phong dọn vệ sinh thu gom vận chuyển rác ở khu đất trống đầu hẻm và đóng góp tiền thuê máy xúc cào đất san mặt bằng, giải phóng điểm tập kết rác và xà bần các loại, mua đá mi rải mặt tạo nơi vui chơi sạch sẽ, bảo đảm vệ sinh môi trường; vận động 10 hộ dân hẻm 220/113 hiến mỗi hộ từ 0,5 - 0,8m đất mở rộng đường, giá trị tiền đất 975.000.000 đồng. Sau đó, UBND phường Phú Lợi đã làm đường bê tông xi măng chiều dài 150m, tạo cho tuyến hẻm này thông thoáng, sạch đẹp.
Huy động vai trò tập thể
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Ngọc Tý cho biết toàn khu phố có 1.082 hộ đăng ký gia đình văn hóa năm 2019 với 3.450 nhân khẩu. Kinh tế phát triển chủ yếu là thương mại - dịch vụ. Trên địa bàn khu phố có 14 công ty tư nhân, 29 hộ thương mại dịch vụ, 34 hộ kinh doanh nhà trọ với 894 phòng trọ, 165 hộ kinh doanh buôn bán nhỏ, 8 hộ chăn nuôi bò sữa, 5 hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Hệ thống giao thông khu phố có 53 tuyến hẻm lớn nhỏ. Để vận động, tuyên truyền các hộ dân trong toàn khu phố xây dựng đường thông hè thoáng, góp phần cùng TP.Thủ Dầu Một trở thành một đô thị“Văn minh - Giàu đẹp - Hiện đại” là việc làm không hề đơn giản.
Qua chia sẻ của ông Nguyễn Ngọc Tý, ông cho biết ông và các thành viên Ban công tác mặt trận khu phố đã nắm vững địa bàn, dân số, nhất là toàn khu phố có 89 đảng viên thuộc chi bộ, đây là lực lượng nòng cốt giúp toàn khu phố thành công trong công tác vận động, tuyên truyền. Chi bộ khu phố đã xác định việc làm khó nên đã đưa ra nhiều giải pháp về công tác vận động, tuyên truyền với phương châm: “Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, miệng nói, tay làm”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”, vì quyền lợi ích của nhân dân mà cụ thể phải trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân. Từ các giải pháp hành động đó, cán bộ, đảng viên và nhân dân khu phố 7 đã đoàn kết, quyết tâm hành động xây dựng khu phố trở thành khu phố văn hóa.
Thành công của khu phố 7 là nhờ công tác vận động, tuyên truyền được toàn khu phố chung tay góp sức. Nhiều đoàn viên, hội viên khu phố đã đi đến từng nhà tuyên truyền miệng về nội dung xây dựng nếp sống văn minh đô thị và các nội dung thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn tỉnh Bình Dương” công tác giảm nghèo bền vững, chương trình giảm nghèo đa chiều, kế hoạch thực hiện đề án tổ chức cuộc vận động “Xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh đô thị” trên địa trên địa bàn phường Phú Lợi giai đoạn 2016-2020.
Chia sẻ thêm về kinh nghiệm thành công, ông Nguyễn Ngọc Tý cho biết: “Trong lãnh đạo, chỉ đạo của chi ủy luôn có chủ trương đúng, biện pháp giải pháp cụ thể hợp lòng dân, được sự đồng thuận cao trong cộng đồng dân cư, nhất là giải pháp thực hiện tốt quy chế dân chủ, tạo điều kiện để đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia bàn bạc thống nhất, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả mọi phần việc đã được phân công từng thành viên”.
Ngoài vai trò tập thể là Ban công tác mặt trận và các đoàn thể khu phố đã xây dựng được nhiều lực lượng nòng cốt phong trào, thành lập mô hình tổ tự quản bảo vệ môi trường gồm 60 thành viên. Bản thân ông Nguyễn Ngọc Tý là một cán bộ gương mẫu, có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có lối sống sinh hoạt lành mạnh giản dị, khiêm tốn, đoàn kết tốt. Ông luôn có tinh thần trách nhiệm đối với tập thể, tích cực nhiệt tình với công việc, hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ được giao. Từ đó được nhân dân tin tưởng.
“Với trách nhiệm là Bí thư chi bộ, Trưởng ban công tác mặt trận, bản thân tôi luôn nêu gương trách nhiệm, gương mẫu tích cực chủ động vận động, tuyên truyền nhân dân hưởng ứng tham gia, chủ trì vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tiền của, đất đai để xây dựng công trình phục vụ lợi ích cộng đồng”, ông Nguyễn Ngọc Tý chia sẻ.
Bài dự thi điển hình “Dân vận khéo" - Mẫu số 7
Chị Nguyễn Bích Hợi, đã có hơn 20 năm làm công tác quản lý hành chính ở cơ sở. Trong quá trình công tác, chị không chỉ là người hăng hái, năng nổ, sâu sát thực tế, mà còn có phương pháp làm việc linh hoạt, sáng tạo, đạt hiệu quả cao, được Chi bộ bình chọn là gương điển hình "Dân vận khéo". Với cương vị Phó trưởng phòng QLHC về TTXH, chị đã chủ động tham mưu với lãnh đạo thực hiện tốt công tác cải cách hành chính trong đăng ký quản lý cư trú, rút ngắn thời gian đăng ký hộ khẩu từ 15 ngày xuống còn 05 ngày, các hồ sơ đăng ký không phải xác minh rút ngắn từ 07 ngày xuống còn 03 ngày; duy trì tiếp dân tất cả các ngày làm việc trong tuần, đặc biệt là thực hiện mô hình “Ngày thứ 7, chủ nhật vì dân”, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ về cư trú, chị cùng cán bộ của phòng sắp xếp công việc gia đình để đến từng đơn vị trực tại Bộ phận một cửa, giải quyết thủ tục hành chính có liên quan theo yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Thực hiện chỉ đạo của Công an tỉnh về sáp nhập, chuyển giao công tác đăng ký hộ khẩu ở các xã mới nhập về địa bàn thành phố, chị đã cùng các đồng chí trong Chi bộ nhận hồ sơ và lập lại toàn bộ số hồ sơ hộ khẩu của các xã, sắp xếp lại hồ sơ hộ khẩu theo địa danh mới của các xã, phường, đảm bảo 100% tổ, xóm có sổ hộ khẩu gốc quản lý tại nơi đăng ký hộ khẩu, phục vụ tốt công tác đăng ký và quản lý cư trú. Tham mưu triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư theo kế hoạch của Bộ Công an và Ủy ban nhân dân tỉnh, tập huấn nghiệp vụ cho Công an các huyện, thành phố về thu thập thông tin dân cư.
Không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn, chị còn là người năng nổ, nhiệt tình, tâm huyết trong Phong trào của Phòng cảnh sát QLHC về TTXH. Trong những năm qua, chị cùng Hội Phụ nữ và Chi đoàn thanh niên thường xuyên tổ chức các hoạt động thiện nguyện, thăm hỏi, chia sẻ, tặng quà những gia đình khó khăn ở các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh; các cháu thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, có nhiều cố gắng vươn lên trong học tập.
Giàu nhiệt huyết và tài năng, chị đã nhiều năm đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở, đảng viên xuất sắc, nhiều năm được Bộ trưởng Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, trong công tác và chiến đấu góp phần giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; được Tổng cục Cảnh sát tôn vinh là nữ cảnh sát tiêu biểu toàn quốc.
Nói về những thành tích đạt được chị chỉ nhẹ nhàng chia sẻ: “Là đảng viên, cán bộ công an, bản thân tôi luôn tâm nguyện dù ở bất kỳ cương vị nào cũng phải cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, song nếu chỉ có sự nỗ lực của bản thân thì chưa đủ mà còn cần có sự đồng thuận, tin tưởng, phối hợp công tác của đồng chí, đồng nghiệp, sự ủng hộ của nhân dân và công tác dân vận đã mang lại cho tôi điều đó”.
Mong rằng những tấm gương điển hình như chị đã, đang và sẽ tiếp tục được nhân rộng trong phong trào thi đua "Dân vận khéo" của ngành Công an nói riêng và phong trào thi đua “Dân vận khéo” của tỉnh Tuyên Quang nói chung, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh.
Bài dự thi điển hình “Dân vận khéo" - Mẫu số 8
“Dân Vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Đó là câu kết của bài báo “Dân vận” do đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh viết ngày 15/10/1949 trên Báo Sự Thật, số 120. Mấy chục năm qua, những lời Bác dạy trong bài báo “Dân vận” đã trở thành ý thức chính trị và là phương châm hành động cách mạng cho mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Là người dân thôn ............. xã ............ huyện .............ín ai cũng biết đến Ông trưởng thôn .............. Một người không nằm trong hàng ngũ của Đảng nhưng là người được bà con nhân dân vô cùng tín nhiệm bởi sự khéo léo trong công tác dân vận đoàn kết dân tộc. Người đàn ông đã ngoài 60 tuổi nhưng sức vẫn còn rất khỏe và đặc biệt là sự nhiệt huyết đóng góp cho quê hương. Ông đã được nhân dân thôn ............. làm trưởng thôn hai nhiệm kỳ.
Khi gặp gỡ Ông không ai nghĩ ông đã 67 tuổi bởi sự trẻ trung, nhanh nhẹn và đầy nhiệt huyết đóng góp cho quê hương. Tìm hiểu về Ông tôi được biết Ông sinh ra trong một gia đình đông con, gia đình thiếu thốn, bố mẹ thì ốm yếu nên ngay từ bé anh em đã tự gồng gánh, nuôi nhau ăn học rất cực nhọc. Khi lớn lên các anh em Ông đều lên đường đi bảo vệ tổ quốc. Khi trở về lại hăng hái tham gia các hoạt động lao động ở địa phương kiến thiết đấu nước. Sau năm 1986 với chính sách khoán 10 đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, anh em nhà Ông đã không ngần ngại đi học nghề ở nơi khác về dạy và vực dạy nghề truyền thống của quê hương đó là nghề thêu. Trong khoảng những năm 1990 đến nay tiếng tăm của Ông không chỉ dừng lại ở địa phương thôn ............. mà tiếng tăm của Ông đã vang xa mọi miền của tổ quốc như TP Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Hội An… hay ngay cả Đà Lạt các nghệ nhân thêu cũng biết đến Ông.
Ngay cả hiện tại dù công việc bận, các nơi mời ông đi truyền nghề Ông vẫn không từ chối. Mặt khác được bà con nhân dân địa phương tín nhiệm bầu là trưởng thôn, Ông cũng vui vẻ nhận lời và làm việc một cách hiệu quả, được bà con vô cùng tín nhiệm.
Trước đây, với những người tiền nhiệm khi làm việc không mấy người được lòng dân, không được nhân dân ủng hộ, hay nói chính xác là họ đã làm mất lòng tin vào nhân dân. Nhưng từ khi ông lên làm việc mọi việc đều vô cùng tốt đẹp. Lúc đầu có nhiều người không tin vào tài năng lãnh đạo của Ông, nhưng ngày một ngày hai họ đã dần hiểu con người của ông, cách làm của ông.
Ông luôn là người đi đầu trong các phong trào của địa phương, luôn tuyên truyền thấu tình đạt lý cho nhân dân những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước để rồi từ đó dân tin và chính quyền vào Đảng, nhà nước.
Từ các cuộc vận động hưởng ứng ngày đền ơn đáp nghĩa 27/7, đến ủng hộ vì người nghèo, đồng bào lũ lụt, hay các phong trào ấm tình đồng đội trước đây người dân rất thờ ơ và cho rằng đó không phải là nghĩa vụ của mình thì nay nhân dân đã thực sự ý thức được và thực hiện một cách nghiêm túc. Trước đây thôn ............. luôn là địa phương nợ sản phẩm nhiều nhất xã, đó là sự trây ì của nhân dân nhưng nay được trưởng thôn nhắc nhở thuyết phục đã không còn nợ sản phẩm mà lại còn được coi là tấm gương cho địa phương khác noi theo. Đó chính là tài năng dân vận của Ông.
Cùng với uy tín, và tài dân vận khéo léo của mình , Ông đã cùng các ban ngành đoàn thể hỏa giải nhiều vụ tranh giành đất đai, mâu thuẫn trong khu dân cư, mâu thuẫn vợ chồng ….
Tôi còn nhớ một thời gian dài các phong trào của địa phương tôi rất trầm lắng, nhưng khi ông làm trưởng thôn, với tài dân vận của mình ông đã vực dậy mọi thứ tưởng chừng như ngủ yên mãi mãi. Đầu tiên là phải kể đến hội làng, hội chùa đã được khôi phục, phong trào văn nghệ của địa phương cũng được phát triển mạnh với đội văn nghệ địa phương với hàng vài chục người tham gia với mọi lứa tuổi. Rồi các phong trào thanh thiếu niên lâu nay bị “vùi dập” thì nay đã được dựng lại với đội bóng đá của thôn, phong trào khuyến học của địa phương, của dòng họ cũng được thúc đẩy và phát triển mạnh.
Không thể không nhắc đến tài dân vận khéo léo của Ông khi ông đem đến niềm vui cho nhân dân địa phương thôn ............. đó là ông đã khéo léo vận dụng, áp dụng phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Để rồi thôn ............. có hàng nghìn mét đường bê tông đường làng, đường làng ngõ xóm không còn cảnh chưa mưa đã lụt, chưa nắng đã bụi, hệ thống đường đèn điện dọc đường làng cũng được thắp sáng phục vụ cho bà con đi lại và đảm bảo an ninh trật tự. Cũng với cách làm này ông đã vận động được nhân dân đóng góp tu sửa lại ngôi đình làng bốn trăm năm tuổi, xây dựng bờ kè toàn bộ ao trước cửa Đình làng sang trang sạch đẹp.
Với tài năng dân vận khéo léo, sự nhiệt huyết với quê hương ông đã tham mưu cho cấp ủy, động viên nhân dân hiến đất mở rộng đường làng, đóng góp tiền xây đường bê tông hóa ra các cánh đồng của địa phương thuận lợi cho bà con nhân dân trong việc đồng áng. Ông cũng động viên nhân dân chung tay cả nhà chùa xây dựng lại ngôi chùa đã đổ nát nhiều năm nay. Nay nhân dân địa phương đã có ngôi chùa khang trang để thực hiện, duy trì tín ngưỡng phật giáo của mình.
Đặc biệt hơn cả chính là tài năng dân vận khéo léo của mình Ông đã vận động được nhân dân địa phương hai thôn ............. và Xóm Bến cùng nhau chung sức góp tiền, hiến ruộng để xây dựng ngôi chùa mới ở địa phương phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân, ngoài ra ruộng khuyên góp thừa ông đã đã có ý tưởng cùng nhân dân xây dựng một sân bóng mini cho thanh thiếu niên địa phương và mở rộng phần nghĩa trang địa phương.
Trong mắt tôi và nhân dân địa phương Ông luôn là người mẫu mực, là một công dân tốt là một “ đầy tớ” thực sự của dân , là một “dân vận viên” gương mẫu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cá nhân tôi tin tưởng rằng, với những nỗ lực, cố gắng của mình ông sẽ có những cách làm hay hơn nữa để đưa những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước ngày càng gần dân, sát dân hơn nữa để dân tin vào đường lối chính sách của Đảng và nhà nước. Ông thực sự xứng đáng là tấm gương “Dân vận khéo” để mọi người học hỏi. Tấm gương của ông một lần nữa đã chứng minh câu nói của Bác: “Dân Vận khéo thì việc gì cũng thành công” là hoàn toàn đúng đắn.
Bài dự thi điển hình “Dân vận khéo" - Mẫu số 9
Tác phẩm “Dân vận” có nội dung, ý nghĩa rất to lớn và đóng vai trò quan trọng trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh.Trong tác phẩm, Bác đã lý giải rất rõ ràng khái niệm “Dân vận là gì?”. Theo Bác, phải làm dân vận với tất cả mọi người, khơi dậy lòng yêu nước trong mỗi một con người, không để sót một ai, người nào cũng là đối tượng tranh thủ, vận động. Làm được việc đó, chính là thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”.
Những điều Bác chỉ dạy luôn là kim chỉ nam để chúng ta học tập. “Dân vận” luôn đóng vai trò quan trọng không chỉ trong đời sống vật chất mà còn là phương châm sống cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trong đời sống tinh thần. Ý thức được vai trò quan trọng này, tập thể trường mẫu giáo Tân Bình 2 nói chung và Tập thể chi bộ trường Mẫu Giáo Tân Bình 2 nói riêng rất quan tâm tới công tác “dân vận”. Trong những năm qua, có rất nhiều tấm gương dân vận khéo đã đóng góp cho thành tích của nhà trường.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết “Dân vận khéo thì làm việc gì cũng thành công”. Mấy chục năm qua, những lời Bác dạy đã trở thành ý thức chính trị và là phương châm hành động cách mạng cho mỗi cán bộ, Đảng viên.
Ở tập thể chi bộ trường Mẫu giáo Tân Bình 2 chúng tôi luôn tự hào tập thể của trường luôn đoàn kết, chi bộ của trường luôn mẫu mực, là những đảng viên gương mẫu bởi sự khéo léo trong công tác dân vận. Các cô luôn là người đi đầu trong các phong trào của ngành, luôn quan tâm, giúp đỡ quần chúng nhân dân trong trường, luôn tuyên truyền những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.Tập thể chi bộ trường Mẫu giáo Tân Bình 2 được giáo viên và phụ huynh quý mến.
Tập thể chi bộ trường Mẫu giáo Tân Bình 2 với thâm niên nhiều năm công tác trong nghề và bản chất nhanh nhẹn đầy nhiệt huyết của Tập thể chi bộ trường đã đóng góp một phần không nhỏ trong thành tích của nhà trường nói chung. Bên cạnh đó, với tinh thần “Lá lành đùm lá rách” và mong muốn bà con nhân dân, các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn có cơm no áo ấm. Tập thể chi bộ trường đã vận động các bạn đoàn viên thanh niên và quý mạnh thường quân cùng tham gia thực hiện chương trình “Hủ gạo tình thương” qua đó đã vận động hơn 100 phần quà bao gồm gạo. Những phần quà của tập thể chi bộ trường tuy nhỏ nhoi nhưng mang lại cuộc sống ấm no cho người dân. Vừa qua tập thể chi bộ trường cũng vận động các bạn đoàn viên thanh niên một số quần áo, sách vỡ để tặng cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tập thể chi bộ trường nhiều năm qua tham gia phong tào nuôi heo đất, trong các dịp lễ hội Tập thể chi bộ trường cũng chích 1 phần quà dể hộ trợ cho các em có hoàn cảnh khó khăn trong trường. Tập thể chi bộ trường luôn tích cực vận động bà con nhân dân trên địa bàn xã tham gia các hoạt động an sinh xã hội, hiến máu nhân đạo, ra quân bảo vệ môi trường và luôn được bà con nhân dân ủng hộ. Sự nổ lực của chi bộ trường có được như ngày hôm nay với sự sáng tạo, nhạy bén Tập thể chi bộ trường trong công việc nên đã ngày càng xây dựng được ngôi trường “Sáng, xanh, sạch, đẹp an toàn”. Có tinh thần nhiệt huyết với nghề các cô không ngại khó khăn để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao và các hoạt động khác.
Tập thể chi bộ trường luôn tích cực trong công tác tham mưu, đề xuất với các cấp chính quyền, tuyên truyền quan tâm đầu tư kinh phí, trang thiết bị, đồng thời vận động phụ huynh tham gia hỗ trợ cho nhà trường. Từ một ngôi trường chưa hoàn thiện về các khu vui chơi, thiếu cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học của giáo viên và học sinh đến nay trường đã khang trang với khu vui chơi ngoài trời đẹp và rộng cho các bé được trải nghiệm và giáo viên cũng được thuận tiện hơn đủ đồ dùng, đồ chơi để chăm sóc giáo dục trẻ, tỷ lệ trẻ ở bán trú cũng tăng cao trong những năm gần đây. Ngoài vận động phụ huynh hỗ trợ cho nhà trường Tập thể chi bộ trường còn vận động xã hội hóa các mạnh thường quân để hỗ trợ cho các bé có hoàn cảnh đặt biệt khó khăn.
Cùng với uy tín, và tài dân vận khéo của mình, Tập thể chi bộ trường đã cùng các ban ngành đoàn thể thảo gỡ được nhiều khúc mắc của phụ huynh về công tác nuôi dạy trẻ, giữ gìn được sự đoàn kết nội bộ trong nhà trường.
Không thể không nhắc đến tài dân vận khéo của Tập thể chi bộ trường đó là áp dụng phương chăm nhà nước và nhân dân cùng làm. Để trường Mẫu giáo Tân Bình 2 có nguồn nước sạch, có vườn rau sạch an toàn cho trẻ, có khu vui chơi ngoài trời cho trẻ hoạt động, hệ thống đèn điện ánh sáng học đường cũng được thay lắp phục vụ cho việc học tập của các bé.
Tập thể chi bộ trường Mẫu giáo Tân Bình 2 là tấm gương tiêu biểu cho phong trào “Dân Vận Khéo”, luôn học tập và làm theo tấm gương, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, lời dạy của Bác “Khó trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” luôn là kim chỉ nam cho hành động và việc làm của mình. Họ xứng đáng là bông hoa trong vườn hoa người tốt việc tốt. Tập thể chi bộ trường thực sự là một điển hình về người phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là tấm gương để mọi người noi theo.
Xin chúc cho Tập thể chi bộ trường Mẫu Tân Bình 2 sẽ luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, luôn rèn luyện bản thân và nhà trường ghi tiếp những trang vàng truyền thống cho sự nghiệp trồng người trong thời đại ngày nay.
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết