Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Ngày 06/01/2022, Chính Phủ đã ban hành Nghị định 04/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai.

Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có rất nhiều điểm mới so với nghị định trước đây. Vậy trong bài viết dưới đây Download.vn tổng hợp 5 Quy định mới xử phạt hành chính về đất đai, mời các bạn cùng theo dõi tại đây nhé.

Quy định mới xử phạt hành chính về đất đai

Nghị định 04/2022/NĐ-CP

Nghị định số 91/2019/NĐ-CP

1. Sửa đổi trường hợp chiếm đất (khoản 1 Điều 1)

Bổ sung thêm điều kiện về trường hợp được xem là chiếm đất tại điểm c khoản 2 Điều 3:

Sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng đất và đã có quyết định thu hồi đất được công bố, tổ chức thực hiện nhưng người sử dụng đất không chấp hành (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp)

Điểm c khoản 2 Điều 3:

Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp)

2. Sửa đổi, bổ sung căn cứ tính số lợi bất hợp pháp (khoản 2 Điều 1)

2.1 Khi sử dụng đất sang mục đích khác mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép

Giá đất của loại đất trước và sau khi vi phạm được xác định bằng giá đất của bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định (đối với giá của loại đất trước khi vi phạm) và tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (đối với giá của loại đất sau khi chuyển mục đích)

Khoản 1 Điều 7:

Giá đất của loại đất trước và sau khi vi phạm được xác định bằng giá đất của bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhân (x) hệ số điều chỉnh giá đất tại thời điểm chuyển mục đích (đối với giá của loại đất trước khi vi phạm) và tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (đối với giá của loại đất sau khi chuyển mục đích)

2.2 Khi sử dụng đất lấn, chiếm

Tính theo giá đất của bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đối với loại đất đang sử dụng sau khi lấn, chiếm tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính

Khoản 2 Điều 7

Tính theo giá đất cụ thể bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất đối với loại đất đang sử dụng sau khi lấn, chiếm tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính

2.3 Khi chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất không đủ điều kiện

Bằng giá trị chuyển quyền sử dụng đất thực tế theo hợp đồng đã ký, tính trong thời gian đã chuyển quyền, nhưng không thấp hơn giá trị tính theo giá đất của bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính

Khoản 3 Điều 7:

Bằng giá trị chuyển quyền sử dụng đất thực tế theo hợp đồng đã ký, tính trong thời gian đã chuyển quyền, nhưng không thấp hơn giá trị tính theo giá đất cụ thể bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính

2.4 Khi cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất không đủ điều kiện

Tính trong thời gian đã cho thuê, cho thuê lại đất, nhưng không thấp hơn giá trị tiền thuê đất tính theo đơn giá thuê đất trả tiền hàng năm theo quy định của pháp luật tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhân (x) với diện tích đất cho thuê, cho thuê lại (x) với số năm đã cho thuê, cho thuê lại (trong đó giá đất của bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định).

Khoản 4 Điều 7:

Bằng giá trị cho thuê, cho thuê lại đất thực tế theo hợp đồng đã ký, tính trong thời gian đã cho thuê, cho thuê lại đất, nhưng không thấp hơn giá trị tiền thuê đất tính theo đơn giá thuê đất trả tiền hàng năm theo quy định của pháp luật tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhân (x) với diện tích đất cho thuê, cho thuê lại (x) với số năm đã cho thuê, cho thuê lại (trong đó giá đất xác định cụ thể bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất).

2.5 Bổ sung khoản 10

Việc nộp số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm đã xảy ra trước ngày Nghị định số 91/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành chỉ áp dụng đối với các hành vi vi phạm mà các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về đất đai trước đây (trước Nghị định số 91/2019/NĐ-CP) có quy định phải nộp số lợi bất hợp pháp. Thời gian xác định số lợi bất hợp pháp phải nộp chỉ tính từ khi Nghị định có quy định hành vi vi phạm phải nộp số lợi bất hợp pháp có hiệu lực thi hành hoặc tính từ ngày xảy ra vi phạm nếu vi phạm xảy ra sau ngày Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về đất đai đầu tiên có quy định phải nộp số lợi bất hợp pháp đã có hiệu lực. Việc xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm được thực hiện theo quy định tại Nghị định này

Không quy định

3. Sửa quy định phạt khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư mà không đủ điều kiện

Khoản 6 Điều 1:

Phạt tiền từ 50 - 100 triệu đồng nếu nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư mà người chuyển nhượng vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác

Khoản 2 Điều 22:

Phạt tiền từ 50 - 100 triệu đồng nếu nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư mà người chuyển nhượng không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác

4. Tăng thẩm quyền phạt tiền của Chủ tịch UBND cấp huyện

Khoản 8 Điều 1:

100 triệu đồng

Khoản 2 Điều 38:

50 triệu đồng

5. Bổ sung khoản 4 Điều 43

Bãi bỏ điểm c khoản 2, điểm k khoản 3, khoản 5 Điều 4; khoản 4 Điều 38 và khoản 6 Điều 39 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP

Không quy định

Quy trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được ghi nhận như một nguyên tắc trong Luật Đất đai như sau: “Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.”

Trên cơ sở quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn, tác giả nhận thấy, quy trình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, mang đúng quy trình xử lý vi phạm hành chính thông thường và phải đảm bảo thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục sau:

Trước khi lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền lập biên bản thực hiện công tác tuyên truyền, vận động để người vi phạm buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính. Hình thức thực hiện có thể được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật. Nếu họ không tự nguyện thực hiện thì tiến hành lập Biên bản vi phạm hành chính.

Bước 1: Lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính.

Người có thẩm quyền lập biên bản là: Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp); Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ thực hiện thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai và hoạt động dịch vụ về đất đai.

Để lập được biên bản vi phạm hành chính phải bắt đầu từ việc phát hiện hành vi vi phạm, sau đó đánh giá tính chất của hành vi vi phạm, tiếp đến là lựa chọn các quy định pháp luật để xác định hành vi vi phạm và căn cứ xử lý hành vi vi phạm, thẩm quyền, thủ tục lập biên bản (Trường hợp chưa đủ cơ sở để khẳng định có hành vi vi phạm, có căn cứ áp dụng thì người có thẩm quyền lập biên bản kiểm tra hoặc biên bản sự việc tại nơi có hành vi vi phạm. Khi đủ cơ sở để khẳng định có hành vi vi phạm, có căn cứ pháp lý áp dụng) thì tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính.

Bước 2: Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Thời điểm tiến hành xác minh: Trước hoặc sau khi lập biên bản vi phạm; có thể được thực hiện cùng với các trình tự, thủ tục xử phạt tiếp theo cho đến khi ra quyết định xử phạt. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải được thể hiện bằng văn bản.

Người có thẩm quyền lập biên bản phải xác định tính chất, mức độ của hành vi vi phạm hành chính và ghi rõ vào biên bản vi phạm hành chính để xác định thẩm quyền xử phạt và làm căn cứ ra quyết định xử phạt.

Nội dung xác minh đối với vi phạm trong đất đai: Người có thẩm quyền lập biên bản phải tiến hành xác minh:

+ Có hay không có vi phạm hành chính;

+ Về nhân thân (ngày tháng năm sinh; số CMND/ hộ chiếu…);

+ Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;

+ Xác minh về trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Trong bước này chủ thể có thẩm quyền xem xét thêm về không xác định được đối tượng vi phạm hành chính; hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt; cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt; chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm.

Bước 3: Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại Chương III, Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

Người có thẩm quyền sau khi đã tiến hành đầy đủ các bước trên, tiến hành lập dự thảo Quyết định xử phạt trình người có thẩm quyền xử phạt.

Người có thẩm quyền xử phạt phải xem xét lại hồ sơ xử phạt để xác định về đối tượng, hành vi vi phạm, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thời hạn… khi có đủ đầy đủ căn cứ thì ký ban hành Quyết định.

Bước 4: Gửi, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Gửi Quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt trong vòng 2 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định (gửi thư bảo đảm hoặc gửi trực tiếp (phải lập biên bản có ký nhận giữa người giao quyết định và cá nhân/tổ chức bị xử phạt; trường hợp họ không nhận thì lập biên bản).

Cá nhân/tổ chức bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong vòng 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính (tính theo ngày nhận ký ở biên bản giao nhận hoặc ký nhận ở phiếu gửi bảo đảm). Trường hợp Quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định ngày thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn ghi trong Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó.

Quá thời hạn thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính(quá 10 ngày hoặc quá thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt) mà cá nhân/tổ chức không tự nguyện thi hành thì người đã ban hành quyết định xử phạt ban hành Quyết định cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt.

  • 352 lượt xem
👨 Songotenks Cập nhật: 12/01/2022
Xem thêm: Nghị định 04/2022/NĐ-CP
Sắp xếp theo