-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Văn mẫu lớp 7: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về lời chào hỏi (3 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7
Lời chào hỏi thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, Download.vn sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 7: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về lời chào hỏi.
Tài liệu bao gồm 3 đoạn văn mẫu, nhằm cung cấp thêm ý tưởng cho các bạn học sinh lớp 7 khi làm bài văn của mình.
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về lời chào hỏi
Đoạn văn nêu suy nghĩ về lời chào hỏi - Mẫu 1
Trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày của con người, lời chào hỏi vô cùng quan trọng. Bởi nó mang được những thông điệp tuyệt vời để tạo thiện cảm cho những người đối diện. Lời chào hỏi là lời nói dùng hoặc cử chỉ để biểu thị thái độ kính trọng với người nhận. Con cái chào hỏi ông bà, cha mẹ trước khi đi học và sau khi về nhà. Học sinh khi gặp thầy cô giáo thì chào hỏi... Việt Nam là một dân tộc coi trọng lễ nghĩa. Trong nguyên tắc ứng xử truyền thống, người Việt lấy lễ nghi làm trọng, xem thường vật chất. Trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện, con người phải biết chào nhau để thể hiện thái độ thành kính. Nhưng trong xã hội hiện đại, nhiều người cho rằng lời chào hỏi chỉ mang tính chất xã giao. Bởi vậy mà nó đã mất đi những giá trị tốt đẹp. Dù trải qua bao lâu, có lẽ bài học về “lời chào” khi xưa thì vẫn luôn tồn tại mãi. Đó chính là mực thước để giáo dục con người trong mỗi gia đình và nhà trường, xã hội, đặc biệt với thế hệ trẻ.
Đoạn văn nêu suy nghĩ về lời chào hỏi - Mẫu 2
Ông cha ta có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ” để cho thấy tầm quan trọng của lời chào trong cuộc sống. Trước hết có thể hiểu rằng lời chào là lời nói dùng để chào hỏi giữa những người quen thân hoặc cả xa lạ. Lời nói này thường là người dưới, người nhỏ tuổi cất lời chào với người trên, người lớn tuổi trước. Ví dụ như con cái chào hỏi bố mẹ trước khi đi học, học sinh chào thầy cô giáo, em gái chào anh chị… Ý nghĩa của lời chào thể hiện được sự tôn trọng, cũng như tạo được thiện cảm với người đối diện. Đặc biệt là với đất nước Việt Nam vốn trọng lễ nghi thì điều này lại ngày càng quan trọng. Nhưng trong cuộc sống hiện đại, nhiều bạn trẻ dường như đã quên mất giá trị của lời chào. Họ cho rằng lời chào hỏi chỉ là sự khách sáo, câu nệ. Đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Lời chào hỏi là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử, thể hiện được nhân cách tốt đẹp của con người. Chính vì vậy, thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là mỗi học sinh cần phải giữ gìn được điều đó.
Đoạn văn nêu suy nghĩ về lời chào hỏi - Mẫu 3
Lời chào hỏi có ý nghĩa quan trọng trong giao tiếp giữa con người với con người. Đặc biệt là đối với con người Việt Nam vốn coi trọng những quy tắc, lễ nghĩa. Lời chào hỏi thường được sử dụng cho cả những người thân quen hoặc xa lạ. Đa số đều do người nhỏ tuổi chào hỏi người lớn tuổi trước. Vai trò của lời chào trong cuộc sống không mang ý nghĩ xã giao như nhiều người thường nghĩ. Một lời chào hỏi trước hết thể hiện được sự tôn trọng đối với người nhận được. Đồng thời, nó còn cho thấy tình cảm quý mến, quan tâm của người nói với người nhận. Một lời chào cũng giống như một lời cảm ơn hay xin lỗi, không làm con người nghèo đi hay giàu lên. Nhưng nó góp phần thể hiện một nhân cách tốt đẹp, trình độ văn minh của con người. Bởi vậy mà ông cha mới có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ” hay “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” để khuyên nhủ con người có ý thức giữ gìn những lễ nghi, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Chọn file cần tải:
- Bài văn mẫu lớp 7: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về lời chào hỏi 48 KB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Đoạn văn về đức tính giản dị của Bác Hồ (21 mẫu)
Viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép liệt kê (19 mẫu)
Đoạn văn về tinh thần yêu nước của nhân dân ta (20 mẫu)
Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7 câu tả cảnh quê hương trong đó có một vài câu đặc biệt
Văn mẫu lớp 7: Viết đoạn văn trình bày quan điểm về việc học sinh sử dụng mạng xã hội
Lớp 7 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 12: Cảm nhận 8 câu thơ đầu bài Việt Bắc (3 Dàn ý + 13 mẫu)
100.000+ -
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về tình phụ tử
100.000+ 1 -
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về giờ trái đất (Dàn ý + 7 Mẫu)
50.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích hình tượng con Sông Đà (4 Dàn ý + 22 Mẫu)
100.000+ 1 -
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về hiện tượng nói tục chửi thề của học sinh
100.000+ 4 -
Soạn bài Cô bé bán diêm - Chân trời sáng tạo 6
10.000+ 1 -
Văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng (7 Mẫu)
10.000+ -
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến (Dàn ý + 7 Mẫu)
50.000+ -
34 đề ôn thi học kì 2 môn Toán lớp 9
50.000+ -
Phân tích bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc của Hồ Chí Minh
10.000+