Vì sao nấm không thuộc về thế giới thực vật hay động vật Khoa học tự nhiên 6 Bài 18 Cánh diều

Vì sao nấm không thuộc về thế giới thực vật hay động vật là một trong những câu hỏi trọng tâm nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 6 bài 18 sách Cánh diều.

Vì sao nấm không thuộc về thế giới thực vật hay động vật bao gồm 2 gợi ý trả lời hay nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 6 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi kiến thức để biết học tốt môn Khoa học tự nhiên. Đồng thời nhanh chóng trả lời được câu hỏi sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6 Bài 18. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Vì sao nấm không thuộc về thế giới thực vật hay động vật

Gợi ý 1

Nấm không được xếp vào giới thực vật vì những lý do sau

– Các loài nấm đều có những đặc điểm riêng, khác hẳn với các loài thực vật.

– Nấm có cơ thể chỉ là những sợi nấm và các dạng biến đổi của hệ sợi nấm. Nấm chưa có các cơ quan dinh dưỡng riêng biệt (như rễ, thân, lá ở thực vật). Sợi nấm chỉ có thể dài ra ở phần ngọn (khác với cây tre, cây mía vừa dài ra ở phần ngọn, vừa dài ra ở từng đốt).

– Nấm thuộc nhóm sinh vật có nhân thực giống như thực vật nhưng thành tế bào của nấm không phải làm bằng chất xenluloza như ở thực vật. Chất dự trữ trong tế bào nấm không phải là tinh bột như trong tế bào thực vật mà lại là glycogen (như chất dự trữ ở gan người).

– Dễ thấy nhất là nấm không có màu xanh, không có chất diệp lục như ở cây xanh. Cũng chính vì vậy mà nấm không có khả năng quang hợp như thực vật. Nấm không tự chế tạo ra được các chất hữu cơ từ chất vô cơ mà phải “ăn” các chất hữu cơ có sẵn (chúng hút chất dinh dưỡng từ những sinh vật hay thực vật khác)

Ví dụ: Một số loài nấm giết cả động vật; một số khác săn mồi bằng thòng lọng, chúng dùng sợi nấm thắt vòng để bẫy sâu bọ…

Gợi ý 2

Nấm không thuộc về thế giới thực vật hay động vật vì: nấm không có chất diệp lục, nấm cũng chưa có các cơ quan dinh dưỡng riêng biệt (như rễ, thân, lá ở thực vật). Sợi nấm chỉ có thể dài ra ở phần ngọn (khác với cây tre, cây mía vừa dài ra ở phần ngọn, vừa dài ra ở từng đốt).

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 12
  • Lượt xem: 588
  • Dung lượng: 73,8 KB
Sắp xếp theo