Vật lí 10 Bài 9: Chuyển động ném Soạn Lý 10 trang 50 sách Chân trời sáng tạo

Vật lí 10 Bài 9 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần mở đầu 2 bài tập cuối bài Chuyển động ném được nhanh chóng chính xác và dễ dàng hơn.

Giải Vật lý 10 Chân trời sáng tạo Bài 9 hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa rất chi tiết, chính xác. Hy vọng rằng tài liệu sẽ giúp các em học sinh học tốt môn Vật lí 10. Đồng thời các thầy cô giáo, bậc phụ huynh có thể sử dụng tài liệu để hướng dẫn các em khi tự học. Vậy sau đây là trọn bộ tài liệu soạn Vật lí 10 bài 9 Chân trời sáng tạo mời các bạn lớp 10 cùng theo dõi.

Phần Mở đầu

Chuyển động ném là một chuyển động thường gặp trong cuộc sống như: máy bay trực thăng thả những thùng hàng cứu trợ (Hình 9.1a), vận động viên đẩy tạ (Hình 9.1b). Trong cả hai trường hợp, vật đều được ném từ một độ cao h so với mặt đất và có vận tốc đầu v0 hợp với phương ngang một góc α ( 0 ≤ α ≤ 90°) . Để thùng hàng rơi trúng vị trí cần thiết, quả tạ bay đi được quãng đường xa nhất, cần phải có những điều kiện gì?

Gợi ý đáp án 

Để thùng hàng rơi trúng vị trí cần thiết, quả tạ bay đi được quãng đường xa nhất, cần phải có những điều kiện:

- Máy bay ở một độ cao xác định

- Người ném tạ phải ném quả tạ với một độ cao, vận tốc và góc ném thích hơp để quả tạ bay được xa nhất.

Phần Bài tập

Bài 1 trang 53

Một máy bay đang bay ở độ cao 5 km với tốc độ 500 km/h theo phương ngang thì thả rơi một vật. Hỏi người lái máy bay phải vật cách mục tiêu bao xa theo phương ngang để vật rơi trúng mục tiêu? Lấy g = 9,8 m/s2.

Gợi ý đáp án

Để rơi trúng mục tiêu thì tầm xa của vật ném ngang phải bằng với khoảng cách từ vật đến mục tiêu theo phương ngang.

L\;=\;v_0\;\sqrt{\frac{2h}g}\;=\;\frac{500}{3,6}\;\;.\;\sqrt{\frac{2.5000}{9,8}}\;\approx\;4436,6\;m\(L\;=\;v_0\;\sqrt{\frac{2h}g}\;=\;\frac{500}{3,6}\;\;.\;\sqrt{\frac{2.5000}{9,8}}\;\approx\;4436,6\;m\)

Bài 2 trang 53

Một vận động viên ném một quả bóng chày với tốc độ 90 km/h từ độ cao 1,75 m (Hình 9P.1). Giả sử quả bóng chày được ném ngang, lực cản của không khí là không đáng kể và lấy g = 9,8 m/s2.

a) Viết phương trình chuyển động của quả bóng chày theo hai trục Ox, Oy.

b) Quả bóng chày đạt tầm xa bao nhiêu? Tính tốc độ của nó ngay trước khi chạm đất.

Gợi ý đáp án

Đổi: 90 km/h = 25 m/s

a) Phương trình chuyển động của quả bóng chày:

\left\{\begin{array}{l}Ox\;:\;x\;=\;v_ot\;=\;25t\\Oy\;:\;y\;=\;\frac12gt^2\;=\;4,9t^2\end{array}\right.\(\left\{\begin{array}{l}Ox\;:\;x\;=\;v_ot\;=\;25t\\Oy\;:\;y\;=\;\frac12gt^2\;=\;4,9t^2\end{array}\right.\)

b) Tầm xa:

L\;=\;v_0\;\sqrt{\frac{2h}g}\;=\;25\;.\;\sqrt{\frac{2.1,75}{9,8}}\;=\;14,94\;m\(L\;=\;v_0\;\sqrt{\frac{2h}g}\;=\;25\;.\;\sqrt{\frac{2.1,75}{9,8}}\;=\;14,94\;m\)

Tốc độ trước khi chạm đất:

v\;=\;\sqrt{2gh}\;=\;\sqrt{2.9,\;8.1,\;75}\;=\;5,86\;m/s\(v\;=\;\sqrt{2gh}\;=\;\sqrt{2.9,\;8.1,\;75}\;=\;5,86\;m/s\)

Lý thuyết Chuyển động ném

*Chuyển động ném ngang

- Quỹ đạo của viên bi vàng có dạng đường cong.

- Trên trục Ox: hình chiếu vị trí của viên bi vàng di chuyển được những quãng đường như nhau sau những khoảng thời gian bằng nhau. Do đó trên phương này, viên bi vàng chuyển động thẳng đều.

- Trên trục Oy: hình chiếu vị trí của viên bi vàng hoàn toàn trùng với vị trí của viên bi màu đỏ ở hình 9.2. Do đó trên phương này, viên bi vàng chuyển động nhanh dần đều.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm