Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 28 Kết nối tri thức Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật

Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 28 Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu vô cùng hữu ích tổng hợp 20 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh kiến thức về Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật với các mức độ: vận dụng, thông hiểu và vận dụng cao.

TOP 20 câu hỏi trắc nghiệm Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật sẽ giúp các bạn học sinh lớp 11 làm quen với các dạng bài tập. Qua đó có định hướng học tập, ôn luyện đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Vậy dưới đây là 20 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 bài 28 Kết nối tri thức mời các bạn cùng theo dõi.

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh 11 Bài 28 Kết nối tri thức

Câu 1: Tập hợp các mô cùng thực hiện một chức năng tạo thành:

A. Hợp tử
B. Cơ quan
C. Cơ thể
D. Tế bào

Câu 2: Khi hệ hô hấp ngừng hoạt động, thì điều gì xảy ra?

A. Các hệ khác hoạt động bình thường
B. Trừ hệ sinh dục, các hệ khác đều dừng hoạt động
C. Trừ hệ bài tiết, các hệ khác hoạt động bình thường
D. Tất cả các hệ dừng hoạt động

Câu 3: Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là

A. Các đại phân tử
B. Tế bào
C. Mô
D. Cơ quan

Câu 4: Một người thực hiện chạy dài. Khi chạy có mồ hôi chả ra, tim đập nhanh. Hỏi có những hệ nào tham gia hoạt động mạnh khi người này chạy?

A. Hệ bài tiết, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp
B. Hệ tuần hoàn, hệ vận động, hệ hô hấp
C. Hệ bài tiết, hệ tuần hoàn, hệ vận động, hệ hô hấp
D. Hệ bài tiết, hệ vận động, hệ hô hấp

Câu 5: Khi hệ tiêu hóa không có thức ăn để thực hiện hoạt động thì điều gì sẽ xảy ra?

A. Mọi thứ diễn ra bình thường
B. Tất cả các cơ quan, giác qua sẽ giảm hiệu suất hoạt động, có khi là tạm ngưng hoạt động
C. Các giác quan bị ngừng hoạt động ngay lập tức
D. Trừ hệ tuần hoàn, các hệ khác không hoạt động

Câu 6: Cơ thể thực vật được tạo thành từ cơ quan nào?

A. Cơ quan sinh dưỡng
B. Cơ quan sinh sản
C. Cả 2 đáp án trên
D. Không đáp án nào chính xác

Câu 7: Điều dưới đây đúng khi nói về một hệ thống sống :

A. Một hệ thống mở
B. Có khả năng tự điều chỉnh
C. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 8: Khi bị đứt tay, sẽ có những hệ nào tham gia để bảo vệ cơ thể?

A. Hệ thần kinh, hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn
B. Chỉ hệ miễn dịch
C. Chỉ hệ thần kinh
D. Không có đán án chính xác

Câu 9: Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxygen tới tế bào, đưa các chất thải và carbon dioxide từ tế bào tới các cơ quan để thải ra ngoài. Đây là mối quan hệ của hệ nào?

A. Hô hấp, bài tiết, tiêu hóa và tuần hoàn
B. Hô hấp và thần kinh
C. Hô hấp và bài tiết
D. Hô hấp và nội tiết

Câu 10: Đọc thông tin dưới đây: "Về quần thể thực vật mà cụ thể là rừng nhiệt đới thì những cây ưa ánh sáng sẽ phát triển ở tầng trên cùng (thân cao to, tán lá rộng để có thể hấp thụ lượng ánh sáng tối đa), tiếp theo là tầng thân gỗ ưa sáng ở mức độ trung bình sẽ phát triển phía dưới tầng thân gỗ ưa sáng. tiếp nữa là tầng cây thân leo, cây ưa bóng râm, thân thảo sẽ phát triển ở gần sát mặt đất. Đây là ví dụ về sự phân tầng của thực vật trong rừng nhiệt đới"

Ví dụ trên thể hiện đặc điểm nào của thế giới sống?

A. Thế giới sống liên tục tiến hóa
B. Hệ thống tự điều chỉnh
C. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
D. Hệ thống mở

Câu 11: Mỗi liên hệ giữa hệ bài tiết và hệ tuần hoàn?

A. Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của hệ tuần hoàn
B. Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.
C. Mỗi hệ đều có chức năng riêng và không có mỗi liên hệ
D. Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài không qua hệ tuần hoàn

Câu 12: Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành:

A. Hệ cơ quan
B. Mô
C. Cơ thể
D. Cơ quan

Câu 13: Trong hoạt động lao động, các cơ quan cần được tăng cường cung cấp các chất dinh dưỡng và 02. Hệ thần kinh điều khiển tim tăng cường nhịp đập, các mạch máu ở các cơ bắp dãn ra để dòng máu đưa glucôzơ và 02 đến cung cấp kịp thời cho nhu cầu của các cơ đó, đồng thời đưa C02 và các sản phẩm của quá trình chuyển hoá trong các cơ quan đến các cơ quan bài tiết hoặc các tế bào của cơ thể như gan, phổi, thận. Trong khi đó, các tế bào alpha của đảo tuỵ thuộc tuyến tuỵ tiết ra glucagôn có tác dụng chuyển glicôgen dự trữ trong các tế bào gan và cơ thành glucôzơ đưa vào máu đê cung cấp cho các cơ quan đang hoạt động.

Đây là ví dụ về điều gì?

A. Sự hoạt động của cơ thể
B. Sự phối hợp giữa hệ thần kinh và hệ nội tiết
C. Chức năng của hệ thần kinh
D. Chức năng của hệ nội tiết

Câu 14: Cho các ý sau

1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
2. Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định.
3. Liên tục tiến hóa.
4. Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.
5. Có khả năng cảm ứng và vận động.
6. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.

Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống cơ bản?

A. 5
B. 3
C. 4
D. 2

Câu 15: Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp?

A. Cả hai đều có chung nhiều sản phẩm trung gian và nhiều hệ Enzyme. Sản phẩm của quá trình quang hợp là chất hữu cơ và Oxy cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp. Sản phẩm của quá trình hô hấp là CO2và H2O lại cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp
B. Cả hai đều có chung nhiều sản phẩm trung gian và nhiều hệ Enzyme. Sản phẩm của quá trình quang hợp là chất hữu cơ và Oxy cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp. Sản phẩm của quá trình hô hấp là O2và H2O lại cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp
C. Cả hai đều có chung nhiều sản phẩm trung gian và nhiều hệ Enzyme. Sản phẩm của quá trình quang hợp là chất hữu cơ và Oxy cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp. Sản phẩm của quá trình hô hấp là CO2và O2 lại cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp
D. Mỗi quá trình đều có chức năng riêng và không có mối liên hệ

Câu 16: Khi hệ thần kinh bị stress thì điều gì sẽ xảy ra?

A. Hệ vận động giảm sức hoạt động
B. Hệ tiêu hóa hoạt động chậm
C. Tim cảu hệ tuần hoàn đập nhanh, áp lực máu cao
D. Tất cả đều đúng

Câu 17: Các cấp tổ chức của thế giới sống không bao gồm thành phần nào dưới đây?

A. Mô
B. Bào quan
C. Phân tử
D. Nguyên tử

Câu 18: Tất cả các tổ chức sống đều là hệ mở. Tại sao?

A. Vì thường xuyên trao đổi chất với môi trường
B. Vì thường xuyên có khả năng tự điều chỉnh
C. Vì thường xuyên biến đổi và liên tục biến hóa
D. Vì có khả năng sinh sản, cảm ứng và vận động

Câu 19: Căn cứ chủ yếu để coi tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống là

A. Chúng có cấu tạo phức tạp
B. Chúng được cấu tạo bởi nhiều bào quan
C. Ở tế bào có các đặc điểm chủ yếu của sự sống
D. Cả A, B, C

Câu 20: Sự tự điều chỉnh của cơ thể sinh vật?

A. Tự điều chỉnh là cơ chế mà chỉ hai cấp độ tổ chức từ sống từ thấp đến cao đều có nhằm duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống
B. Tự điều chỉnh là cơ chế mà chỉ một cấp độ tổ chức từ sống từ thấp đến cao đều có nhằm duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống
C. Tự điều chỉnh là cơ chế mà mọi cấp độ tổ chức từ sống từ rất cao đến cao đều có nhằm duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống
D. Tự điều chỉnh là cơ chế mà mọi cấp độ tổ chức từ sống từ thấp đến cao đều có nhằm duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống

Chia sẻ bởi: 👨 Mai Lê
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 22
  • Lượt xem: 176
  • Dung lượng: 93,8 KB
Tìm thêm: Sinh học 11
Sắp xếp theo