Tổng hợp những hàm Excel dùng trong ngân hàng
Chúng ta đều biết ứng dụng Excel trong bộ ứng dụng Microsoft Office dành cho dân văn phòng có rất nhiều hàm tính giúp ích rất nhiều trong cuộc sống, ví dụ như tính thâm niên năm công tác bằng Excel, cách tính số ngày trong Excel... Và một trong những lĩnh vực mà Excel cũng hỗ trợ rất tốt đó là lĩnh vực ngân hàng.
Ở dưới đây Download.vn đã tổng hợp lại 4 hàm tính của Excel hay sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng, gồm có hàm FV và PMT sử dụng trong hoạt động gửi tiền còn hai hàm PPMT và TPMT ứng dụng trong hoạt động vay tiền ngân hàng.
Bạn có thể sử dụng hàm dưới đây để tính lãi suất ngân hàng, tính lãi suất vay ngân hàng hoặc cách tính lãi suất vay ngân hàng, cách tính lãi suất gửi ngân hàng. Nếu không đủ điều kiện sử dụng phần mềm Microsoft Office thì bạn có thể sử dụng phần mềm WPS Office miễn phí.
Microsoft Excel Online
Microsoft Excel cho iOS
Microsoft Excel cho Android
Tổng hợp hàm tính Excel dùng trong ngân hàng
1. Hàm FV (tính tổng tiền gửi tiết kiệm)
Hàm FV được dùng để tính tổng số tiền mà bạn sẽ nhận được khi gửi một số tiền nhất định (theo định kỳ) vào một ngân hàng có lãi suất nhất định.
Ví dụ như ở trên hình, số tiền bạn muốn gửi vào là 500.000 VND (gửi định kỳ hàng tháng) vào ngân hàng A, với mức lãi xuất là 11,50% / năm, tổng thời gian là 60 tháng (5 năm).
Vậy tổng số tiền mà bạn sẽ nhận được sau 5 năm sẽ được tính theo hàm FV (rate, nper, pmt, pv, type) như trên hình. Trong đó:
- rate: Lãi suất
- nper: Tổng thời gian gửi
- pv: Tổng số tiền
- type: Kiểu, có hai giá trị là 1 hoặc 0 (1 là thanh toán vào đầu tháng, 0 là thanh toán vào cuối tháng)
Bạn có thể thấy rằng thời gian gửi cho 5 năm đổi thành 60 tháng nên giá trị của tham số lãi suất cũng được chia cho 12 để có thể thu được giá trị chính xác trong 5 năm. Lưu ý là bạn cần phải đặt dấu trừ trước hàm FV để thu được kết quả là số dương.
2. Hàm PMT
Hàm PMT có chức năng ngược với hàm FV, sử dụng khi bạn đã biết được số tiền nhận được, thời gian gửi tiền và phần trăm lãi suất ngân hàng thì tổng số tiền bạn phải gửi vào là bao nhiêu sẽ được tính bằng hàm PMT.
Ví dụ, bạn muốn gửi tiền vào ngân hàng B với lãi suất là 5.66% / năm trong khoảng thời gian 5 năm để thu được một khoản tiền là 57,707,554.34 VND thì tổng số tiền mà bạn cần phải gửi vào ngân hàng đó là bao nhiêu.
Lúc này bạn có thể sử dụng hàm PMT với công thức tính tương tự như hàm FV ở trên, trong đó C2 là lãi suất/năm, C4 là thời gian gửi tiền (5 năm tương đương với 60 tháng), C5 là tổng số tiền bạn mong nhận được
3. Hàm PPMT
Hàm PPMT dùng để tính số tiền gốc mà bạn phải trả hàng tháng khi vay tiền ở ngân hàng, dĩ nhiên là bạn đã biết trước lãi suất cho vay, số tiền vay và thời gian cho vay.
Ví dụ như ở trên hình, bạn đang cần số tiền là 35.000.000 VND và sẽ vay ở ngân hàng A với mức lãi suất là 4,55% với mốc thời gian là 120 tháng (10 năm). Lúc này bạn sẽ sử dụng PPMT để tính toán số tiền sẽ phải trả hàng tháng cho ngân hàng như trên hình.
4. Hàm IPMT
Hàm IPMT dùng để tính số tiền lãi mà bạn phải trả hàng tháng. Bạn sẽ sử dụng hàm IPMT để tính cho trường hợp vay tiền ở ngân hàng A như trên hình, tổng số tiền phải trả vào ngân hàng bao gồm số tiền gốc (sử dụng hàm PPMT để tính) và số tiền lãi (sử dụng hàm IPMT để tính).
Cụ thể là số tiền lãi hàng tháng được tính bằng công thức sau: =IPMT(B$2/12, A7, B$4, B$3)
Sau khi tính toán tất cả các tháng, cộng tất cả lại để kiểm tra tổng số tiền gốc và lãi phải trả sau 120 tháng, cụ thể như ở trên hình, có thể thấy sau 120 tháng bạn đã trả đủ 35.000.000 VND tiền vốn, còn số tiền lãi 8.629.431 VND là bạn phải trả cho ngân hàng.
Trên đây là một số hàm tính thông dụng của Excel dùng trong ngân hàng, hy vọng với những công thức tính lãi suất ngân hàng trên đây sẽ giúp cho công việc của bạn được thực hiện nhanh chóng hơn. Bạn có thể tham khảo bài viết Cách sử dụng các ký hiệu tiền tệ khác nhau ở trong Excel để tiện tính toán hơn nhé