Sơ đồ tư duy 7 vùng kinh tế Sơ đồ hóa kiến thức 7 vùng kinh tế Việt Nam

Sơ đồ tư duy 7 vùng kinh tế là tài liệu vô cùng hữu ích được biên soạn rất chi tiết cụ thể giúp các em hệ thống kiến thức dễ dàng nhất về 7 vùng kinh tế trọng điểm.

Sơ đồ tư duy 7 vùng kinh tế trọng điểm giúp học sinh tổng hợp và tóm tắt kiến thức một cách dễ dàng, sinh động, giúp hiểu rõ mối quan hệ giữa các vùng kinh tế. Đồng thời giúp các bạn học sinh ôn luyện nhanh chóng nắm vững kiến thức dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn. Vậy sau đây là sơ đồ tư duy 7 vùng kinh tế và tóm tắt lý thuyết mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

1. Sơ đồ tư duy 7 vùng kinh tế

1.1 Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

1.2 Vùng đồng bằng sông Hồng

1.3 Vùng Bắc Trung Bộ

1.4 Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

1.5 Vùng Tây Nguyên

1.6 Vùng Đông Nam Bộ

1.7 Vùng đồng bằng Sông Cửu Long

Xem thêm: Sơ đồ tư duy môn Địa lý 12

2. Tóm tắt 7 vùng kinh tế trọng điểm

I. TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ: 15 tỉnh ( 4 Tây Bắc, 11 Đông Bắc).

1) Khái quát chung:

- Vùng có nhiều tỉnh nhất nước ta.

- Vùng có lãnh thổ diện tích lớn nhất nước ta.

- Vùng giàu khoáng sản bậc nhất nước ta.

- Vùng có đai ôn đới núi cao, (có đủ ba đai cao), địa hình cao nhất nước ta.

- Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất, mật độ dân số thấp nhất.

- Vùng có trữ năng thủy điện lớn nhất.

- Vùng trồng chè lớn nhất, nuôi trâu nhiều nhất.

- Vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc (đặc biệt vùng núi Đông Bắc).

- Có khả năng đa dạng hóa kinh tế vì tài nguyên thiên nhiên đa dạng.

- Hạn chế về thị trường tại chỗ, thiếu lao động lành nghề.

- Nhiều dân tộc ít người, kinh nghiệm chinh phục tự nhiên, vẫn lạc hậu, du canh, du cư.

2) Các thế mạnh nổi bật về kinh tế

a. Thế mạnh về khai thác và chế biến khoáng sản:

- Là thế mạnh nổi bật do giàu có khoáng sản bậc nhất nước ta.

- Khó khăn khai thác khoáng sản: Khoáng sản phân tán, trữ lượng nhỏ, tập trung trên địa hình dốc à phương tiện hiện đại, chi phí cao.

- Than

+ Tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, trữ lượng lớn, chất lượng tốt nhất ĐNA.

+ Than: dùng cho nhà máy nhiệt điện và xuất khẩu.

- Khoáng sản tập trung nhiều ở Tây Bắc: Quặng đồng – niken, đất hiếm.

- Khoáng sản kim loại tập trung nhiều ở Đông Bắc: sắt, kẽm – chì, đồng – vàng, thiếc – bô xít.

- Thiếc được khai thác chủ yếu ở Tỉnh Túc (Cao Bằng), chủ yếu là phục vụ cho xuất khẩu.

- A patit ở Lào Cai được khi thác chủ yếu phục vụ sản xuất phân lân.

b. Thế mạnh về thủy điện

- Tiềm năng thủy điện lớn do sông ngòi chảy trên địa hình dốc.

- Trữ năng thủy điện trên sông Hồng (11 triệu kW) và sông Đà ( 6 triệu kW)

- Ý nghĩa của phát triển thủy điện: tạo động lực phát triển, nhất là khai thác chế biến khoáng sản, điều hòa chế độ lũ cho sông ngòi, phát triển du lịch,..

- Vấn đề cần chú ý: Bảo vệ môi trường.

c. Thế mạnh trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, cây rau quả, ăn quả của vùng cận nhiệt và ôn đới.

- Thuận lợi: trồng cây CN, cây dược liệu, ăn quả: KH nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh đất feralit đá phiến, đá vôi; phù sa cổ.

- Khó khăn: rét đậm, rét hại, thiếu nước về mùa đông; công nghiệp chế biến chưa phát triển tương xứng.

- Cây CN chủ yếu: Chè, chè trồng nhiều ở Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái. Cà phê chè trồng ở Sơn La.

- Ở vùng núi cao giáp biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoàng Liên Sơn: trồng thuốc quý, mận đào, lê...

- Sa Pa: trồng rau ôn đới, hạt giống quanh năm, hoa xuất khẩu.

- Ý nghĩa đẩy mạnh cây công nghiệp => Phát triển nông nghiệp hàng hóa, hạn chế du canh, du cư, tạo việc làm, tăng thu nhập, ..

d. Thế mạnh chăn nuôi

- Điều kiện phát triển: nhiều đồng cỏ, trên cao nguyên 600 -700m, chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê

- Nuôi trâu nhiều vì: => khỏe, ưa ẩm, chịu rét, thích nghi chăn thả trong rừng

- Khó khăn chăn nuôi gia súc: => công tác vận chuyển sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ, đồng cỏ cải tạo.

- Đàn lợn tăng nhanh do: =>giải quyết lương thực cho người, dư hoa màu cho chăn nuôi.

e. Kinh tế biển tổng hợp

- Có tỉnh Quảng Ninh giáp biển, phát triển đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy sản, du lịch, cảng biển Cái Lân.

II. ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (10 TỈNH)

1. Khái quát

- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

- Lịch sử hình thành lãnh thổ lâu đời.

- Vùng số dân, mật độ dân số cao nhất.

- Vùng có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất.

- Vùng có năng suất lúa cao nhất do thâm canh, đất đai màu mỡ.

- Vùng có than nâu nhiều nhất.

- Tài nguyên quan trọng: Đất, nước, biển, khoáng sản, khí hậu.

- Thuận lợi về kinh tế xã hội: Lao động có trình độ cao, cơ sử hạ tầng tốt, lịch sử đinh cư lâu đời, vốn đầu tư nhiều,..

- Vấn đề nan giải ĐBSH: Thiếu việc làm

- Chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai: bão, lụt, hạn hán..

- Khó khăn phát triển công nghiệp: thiếu tài nguyên, nguyên liệu, sử dụng chưa hợp lí.

2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Chuyển dịch cơ cấu còn chậm, chưa phát huy được thế mạnh của vùng.

- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu KT: giảm tỉ trọng KV 1, tăng KV 2 và 3, do tác động của quá trình CNH,HĐH.

- Ý nghĩa chuyển dịch: Phát huy thế mạnh, tạo tăng trưởng tốc độ nhanh, hiệu quả cao, giải quyết xã hội, môi trường.

- Có sự khác nhau trong nội bộ ngành, trọng tâm hiện đại hóa CN chế biến, dịch vụ; phát triển nông nghiệp hàng hóa.

- Khu vực 1: giảm trồng trọt, tăng chăn nuôi, thủy sản. Trồng trọt giảm lương thực, tăng cây CN, thực phẩm.

- Khu vực 2: Hình thành công nghiệp trọng điểm: CB lương thực thực phẩm, dệt may, da giày, vật liệu xây dựng, cơ khí điện tử.

- Khu vực 3: du lịch là ngành tiềm năng, tài chính, ngân hàng, giáo dục...phát triển mạnh.

III. BẮC TRUNG BỘ ( 6 tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế)

1. Khái quát

- Gồm 6 tỉnh (có 1 tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung), diện tích đừng thứ 3 cả nước.

- Vị trí là cầu nối giữa các vùng kinh tế phía Bắc và phía Nam, Tây giáp Lào, Đông là Biển Đông.

- Ranh giới BTB và DHNTB: dãy Bạch Mã

- Vùng có bão nhiều nhất, chịu ảnh hưởng của gió mạnh nhất.

- Khoáng sản chỉ sau TDMNBB, rừng sau Tây Nguyên.

- Tất cả các tỉnh đều có phía Tây giáp Lào và phía Đông giáp Biển Đông.

- Vùng có trình độ thâm canh thấp.

- Vấn đề nổi bật: Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư. Phát triển cơ sở năng lượng và hệ thống GTVT

- Bắc Trung Bộ thuộc miền tự nhiên Tây Bắc và bắc Trung Bộ.

- Địa hình của tất cả các tỉnh đều có biển, đồng bằng và đồi núi à tạo điều kiện hình thành cơ cấu nông lâm ngư nghiệp.

2. Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư.

- Ý nghĩa hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp :

+ tạo ra cơ cấu ngành, thế liên hoàn trong phát triển kinh tế theo không gian.

+ tạo cơ cấu kinh tế hợp lí, khai thác tốt các tiềm năng về tự nhiên.

+ tạo nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp, tạo hàng xuất khẩu, tăng tích lũy vốn cho phát triển công nghiệp của vùng.

a) Thế mạnh về Lâm Nghiệp

- Rừng giàu: Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình.

- Rừng chiếm diện tích nhiều nhất là rừng phòng hộ.

- Rừng đặc dụng : bảo tồn động vật quý hiếm

- Rừng ven biển: chắn gió, bão, cát bay, cát chảy

- Rừng phòng hộ: điều hòa nguồn nước, hạn chế lũ...

- Vấn đề chú ý trong phát triển lâm nghiệp: khai thác hợp lí, đi đôi tu bổ bảo vệ rừng.

b) Thế mạnh về nông nghiệp

- Vùng đồi trước núi, đất bazan : => chăn nuôi đại gia súc, cây CN lâu năm

- Đồng bằng đất cát pha: => cây công nghiệp hàng năm

- Hình thành vùng chuyên canh cây CN lâu năm và vùng lúa thâm canh, nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa và thể hiện sự phân bố cây con phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.

c) Thế mạnh về ngư nghiệp

- Tỉnh trọng điểm nghề cá: Nghệ An

- Hạn chế thủy sản: tàu thuyền công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ, nguồn lợi suy giảm

- Vấn đề làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển: nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn.

3. Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.

a) Phát triển công nghiệp

- Thuận lợi: Giàu tài nguyên khoáng sản, nguồn nguyên liệu dồi dào trong nông- lâm- ngư nghiệp, lao động giá rẻ.

- Khó khăn công nghiệp: hạn chế về kĩ thuật và vốn.

- Ngành công nghiệp phát triển mạnh: Sản xuất xi măng, cơ khí, chế biến lâm sản.

- Vấn đề ưu tiên phát triển CN: cơ sở năng lượng.

- Hạn chế về nhiên liệu tại chỗ, giải quyết nhu cầu diện dựa vào lưới điện quốc gia.

b) Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải

- Đường HCM, quốc lộ 7, 8, 9: phát triển huyện phía tây, phân bố dân cư, đô thị mới.

- Phát triển giao thông Đông - Tây => tăng cường giao thương nước láng giềng.

- Cửa khẩu quan trọng nhất vùng: Lao Bảo

- Quốc lộ 1 nâng cấp, hầm qua Hải Vân: => tăng khả năng vận chuyển, tạo sức hút cho luồng vận tải Bắc- Nam.

............

Tải file tài liệu để xem thêm Sơ đồ tư duy 7 vùng kinh tế

Chia sẻ bởi: 👨 Thu Thảo
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 1.235
  • Lượt xem: 37.821
  • Phát hành:
  • Dung lượng: 1,2 MB
Liên kết tải về
Sắp xếp theo

    Chủ đề liên quan