Nghị định 120/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật phí và lệ phí Quy định về kê khai, thu, nộp phí, lệ phí; quản lý, sử dụng phí
Nghị định 120/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật phí và lệ phí quy định về kê khai, thu, nộp phí, lệ phí; quản lý, sử dụng phí; quyết toán phí, lệ phí; trách nhiệm trong việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí.
Theo đó, những quy định chung của nghị định 120/2016/NĐ-CP như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về kê khai, thu, nộp phí, lệ phí; quản lý, sử dụng phí; quyết toán phí, lệ phí; trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức trong việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với:
1. Người nộp phí, lệ phí bao gồm tổ chức, cá nhân được cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước theo quy định của Luật phí và lệ phí.
2. Tổ chức thu phí, lệ phí bao gồm cơ quan nhà nước, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được thu phí, lệ phí theo quy định của Luật phí và lệ phí.
3. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến kê khai, thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí.
Những điểm nổi bật của nghị định 120/2016/NĐ-CP
1. Kê khai, thu, nộp, quyết toán phí, lệ phí
- Theo quy định tại Nghị định số 120/2016, người nộp phí, lệ phí kê khai, nộp phí, lệ phí theo tháng, quý, năm hoặc theo từng lần phát sinh.
- Tổ chức thu phí, lệ phí tiến hành kê khai, nộp phí, lệ phí đã thu như sau, theo Nghị định 120/NĐ-CP:
- Toàn bộ phí, lệ phí thu được sẽ nộp vào ngân sách nhà nước; thực hiện kê khai, nộp lệ phí theo tháng và quyết toán lệ phí năm theo quy định.
- Định kỳ hàng ngày, tuần hoặc tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí thu được vào Tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước.
- Tổ chức thu phí đường bộ, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thu phí, lệ phí thực hiện kê khai, thu, nộp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Nguyên tắc quản lý và sử dụng phí
Nghị định 120/2016 quy định việc sử dụng các khoản phí như sau:
- Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện phải nộp vào ngân sách nhà nước, trường hợp được khoán chi phí thì được khấu trừ theo tỷ lệ, còn lại nộp ngân sách.
- Với các đơn vị sự nghiệp công lập, phí thu từ các hoạt động dịch vụ được để lại một phần hoặc toàn bộ để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, còn lại nộp ngân sách.
- Tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, còn lại nộp ngân sách, trừ trường hợp Chính phủ có quy định khác.
3. Xác định tỷ lệ để lại và quản lý, sử dụng phí
- Theo Nghị định số 120 năm 2016, số tiền phí được khấu trừ hoặc để lại bằng số tiền phí thu được nhân cho tỷ lệ để lại.
- Tỷ lệ để lại = (Dự toán cả năm về chi phí cần thiết cho các hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí x 100)/Dự toán cả năm về phí thu được
- Tổ chức thu phí lập dự toán thu, chi và tỷ lệ để lại tại Đề án thu phí, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Nghị định 120/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/01/2017.

Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
- Nghị định 120/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật phí và lệ phí dự phòng 12/12/2018 Download

Tài liệu tham khảo khác
Nghị định 91/2022/NĐ-CP
Luật Ngân sách Nhà nước 2015
Thông tư 226/2016/TT-BTC
Thông tư 258/2016/TT-BTC
Luật tổ chức Chính phủ 2015
Thông tư 59/2017/TT-BTC
Nghị định 61/2017/NĐ-CP
Thông tư 229/2016/TT-BTC
Thông tư 190/2016/TT-BTC về phí khai thác địa chất khoáng sản
Thông tư 198/2016/TT-BTC về lệ phí đường thủy nội địa và đường sắt
Thông tư 210/2016/TT-BTC
Thông tư 216/2016/TT-BTC về phí thi hành án dân sự
Thông tư 268/2016/TT-BTC về phí sử dụng mã số viễn thông
Thông tư 269/2016/TT-BTC về lệ phí an toàn thông tin mạng
Thông tư 245/2016/TT-BTC về phí thẩm định điều kiện kinh doanh trong kỹ thuật an toàn lao động
Thông tư 274/2016/TT-BTC về phí Hải quan, lệ phí hàng hóa
Thông tư 293/2016/TT-BTC về phí sử dụng đường bộ
Thông tư 188/2016/TT-BTC về phí sát hạch lái xe, lệ phí cấp giấy phép lái xe
Thông tư 215/2016/TT-BTC quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp
Thông tư 271/2016/TT-BTC
Pháp luật tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 11: Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu (3 Dàn ý + 24 Mẫu)
1M+ -
Hướng dẫn học tập Mô đun 4 - Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
10.000+ -
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
100.000+ 20 -
Đoạn văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy)
10.000+ -
Văn mẫu lớp 11: Hình ảnh thiên nhiên và con người trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
50.000+ -
Văn mẫu lớp 11: Phân tích hình ảnh làng Vũ Đại trong truyện Chí Phèo (Dàn ý + 4 mẫu)
10.000+ -
Tập làm văn lớp 5: Tả một con suối mà em biết
100.000+ -
Nghị luận xã hội về tính tự lập của giới trẻ hiện nay
100.000+ -
Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên (6 mẫu)
10.000+ 2 -
Tập làm văn lớp 4: Đoạn văn kể về một lần em được đi chơi xa (7 mẫu)
10.000+ 1