Mẫu hồ sơ đề nghị giảm mức đóng BHXH bắt buộc với doanh nghiệp Ban hành tại Nghị định 58/2020/NĐ-CP

Mẫu hồ sơ đề nghị giảm mức đóng BHXH bắt buộc với doanh nghiệp đã được Chính phủ ban hành tại phụ lục của Nghị định 58/2020/NĐ-CP về quy định mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Sau đây sẽ là điều kiện, thủ tục, đơn đề nghị giảm mức đóng BHXH bắt buộc cho doanh nghiệp và báo cáo đánh giá công tác an toàn vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động, mời các bạn cùng tham khảo.

Điều kiện được đề nghị giảm mức đóng BHXH bắt buộc

Theo đó, doanh nghiệp được đề xuất áp dụng mức đóng bảo hiểm xã hội thấp hơn mức đóng bình thường (chỉ phải đóng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thay vì 0,5%) khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Là doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Trong vòng 03 năm liền trước năm đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội;

- Thực hiện báo cáo định kỳ tai nạn lao động, an toàn, vệ sinh lao động, chính xác, đầy đủ, đúng hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất;

- Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất.

Mẫu hồ sơ đề nghị giảm mức đóng BHXH bắt buộc

Theo đó, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN, nộp hồ sơ đề xuất áp dụng mức đóng thấp hơn bình thường (0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thay vì 0,5%) bao gồm:

- Văn bản đề nghị theo Mẫu số 01.

- Bản sao chứng thực báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động theo Mẫu số 02 được thực hiện bởi tố chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động .

Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc qua đường bưu điện về Bộ LĐ-TB&XH và đợi kết quả.

1. Đơn đề nghị đề nghị giảm mức đóng BHXH bắt buộc với doanh nghiệp

Mẫu số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……., ngày….. tháng …. năm 20….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Kính gửi: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

1. Tên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức: ……………………………………………………….

- Ngành nghề sản xuất, kinh doanh chính: ……………………………………………………………..

- Tổng số người lao động đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:............................................................................................................................................

- Nơi đóng bảo hiểm xã hội: ...........................................................................................................

- Nơi gửi báo cáo tai nạn lao động và công tác an toàn, vệ sinh lao động: ....................................

2. Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ………………………..Fax:……………………….. E-mail: …………………………………

3. Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ………………………………. Cơ quan cấp:……………………………. cấp ngày…………………….. tại…………………………..

4. Người đại diện theo pháp luật:

Họ tên:……………………………………………………………….. Giới tính: …………………………

Chức vụ: …………………………………………………………………………………………………....

Quốc tịch ……………………………………. Sinh ngày: ……………………………………………….

Số CMND/hộ chiếu/căn cước công dân…………………. Cấp ngày……………… tại ………………

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………..

Điện thoại:………………………………………….. E-mail: ……………………………………………..

5. Sau khi nghiên cứu quy định tại Nghị định số ....../2020/NĐ-CP ngày …… tháng ……. năm 2020 của Chính phủ quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện được giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo bảng tự đánh giá tại Phụ lục kèm theo đơn này.

Đề nghị quý Bộ xem xét và cho phép áp dụng việc đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở mức 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

6. Tài liệu gửi kèm theo gồm có: ………………………………………………………………………

7. …………………… (Tên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức) xin cam kết:

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và tính hợp pháp của nội dung trong đơn đề nghị này và các hồ sơ, tài liệu kèm theo.

- Thực hiện đúng các quy định về an toàn, vệ sinh lao động và các quy định khác của pháp luật có liên quan./.

ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP…
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

PHỤ LỤC

BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ TẦN SUẤT TAI NẠN LAO ĐỘNG

(Kèm theo Đơn đề nghị được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp)

(Tên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức) tự đánh giá kết quả về công tác an toàn, vệ sinh lao động như sau:

STTTiêu chí tự đánh giáKết quả tự đánh giáGhi chú
1Vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội trong 03 năm liền kề trước thời điểm đề xuấtLiệt kê kết quả thanh, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động trong 03 năm liền kề trước thời điểm đề xuất điều chỉnh và ngay trong năm đề xuất (nếu có). Nêu các nội dung vi phạm và mức bị xử phạt tương ứngDựa vào biên bản, kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước trong 03 năm liền kề
2Báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất

Các năm gửi báo cáo:

Thời điểm gửi báo cáo:

Nơi gửi báo cáo:

Chi tiết trong Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động kèm theo
3Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất.Tần suất tai nạn lao động tính trên 1000 người lao động

ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP….
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

2. Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động

Mẫu số 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BÁO CÁO

Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động

Tên tổ chức lập báo cáo đánh giá: ………………………………………………………………………

Tên cơ sở sản xuất kinh doanh được đánh giá:……………………………………………………….

Ngành sản xuất: .............................................................................................................................

Đơn vị chủ quản: ………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………..……………………

Điện thoại: ……………………………………… Số Fax: ………………………………………………..

E-mail: …………………………………………… Web-site: …………………………..………………….

Ngày lập hồ sơ đánh giá: ………………………………………………………………………………..

Năm: ………….

Phần I

TỔNG QUAN CHUNG VỀ VIỆC ĐÁNH GIÁ

I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, DOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ

1. Tên cơ sở lao động: ……………………………………………………………………………………

- Cơ quan quản lý trực tiếp: ………………………………………………………………………………

- Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………….

- Sản phẩm ngành sản xuất, kinh doanh (Các sản phẩm chính): ……………………………………

……………………………………………………………………………………………………………….

- Năm thành lập: …………………………………………………………………………………………..

- Tổng số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: ………………………………………

- Số lao động trực tiếp: …………………………………………………………………………………..

- Số lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động: ………………;

- Số máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động: …………………………..

- Số lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: …………………………………………………………………………………………………

2. Quy mô (Sản lượng sản phẩm): ………………………………………………………………………

3. Tóm tắt quy trình công nghệ, dịch vụ: ………………………………………………………………..

II. PHẠM VI ĐÁNH GIÁ

- Địa điểm đánh giá: ………………………………………………………………………………………

- Quy mô cuộc đánh giá: …………………………………………………………………………………

- Ngành nghề được đánh giá: ……………………………………………………………………………

III. MÔ TẢ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ

……………………………………………………………………………………………………………….

Phần II

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

TTNội dung đánh giáHình thức đánh giáKết quả đánh giá
1Tổ chức bộ máy
1.1Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động
1.2Phòng, ban làm công tác an toàn, vệ sinh lao động
1.3Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động
- Số lượng cán bộ chuyên trách
- Số lượng cán bộ bán chuyên trách

- Trình độ đào tạo

- Số năm kinh nghiệm

1.4Bộ phận y tế cơ sở (Nếu không có thì nêu rõ thuê cơ quan nào thực hiện)
- Số bác sĩ
- Số y tá
1.5An toàn vệ sinh viên
- Số lượng
- Quy chế hoạt động
- Phụ cấp
1.6Phân công trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động
2Xây dựng và thực hiện kế hoạch về công tác an toàn, vệ sinh lao động
- Về nội dung kế hoạch
- Thời điểm xây dựng kế hoạch
- Tổng kinh phí cho công tác an toàn, vệ sinh lao động trung bình 03 năm trước năm đề xuất
3Kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động
- Quy trình kiểm soát
- Mục tiêu việc kiểm soát
- Phân công người hoặc bộ phận chịu trách nhiệm việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
- Lưu trữ hồ sơ và công khai kết quả kiểm soát
- Triển khai đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
- Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động
4Biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng và ứng cứu khẩn cấp
- Các loại biện pháp xử lý sự cố
- Phương án xử lý
5Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động
- Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động
- Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (phân loại, tổ chức, cấp thẻ an toàn, lưu trữ hồ sơ...)
6Chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động
6.1Khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động:
- Tổ chức khám cho người lao động
- Tổ chức khám đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm; người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi
- Khám bổ sung đối với lao động nữ
- Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
6.2Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (phân loại)
6.3Chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động
- Nguyên tắc cấp phát
- Điều kiện cấp phát
- Nguyên tắc sử dụng
- Nguyên tắc bảo quản
6.4Bồi dưỡng bằng hiện vật
- Điều kiện hưởng
- Mức bồi dưỡng
- Nguyên tắc bồi dưỡng
6.5Thời giờ làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
6.6Quản lý sức khỏe người lao động
7Quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
- Lập phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
- Sử dụng máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
- Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
- Hồ sơ lưu trữ
8Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Sổ theo dõi, thống kê tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động
- Thực hiện báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp về cơ quan quản lý nhà nước
- Khai báo, điều tra, báo cáo tai nạn lao động
- Thực hiện các trách nhiệm cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất
- Tần suất tai nạn lao động trung bình trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất
9Việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với một số lao động đặc thù
10Quan trắc môi trường lao động
- Việc thực hiện các nguyên tắc quan trắc môi trường lao động
- Quy trình thực hiện quan trắc môi trường lao động
- Quản lý, lưu trữ kết quả quan trắc môi trường lao động
11Tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động
- Kế hoạch, nội dung tự kiểm tra
- Hình thức, thời hạn tự kiểm tra
12Thống kê, báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động
- Thống kê, lưu trữ về an toàn, vệ sinh lao động
- Việc thực hiện báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động về cơ quan quản lý nhà nước
13Sơ kết, tổng kết về an toàn, vệ sinh lao động
14Kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở lao động
15Việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, biện pháp an toàn đã ban hành
16Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động
17Các nội dung khác liên quan trực tiếp đến công tác an toàn, vệ sinh lao động

PHẦN III. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

1. Kết luận về việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động(1)

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

2. Kiến nghị(2):

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ(3)
(Ký, ghi rõ họ tên)

LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ
(Ký tên, đóng dấu)

Chia sẻ bởi: 👨 Đỗ Duyên
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 131
  • Lượt xem: 565
  • Phát hành:
  • Dung lượng: 20,9 KB
Sắp xếp theo