Lịch sử Địa lí lớp 5 Bài 14: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 Giải Lịch sử Địa lí lớp 5 Chân trời sáng tạo trang 56, 57, 58, 59
Giải Lịch sử Địa lí lớp 5 Bài 14: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 giúp các em học sinh lớp 5 biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử - Địa lí 5 Chân trời sáng tạo trang 56, 57, 58, 59.
Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 14 Chủ đề 3: Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải Lịch sử - Địa lí 5 Bài 14: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
Giải Lịch sử - Địa lí 5 Chân trời sáng tạo Bài 14 - Luyện tập
Luyện tập 1
Hoàn thành sơ đồ về diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ theo mẫu dưới đây vào vở:
Trả lời:
Luyện tập 2
Hoàn thành thẻ ghi nhớ về các anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ theo gợi ý: tên nhân vật, đóng góp chính,...
Trả lời:
- Tên nhân vật: Bế Văn Đàn
- Đóng góp chính: Lấy thân mình làm giá súng
- Tên nhân vật: Phan Đình Giót
- Đóng góp chính: Lấy thân mình lấp lỗ châu mai bảo vệ đồng đội.
Giải Lịch sử - Địa lí 5 Chân trời sáng tạo Bài 14 - Vận dụng
Sưu tầm tranh ảnh, câu chuyện về tấm gương anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, sau đó chia sẻ với các bạn trong lớp.
Trả lời:
Câu chuyện về anh hùng Tô Vĩnh Diện:
+ Tháng 5/1953, quân đội ta thành lập các đơn vị pháo cao xạ để chuẩn bị đánh lớn, Tô Vĩnh Diện được điều về làm tiểu đội trưởng một đơn vị pháo cao xạ. Trong quá trình hành quân trên chặng đường hơn 1.000km tới vị trí tập kết để tham gia chiến dịch, anh luôn nhận những nhiệm vụ khó khăn, nặng nhọc, động viên giúp đỡ đồng đội kéo pháo đến nơi an toàn
+ Qua 5 đêm kéo pháo, đến dốc đường hẹp cong và rất nguy hiểm. Đến nửa chừng, dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, anh vẫn bình tĩnh giữ càng lái cho pháo thẳng đường. Nhưng một trong bốn dây kéo pháo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh
+ Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn đó, Tô Vĩnh Diện hô anh em “Thà hy sinh quyết bảo vệ pháo”, và anh buông tay lái xông lên phía trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó các anh em đồng đội kịp ghìm giữ pháo lại
+ Tấm gương hy sinh vô cùng anh dũng của anh đã cổ vũ mạnh mẽ toàn đơn vị vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu thắng lợi.