Lịch sử Địa lí lớp 5 Bài 10: Triều Trần và kháng chiến chống Mông - Nguyên Giải Lịch sử Địa lí lớp 5 Cánh diều trang 44, 45, 46, 47, 48

Giải Lịch sử Địa lí lớp 5 Bài 10: Triều Trần và kháng chiến chống Mông - Nguyên giúp các em học sinh lớp 5 biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử - Địa lí 5 Cánh diều trang 44, 45, 46, 47, 48.

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 10 Chủ đề Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Lịch sử - Địa lí 5 Bài 10: Triều Trần và kháng chiến chống Mông - Nguyên

Giải Lịch sử - Địa lí 5 Cánh diều Bài 10 - Luyện tập

Vẽ sơ đồ tóm tắt nội dung bài học theo gợi ý dưới đây:

Triều Trần và kháng chiến chống Mông - Nguyên

Lời giải:

 Triều Trần và kháng chiến chống Mông - Nguyên

Giải Lịch sử - Địa lí 5 Cánh diều Bài 10 - Vận dụng

Lựa chọn và thực hiện một trong hai nhiệm vụ dưới đây:

1. Sưu tầm tranh, ảnh, bài thơ, câu chuyện về một nhân vật lịch sử thời Trần mà em yêu thích và chia sẻ với bạn học.

2. Giả sử địa phương em đang có kế hoạch lựa chọn tên một số nhân vật lịch sử Triều Trần để đặt tên cho trường học, đường phố,... Em hãy đề xuất tên nhân vật lịch sử phù hợp với kế hoạch này và giải thích lí do mà em đề xuất.

Lời giải:

♦ Yêu cầu số 1:

(*) Tham khảo: Nhân vật Trần Quốc Tuấn

Trần Quốc Tuấn còn gọi là Trần Hưng Đạo hay Hưng Đạo Đại Vương. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược lần thứ hai, để khích lệ tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn viết bài “Hịch tướng sĩ". Hịch truyền ra, tướng sĩ ai nấy một lòng diệt giặc. Họ lấy mực xăm lên tay hai chữ “Sát Thát” (giết quân Thát Đát, tức quân Mông - Nguyên) để thể hiện quyết tâm của mình.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược lần thứ ba, Trần Quốc Tuấn được trao quyền tổng chỉ huy quân đội.

♦ Yêu cầu số 2: Em xin được đề xuất tên nhân vật “Trần Nhân Tông”. Bởi vì:

+ Trần Nhân Tông là vị vua anh minh, lỗi lạc đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Đại Việt trong thời kỳ nhà Trần. Ông là người đã sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, góp phần phát triển Phật giáo Việt Nam.

+ Trần Nhân Tông là một vị vua-thiền sư, biểu tượng cho trí tuệ và sự giác ngộ. Ông đã để lại nhiều bài thơ, bài văn, bài kệ có giá trị cao về triết học, Phật giáo và văn học.

+ Việc đặt tên Trần Nhân Tông cho trường học, đường phố sẽ góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ về tinh thần hiếu học, lòng nhân ái, sự giác ngộ và ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 04
  • Lượt xem: 35
  • Dung lượng: 156,7 KB
Sắp xếp theo
👨