-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Lịch sử 7 Bài 10: Khái quát lịch sử Đông Nam Á Soạn Sử 7 trang 32 sách Cánh diều
Soạn Lịch sử 7 Bài 10 Cánh diều giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học, Luyện tập và vận dụng bài Khái quát lịch sử Đông Nam Á được nhanh chóng chính xác hơn.
Lịch sử 7 Cánh diều Bài 10 hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa rất chi tiết, chính xác nhất. Hy vọng rằng tài liệu sẽ giúp các em học sinh học tốt môn Lịch sử. Đồng thời các em học sinh hiểu rõ được một số thành tựu về văn hoá của các quốc gia Đông Nam Á. Vậy sau đây là trọn bộ tài liệu soạn Lịch sử 7 Cánh diều Bài 10, mời các bạn cùng theo dõi.
Giải Lịch sử 7 Bài 10: Khái quát lịch sử Đông Nam Á
Trả lời câu hỏi nội dung bài học Lịch sử 7 bài 10
1. Quá trình hình thành, phát triển của các quốc gia Đông Nam Á
Câu hỏi mục 1
Đọc thông tin và quan sát lược đồ 10, hãy mô tả quá trình hình thành, phát triển của các vương quốc Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.
Hướng dẫn giải
Quá trình hình thành, phát triển của các vương quốc Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI:
- Thế kỉ X, nhà nước độc lập của người Việt được xác lập trên vùng châu thổ sông Hồng.
- Thế kỉ X, tại lưu vực sông I-ra-oa-đi, vương quốc Pa-gan được thành lập.
- Dọc theo sông Mê Công và Chap Phray-a, nhiều vương quốc mới đã ra đời Lan-na (thế kỉ XIII), Su-khô-thay (thế kỉ XIII), A-giút-thay-a (thế kỉ XVI), Lan Xang (thế kỉ XIV)
- Thế kỉ XIII, trên đảo Gia-va, Vương quốc Ma-gia-pa-hít ra đời.
- Sự xâm nhập của Hồi giáo cũng đưa tới sự thành lập của các vương quốc Ma-lắc-ca (thế kỉ XV), A-chê (thế kỉ XV)
2. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu
Câu hỏi mục 2
Đọc thông tin và quan sát hình 10.2, 10.3 hãy trình bày những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI và rút ra nhận xét.
Hướng dẫn giải
* Thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á:
- Tôn giáo: Phật giáo, Hin-đu giáo, Nho giáo…. chi phối đời sống tinh thần và chính trị tại nhiều quốc gia.
- Chữ viết:
+ Trên cơ sở chữ Phạn, nhiều nhóm cư dân ở Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình, như: chữ Thái, chữ Chăm, chữ Khơ-me, chữ Mã Lai…
+ Trên cơ sở chữ Hán, người Việt sáng tạo ra chữ Nôm.
- Nhiều công trình kiến trúc đặc sắc, như:
+ Hoàng Thành Thăng Long (Đại Việt);
+ Đền tháp Ăng-co (Camphuchia).
+ Đền tháp Pa-gan, Chùa Suê-đa-gon (Mianma)
+ Đền tháp A-giút-thay-a (Thái Lan).
* Nhận xét:
- Các thành tựu văn hóa Đông Nam Á phản ánh sự kế thừa, phát triển thành tựu văn hóa nhân loại; đồng thời cho thấy sự cần cù, sáng tạo trong xây dựng bản sắc riêng của cư dân khu vực.
Giải Luyện tập, vận dụng Lịch sử 7 Bài 10
Luyện tập
Trình bày những biểu hiện về sự phát triển của các vương quốc Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.
Hướng dẫn giải
Những biểu hiện về sự phát triển của các vương quốc Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI là:
- Nhiều nhà nước phong kiến phát triển về tổ chức hành chính, bộ máy quan lại, pháp luật như Đại Việt thời Lê Sơ, vương quốc A-giút-thay-a
- Kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh ở đồng bằng sông Chao Phray-a, đồng bằng sông Hồng và đảo Gia-va.
- Thủ công nghiệp như gốm sứ, dệt lụa, đúc đồng phát triển
- Buôn bán, thương mại phát triển, nổi tiếng với các hương liệu, gia vị.
Vận dụng
Đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu về một công trình tiêu biểu ở Đông Nam Á trong giai đoạn từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.
Hướng dẫn giải
Gợi ý 1
Giới thiệu về Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam, Việt Nam)
- Khu di tích Mỹ Sơn (thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam), là một quần thể kiến trúc nổi tiếng nhất của người Chăm ở Việt Nam, được xây dựng từ cuối thế kỷ IV đến thế kỷ XIII.
- Mỹ Sơn là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Chămpa. Bị chiến tranh tàn phá, đến năm 1975, Mỹ Sơn chỉ còn lại 32 công trình, trong đó khoảng 20 công trình còn giữ được dáng vẻ ban đầu.
- Hầu hết các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc tại Mỹ Sơn đều chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva - Đấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa.
- Sau bao nhiêu năm thăng trầm, biến thiên của lịch sử, ngày nay Thánh địa Mỹ Sơn vẫn còn là một di tích có giá trị văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc độc đáo của nhân loại, nó kết tinh của trí tuệ, tài hoa của nhiều thế hệ.
- Khu di tích Mỹ Sơn đã được Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hoá Thế giới vào ngày 1/12/1999.
Gợi ý 2
Thành tựu văn hóa thời kì này mà em ấn tượng nhất là Hoàng Thành Thăng Long.
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long Hà Nội. Công trình kiến trúc đồ sộ này được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.
Tháng 12/2002, các chuyên gia đã tiến hành khai quật trên tổng diện tích 19.000m2 tại trung tâm chính trị Ba Đình – Hà Nội. Cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất Việt Nam và của cả Đông Nam Á này đã phát lộ những dấu vết của Hoàng thành Thăng Long trong tiến trình lịch sử trải dài 13 thế kỷ với các di tích và tầng văn hóa chồng xếp lên nhau.
Những dấu vết kiến trúc độc đáo cùng hàng triệu hiện vật quý giá đã phần nào tái hiện lại quá trình lịch sử trải dài từ thời kỳ Bắc thuộc dưới ách đô hộ của nhà Tùy và nhà Đường (thế kỷ VII đến thế kỷ IX), xuyên suốt các triều đại: Lý, Trần, Lê, Mạc.

Chọn file cần tải:
-
Lịch sử 7 Bài 10: Khái quát lịch sử Đông Nam Á 26,5 KB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Lớp 7 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Thuyết minh về địa danh núi Voi (Dàn ý + 4 mẫu)
10.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về cách hoàn thiện bản thân để thành công (Dàn ý + 4 mẫu)
50.000+ -
Nghị luận về nhân cách và phẩm giá của con người (Dàn ý + 7 mẫu)
100.000+ -
Tập làm văn lớp 4: Tả cái lọ hoa (Dàn ý + 6 mẫu)
10.000+ 3 -
Truyện Công chúa tóc mây (Có file MP3)
10.000+ -
Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 học kì 2
10.000+ -
Thông tư 30/2018/TT-BYT - Danh mục thuốc hóa dược được hưởng bảo hiểm y tế
10.000+ -
Phân tích Bài học đường đời đầu tiên (7 mẫu)
50.000+ 3 -
Đáp án thi Tìm hiểu Biên cương Tổ quốc tôi - Tuần 4
10.000+ -
Soạn bài Đồng chí Kết nối tri thức
5.000+
Mới nhất trong tuần
-
Phần Lịch sử
-
Chương 1: Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI
- Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu
- Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI
- Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo
- Bài 4: Phong trào cải cách tôn giáo
- Bài 5: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại
- Chương 2: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
- Chương 3: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX
- Chương 4: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI
-
Chương V: Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV
- Bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (938 – 1009)
- Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225)
- Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075 - 1077)
- Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226 - 1400)
- Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)
- Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)
- Chương 6: Việt Nam từ đầu thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI
- Chương 7: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
-
Chương 1: Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI
-
Phần Địa lí
- Chương 1: Châu Âu
- Chương 2: Châu Á
- Chương 3: Châu Phi
-
Chương 4: Châu Mỹ
- Bài 13: Vị trí địa lí, phạm vi và việc phát kiến ra châu Mỹ
- Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ
- Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Bắc Mỹ
- Bài 16: Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ
- Bài 17: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ
- Bài 18: Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ
- Bài 19: Thực hành Tìm hiểu vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở rừng A-ma-dôn
- Chương 5: Châu Đại Dương
- Chương 6: Châu Nam Cực
- Không tìm thấy