Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại Soạn Sử 10 trang 26 sách Kết nối tri thức

Soạn Sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi trang 26 →32 thuộc chủ đề 2: Lịch sử và Sử học.

Lịch sử 10 Bài 4 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại chủ đề 2 trong sách giáo khoa Lịch sử 10 Kết nối tri thức với cuộc sống. Đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp giáo viên soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Sử 10 Bài 4, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức mới Sử 10 bài 4

1. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

a. Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

Câu 1. Hãy cho biết các di sản được giới thiệu trong Hình 1, 2, 3 sẽ ra sao nếu quá trình bảo tồn và phát huy di sản của chúng không quan tâm đến việc sử dụng, ứng dụng những kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung và Sử học nói riêng.

Gợi ý đáp án

Nếu quá trình bảo tồn và phát huy di sản không quan tâm đến việc sử dụng, ứng dụng những kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung và Sử học nói riêng thì các di sản được giới thiệu trong Hình 1, 2, 3 sẽ:

  • Không đảm bảo được tính nguyên trạng, không đảm bảo được yếu tố gốc cấu thành nên di sản.
  • Không đảm bảo được tính xác thức, tính toàn vẹn, giá trị nổi bật của di sản.

Câu 2. Hãy phân tích vai trò của sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

Gợi ý đáp án

Giá trị của một di sản thường được thể hiện ở nhiều khía cạnh: lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mĩ thuật,… Vì vậy, việc sử dụng những phương pháp nghiên cứu của Sử học với tư cách là một khoa học có tính liên ngành đóng vai trò quan trọng. Kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh đời sống hiện tại.

2. Sử học với sự phát triển công nghiệp văn hóa

a. Vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa

Câu 1. Khai thác Tư liệu 1 (tr.29), hãy cho biết công nghiệp văn hóa bao gồm những ngành nào? Theo em, những ngành nào cần sử dụng những chất liệu về lịch sử - văn hóa trong quá trình phát triển.

Gợi ý đáp án

Công nghiệp hóa là lĩnh vực công nghiệp sản xuất và phân phối các loại hàng hóa dựa trên sự khai thác và phát huy các giá trị của di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Công nghiệp hóa bao gồm: quảng cáo, kiến trúc, phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mĩ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; truyền hình và phát thanh; du lịch văn hóa.

Tất cả các ngành nghề đề cần sử dụng những chất liệu của lịch sử-văn hóa trong quá trình phát triển.

Câu 2. Quan sát Hình 6, 7, hãy cho biết chất liệu lịch sử - văn hóa có vai trò như thế nào trong các lĩnh vực cụ thể đó.

Gợi ý đáp án

Hình 6 khơi gợi sự hiểu biết của bản thân về lịch sử La Mã cổ đại. Nô lệ là lực lượng lao động chính nuôi sống toàn bộ xã hội La Mã nhưng bị bóc lột và phân biệt thậm tệ. Đó là nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa, mà đỉnh cao là khởi nghĩa Xpác-ta-cút. Những chất liệu hào hùng từ cuộc khởi nghĩa là nguồn đề tài để các nhà làm phim khai thác, xây dựng bộ phim Thủ lĩnh nô lệ của điện ảnh Mỹ.

- Hình 7 là việc trình diễn âm nhạc dân tộc truyền thống trực tiếp hay qua các phương tiện truyền thông được bảo tồn và bởi nó được giữ gìn và trao truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, hòa nhập mà không hòa tan, giữ gìn bản sắc văn hóa- truyền thống dân tộc.

Câu 3. Hãy phân tích vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề cụ thể của công nghiệp văn hóa.

Gợi ý đáp án

Theo kết quả công bố của Ngân hàng Thế giới năm 2019, tỉ lệ đóng góp doanh thu của ngành công nghiệp văn hóa (bao gồm các lĩnh vực du lịch văn hóa) đối với tổng doanh thu toàn cầu là xấp xỉ 4.04% và đem lại việc làm chiếm tỉ trọng 2,21% tổng số lao động trên thế giới; lao động trong ngành này có thu nhập cao cấp 2,24 lần so với mặt bằng chung.

Trả lời Luyện tập Sử 10 bài 4 sách Kết nối

Câu 1

Hãy kể tên một số di tích lịch sử, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên của địa phương em.

Gợi ý đáp án

Câu 2

Địa phương em đã làm gì để bảo tồn, phát huy giá trị của các công trình, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?

Gợi ý đáp án

Liên hệ thực tế:

Hà Nội có Văn Miếu Quốc tử giám, Hồ Gươm, đền Quán Thánh, Hoàng thành Thăng Long,...

Thanh Hóa: Thành nhà Hồ,...

Bắc Ninh: chùa Dâu, đền Sĩ Nhiếp,

Trả lời Vận dụng Lịch sử 10 Bài 4 trang 32

Câu 1

Giả sử có một công trình thuộc di sản văn hóa đã xuống cấp nghiêm trọng, cần được bảo tồn. Có hai quan điểm:

Xây dựng công trình tương tự với kiến trúc quy mô và hiện đại hơn trên nên di tích cũ.

Bảo tồn nguyên trạng di tích.

Nếu được giao nhiệm vụ tư vấn để bào tồn di tích đó, ý kiến của em như thế nào?

Gợi ý đáp án

Nếu được giao nhiệm vụ thì em sẽ bảo tồn nguyên trạng di tích để giữ gìn sự ban đầu trùng tu nhưng không phá đi những sự vốn có của nó, vì sẽ tôn trọng di sản cũng như những người đi trước đã tạo ra nó.

Câu 2

Giả sử có một có một chủ đề của hội thảo về du lịch di sản như sau: "Lựa chọn lợi ích về kinh tế hay văn hóa lịch sử" Lợi ích lâu dài hay trước mắt?" Dựa vào những kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy viết 1 bài khoảng 200 từ thể hiện quan điểm của em về vấn đề được nêu.

Gợi ý đáp án

Nếu là một người nhìn xa trông rộng và có tầm nhìn em sẽ lựa chọn lợi ích về văn hóa lịch sử. Những giá trị của văn hóa lịch sử càng tồn tại lâu càng đem đến những giá trị lợi ích to lớn về kinh tế. Những lợi ích kinh tế có giá trị trước mắt nhưng về lâu dài khi xây dựng và phát triển kinh tế khiến ta phải phá vỡ và xóa bỏ những giá trị lịch sử văn hóa thì đến lúc ta tìm lại thì đã không còn những lợi ích lịch sử văn hóa và rất khó có thể lấy lại được. Vì thế, chúng ta đừng để những lợi ích trước mắt nhất thời mà làm mất đi những giá trị lâu dài và có lợi ích về sau. Việc bảo tồn trân trọng và phát huy giá trị văn hóa chính là một các phát triển lợi ích về kinh tế.

Câu 3

Hãy xây dựng kế hoạch hành động để góp phần bảo vệ một di sản ở địa phương.

Gợi ý đáp án 

Học sinh tự làm

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 14
  • Lượt xem: 1.559
  • Dung lượng: 136,5 KB
Sắp xếp theo