Kịch bản ngày sinh nhật Bác Hồ Kịch bản ngày sinh nhật Hồ Chí Minh

Dưới đây là kịch bản chương trình kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ vào ngày 19/5. Đây là một ngày lễ vô cùng ý nghĩa cũng là dịp để chúng ta tưởng nhớ và tri ân đến vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh. Mời các bạn tham khảo qua kịch bản chương trình:

KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH KỈ NIỆM 133 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH(19/05/1890 – 19/05/2023)

I. VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG

1.

2.

3.

II. TUYÊN BỐ LÍ DO

Cứ mỗi độ tháng 5 về, mỗi người dân Việt Nam đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác với tấm lòngtrân trọng, thành kính và biết ơn sâu sắc. Cả cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, hy sinh vìnước, vì dân, Người đã để lại cho dân tộc ta di sản vô cùng quý báu là tư tưởng, đạo đức và phongcách Hồ Chí Minh. Đó chính là sự kết tinh của những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoavăn hóa nhân loại; là tấm gương sáng ngời để mọi người Việt Nam học tập và noi theo.

Là lãnh tụ tối cao, nhưng Bác Hồ luôn gần gũi nhân dân. Hằng năm, cứ đến dịp kỷ niệm ngàysinh của mình, Bác thường dặn trước các địa phương, các cơ quan là không nên tổ chức chúc thọlinh đình. Vì Người sợ tốn thời giờ, tiền bạc của nhân dân, trong lúc đời sống và cuộc chiến đấu củanhân dân còn khó khăn, gian khổ.

Đến tháng 5/1969 khi đó Bác Hồ 79 tuổi, Trung ương có ý định tổ chức mừng thượng thọ Bác, Người nói: Đừng tổ chức sinh nhật cho Bác, Bác yếu lắm rồi. Bác chẳng còn biết được bao lâu nữa, tổ chức bày vẽ làm gì, tốn kém ra. Khi miền Nam chưa được giải phóng, Tổ quốc chưa được thống nhất, Bác ăn không ngon, ngủ không yên, Bác không có tâm trạng nào hưởng niềm vui riêngcả. Sinh nhật Bác năm 1969, Người đến thăm một lớp tập huấn các tướng lĩnh cao cấp toàn quân.Khi Bác đến, cả hội trường lặng đi, sau đó tất cả các đồng chí có mặt đều đứng dậy hô vang nhữnglời chào mừng Bác. Bác đến như nhắn gửi lời của Người về một tâm nguyện lớn lao: miền Nam phải được giải phóng, muốn giải phóng miền Nam, bên cạnh sức mạnh toàn dân, thì lực lượng chủđộng quyết định chiến thắng là Quân đội nhân dân. Sinh nhật năm nay của mình, Bác vẫn từ chốinhững lễ nghi phiền phức, vẫn đi thăm hỏi mọi người và nhận lại những lời chúc thọ, nhưng nào ai biết đó lại là sinh nhật lần cuối cùng của Bác trên cõi nhân sinh.

Chợt nhớ lại ngày 19/5/1946, lần đầu tiên nhân dân ta kỷ niệm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta. Và cứ từ đó trở đi, đến dịp 19/5, toàn dânta lại cùng sống những giờ phút đặc biệt, niềm vui lâng lâng, kính yêu Bác vô hạn. Cũng vào dịpnày, trên khắp cả nước lại dấy lên phong trào thi đua lao động sản xuất học tập, công tác, mừng Ngày sinh Bác Hồ kính yêu.

Hòa chung không khí hân hoan đó, hôm nay, Đoàn trường tổ chức sinh hoạt kỉ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 – 19/05/2023). Và đó cũng chính là lý do của buổi lễ hôm nay.

III. GIỚI THIỆU ĐẠI BIỂU

Về tham gia chương trình sáng hôm nay, xin trân trọng kính giới thiệu:

Cô Nguyễn Thị Nữ Hạnh – Bí thư chi bộ, hiệu trưởng nhà trường.

Thầy Bùi Văn Huynh – Phó bí thư chi bộ, phó hiệu trưởng.

Thầy Nguyễn Thanh Quyền – Phó hiệu trưởng.

Quý Thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên toàn trường.

Và đặc biệt là sự có mặt của hơn 1200 Đoàn viên thanh niên toàn trường.

IV. PHẦN THI TÌM HIỂU CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

MC: Tiếp theo chương trình sẽ là phần thi “BINGO” tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp củachủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.

Sau đây, thay mặt BTC tôi xin thông qua thể lệ phần thi: Mỗi HS chuẩn bị một tờ giấy, kẻ 25 ô vuông (như hướng dẫn), sau đó điền các số từ 1 đến 25 vào các ô bất kì.

Có 25 câu hỏi, chúng ta sẽ trả lời lần lượt từng câu:

  • Nếu trả lời đúng (Ví dụ: Khi trả lời đúng câu hỏi số 01, các em được khoanh vào ô chứa số 01 trong phiếu bingo, trả lời đúng câu hỏi số 10, khoanh vào ô chứa số 10 trong phiếu bingo). Khi khoanh được các ô số trong phiếu đạt 5 hàng dọc, 5 hàng ngang hoặc 5 hàng chéo nhanh nhất, thì bạn đó sẽ được Bingo.
  • Nếu trả lời sai, ô số đó xem như bỏ qua

Câu hỏi 1:

Bác Hồ sinh vào ngày tháng năm nào? Ở đâu?

Đáp án: 19/05/1890 tại làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Câu hỏi 2:

Bác ra đi tìm đường cứu nước vò ngày tháng năm nào, ở đâu?

Đáp án: 05/06/1911 tại Bến Cảng Nhà Rồng, Sài Gòn.

Câu hỏi 3:

Bác đã làm nghề gì đầu tiên khi ra đi tìm đường cứu nước trên con tàu Amiral LatoucheTréville. Lúc đó Bác lấy tên là gì?

Đáp án: Phụ bếp. Tên là Văn Ba.

Câu hỏi 4:

Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, Bác về nước vào ngày 28/01/1941 tại đâu?

Đáp án: Cột mốc 108 (bia giới tuyến), thôn Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

Câu hỏi 5:

Trong thời gian hoạt động ở Pác Bó, Cao Bằng, người lấy bí danh là gì?

Đáp án: Già Thu.

Câu hỏi 6:

Bài thơ: “Đi đường mới biết gian lao Núi cao rồi lại núi cao trập trùng Núi cao lên đến tận cùngThu vào tầm mắt muôn trùng nước non” Nằm trong tập thơ nào của Bác?

Đáp án: Nhật kí trong tù.

MC: Nhật ký trong tù là tập thơ chữ Hán gồm 134 bài theo thể Đường luật do Hồ Chí Minh sáng táctrong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây, Trung Quốc, từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943.

Câu hỏi 7:

Cách mạng tháng 8 kết thúc thắng lợi, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bảntuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở đâu?

Đáp án: Vườn hoa Ba Đình.

Câu hỏi 8:

Sau những nổ lực đàm phán nhưng không thành, ngày 19/12/1946 Đài tiếng nói Việt Nam phát lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được Bác viết ở đâu?

Đáp án: Làng Vạn Phúc, Hà Đông.

MC: Trong tháng 12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh liên tiếp gửi điện và thư cho Tổng thống L. Blumcùng các nhà hoạt động chính trị ở Pháp đề xuất cứu vãn tình hình nhằm thoát khỏi nguy cơ chiếntranh. “Song bọn thực dân Pháp không có tín nghĩa, chúng coi những hiệp định, tướng Morlière chỉ đạo quân Pháp liên tiếp gây hấn, gửi các tối hậu thư đòi tước vũ khí của tự vệ, đòi quyền kiểm soátan ninh trật tự ở Hà Nội.Trước tình thế nguy hiểm đó, ngày 18 và 19-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họpHội nghị mở rộng tại làng Vạn Phúc (Hà Đông, nay thuộc Hà Nội) chủ trương phát động nhân dâncả nước đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đúng 20 giờ 03 phút tối 19-12-1946,đèn điện Hà Nội phụt tắt (công nhân nhà máy đèn Bờ Hồ phá máy), đại bác từ pháo đài Láng bắn những phát đầu tiên, đánh dấu mở đầu thời kỳ kháng chiến gian khổ chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc. Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946) được truyền đi khắp cả nước:“Hỡi đồng bào toàn quốc.

Chúng ta muốn hòa bình. Chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịulàm nô lệ.

Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kỳ người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc.

Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm. Không có gươm thì dùng cuốc xuổng gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.

Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Nhưng vớimột lòng kiên quyết hy sinh, dù phải gian lao kháng chiến, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!

Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!

Kháng chiến thắng lợi muôn năm!

Câu hỏi 9:

Trong kháng chiến chống Pháp, Bác đã đặt tên cho những chiến sĩ cận vệ của mình làgì?

Đáp án: Trường – Kì – Kháng – Chiến – Nhất – Định – Thắng – Lợi.

Câu hỏi 10:

Ngày 6/12/1953, tại Tỉn Keo, dưới chân đèo De, núi Hồng, thuộc xã Phú Đình, huyệnĐịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịchĐiện Biên Phủ. Chiến dịch kết thuc thắng lợi vào ngày tháng năm nào?

Đán án: 07/05/1954.

Câu hỏi 11:

Bài hát Bác Hồ một tình yêu bao la do ai sáng tác?

Đáp án: Nhạc sĩ Thuận Yến.

Câu hỏi 12:

Nguyễn Tất Thành đã từng dạy học ở ngôi trường nào trước khi ra đi tìm đường cứunước?

Đáp án: Trường Dục Thanh – Phan Thiết.

Câu hỏi 13:

Tên tờ báo được Bác sáng lập năm 1925 là gì?

Đáp án: Báo Thanh niên.

MC: Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Việt NamThanh niên Cách mạng Đồng chí Hội và xuất bản báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận của Hội.

Đây là “tờ báo bí mật đầu tiên của người cách mạng Việt Nam bằng chữ Quốc ngữ, viết bằng giấy sá, in bằng bàn tay.

Câu hỏi 14:

Ngôi nhà nơi Bác viết bản tuyên ngôn độc lập có địa chỉ là?

Đáp án: 48 Hàng Ngang.

MC: Sau khi từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội, ngày 25/8/1945, tại ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang (nay thuộc phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.

Câu hỏi 15:

Tên khai sinh của Bác Hồ là gì?

Đáp án: Nguyễn Sinh Cung.

Câu hỏi 16:

UNESCO công nhận Bác Hồ là danh nhân văn hóa thế giới vào dịp nào?

Đáp án: Năm 1990, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được tổ chức UNESCO tôn vinh là Danh nhân văn hóa thế giới.

Câu hỏi 17:

Bác Hồ là người khởi xướng 2 tục lệ trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt. Đó lànhững tục lệ nào?

Đáp án: Đó là tục “Đọc thư chúc Tết” và tục “Tết trồng cây”.

Câu hỏi 18:

Bố và mẹ của Bác Hồ tên là gì?

Đáp án: Bố là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.

Câu 19:

Từ khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã trở lại thăm quê mấy lần?

Đáp án: Hai lần. Lần thứ nhất là ngày 14/6/1957 và lần thứ hai từ ngày 8 đến ngày 10/12/1961.

Câu 20:

Nói đến đạo đức con người, Bác Hồ thường nhắc đến những đức tính nào?

Đáp án: Cần kiệm liêm chính.“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.Thiếu một mùa, thì không thành trời. Thiếu một phương, thì không thành đất. Thiếu một đức, thì không thành người”.

Câu 21:

“…Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu khôngcó bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắcchắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”. Hãy cho biết câu nói trên được Nguyễn Ái Quốc viết trong tác phẩm nào?

Đáp án: Đường kách mệnh.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Huyền Trang
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 48
  • Lượt xem: 2.125
  • Dung lượng: 112,3 KB
Liên kết tải về

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo