Khoa học lớp 5 Bài 4: Đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. Sự biến đổi trạng thái của chất Giải Khoa học 5 Kết nối tri thức trang 17, 18, 19, 20
Giải Khoa học lớp 5 Bài 4: Đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. Sự biến đổi trạng thái của chất giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Khoa học 5 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 17, 18, 19, 20.
Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 4 Chủ đề 1: Chất. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải Khoa học 5 Bài 4: Đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. Sự biến đổi trạng thái của chất
Giải Khoa học 5 Kết nối tri thức Bài 4 - Khám phá
Khám phá 1 trang 17
Sắp xếp các chất: muối ăn, hơi nước, nhôm, ni-tơ (nitrogen), nước uống, dầu ăn, giấm ăn, ô-xi (oxygen), thuỷ tinh (ở nhiệt độ bình thường) vào vị trí thích hợp theo bảng gợi ý dưới đây.
Trạng thái rắn | Trạng thái lỏng | Trạng thái khí |
? | ? | ? |
Trả lời:
Trạng thái rắn | Trạng thái lỏng | Trạng thái khí |
Muối ăn, nhôm, thuỷ tinh | Nước uống, dầu ăn, giấm ăn | Hơi nước, ni-tơ (nitrogen), ô-xi (oxygen) |
Khám phá 2 trang 17
- Bơm cùng một lượng khí vào hai quả bóng bay khác nhau (hình 2). Quan sát hình và cho biết chất ở trạng thái khí có hình dạng xác định hay có hình dạng của vật chứa nó. - Quan sát hình 3 và nhận xét vị trí của ruột bơm tiêm cố định hay thay đổi khi bơm tiêm chứa cùng một lượng không khí. Từ đó rút ra kết luận: chất ở trạng thái khí chiếm khoảng không gian xác định hay không xác định. |
Trả lời:
- Từ hình 2 cho biết: chất ở trạng thái khí có hình dạng của vật chứa nó.
- Từ hình 3 cho biết:
a. Hút không khí vào bơm tiêm: Vị trí của ruột bơm tiêm thay đổi vì không khí đi vào bơm tiêm làm thay đổi vị trí của ruột bơm tiêm.
d. Bịt kín đầu bơm tiêm rồi ấn ruột bơm tiêm: Vị trí của ruột bơm tiêm cố định vì khí không thoát ra ngoài.
Kết luận: Chất ở trạng thái khí chiếm khoảng không gian không xác định.
Khám phá 3 trang 18
Rót vào ống đong 100ml nước, sau đó đổ toàn bộ nước trong ống đong vào bình tam giác (hình 4). Quan sát hình và cho biết: - Chất ở trạng thái lỏng có hình dạng xác định hay có hình dạng của vật chứa nó? - So sánh lượng nước trong ống đong và bình tam giác. Từ đó, rút ra kết luận: chất ở trạng thái lỏng chiếm khoảng không gian xác định hay không xác định. |
Trả lời:
- Chất ở trạng thái lỏng không có hình dạng xác định.
- Lượng nước trong ống đong và bình tam giác bằng nhau. Từ đó, rút ra kết luận: chất ở trạng thái lỏng chiếm khoảng không gian xác định.
Khám phá 4 trang 18
- Quan sát hình 5 và cho biết, viên đá có hình dạng xác định hay có hình dạng của vật chứa nó.
- Thả lần lượt viên đá vào cốc ở hình 6a và cốc ở hình 6b. Quan sát hình 6.
- Nhận xét mực nước trước và sau khi thả viên đá. Giải thích.
- So sánh lượng nước dâng lên ở hai cốc (hình 6a, 6b) sau khi thả viên đá.
Từ đó rút ra kết luận: chất ở trạng thái rắn chiếm khoảng không gian xác định hay không xác định.
Trả lời:
- Hình 5 cho biết, viên đá có hình dạng xác định.
- Hình 6 cho biết:
- Mực nước sau khi thả viên đá cao hơn mực nước trước khi thả viên đá.
- Lượng nước dâng lên ở hai cốc (hình 6a, 6b) sau khi thả viên đá bằng nhau.
Kết luận: Chất ở trạng thái rắn chiếm khoảng không gian xác định.
Khám phá 1 trang 19
Thí nghiệm tìm hiểu sự biến đổi trạng thái (sự chuyển thể) của nến.
Chuẩn bị: nến vụn, 1 bát sứ chịu nhiệt, 1 đũa thuỷ tinh, 1 kiềng sắt, 1 lưới tản nhiệt, 1 cốc nến, 1 bật lửa.
Tiến hành:
- Cho một ít nến vụn vào bát sứ và đặt bát lên kiềng sắt có lưới tản nhiệt (hình 8a).
- Đốt nến và đun nóng bát sứ đến khi nến trong bát chảy lỏng (hình 8b).
- Tắt nến, để nguội bát sứ và dùng đũa thuỷ tinh đẩy nhẹ lớp nến trong bát (hình 8c).
Quan sát và nhận xét sự biến đổi trạng thái của nến vụn dưới tác dụng của nhiệt.
Trả lời:
Sự biến đổi trạng thái của nến vụn dưới tác dụng của nhiệt:
Nến ở thể rắn (hình 8a) → Nến ở thể lỏng (hình 8b) → Nến ở thể rắn (hình 8c).
Khám phá 2 trang 19
Đọc thông tin và mô tả sự biến đổi trạng thái của cồn trong quá trình sử dụng.
Cồn là chất lỏng, dễ bay hơi ở nhiệt độ phòng, thường được sử dụng để sát trùng trong y tế.
Trả lời:
Sự biến đổi trạng thái của cồn trong quá trình sử dụng: Cồn trong lọ ở thể lỏng. Nếu mở lọ, sử dụng cồn, cồn dễ bay hơi, cồn chuyển sang thể khí.
Khám phá 3 trang 19
Nêu ví dụ mà em biết về sự biến đổi trạng thái của chất trong đời sống hằng ngày.
Trả lời:
Ví dụ mà em biết về sự biến đổi trạng thái của chất trong đời sống hằng ngày:
- Nước ở thể lỏng, đem bỏ vào tủ đá, nước chuyển thành thể rắn; đun sôi nước, nước chuyển sang trạng thái hơi.
- Khi mở lọ nước hoa, em sẽ ngửi thấy mùi thơm (Nước hoa chuyển từ thể lỏng sang thể khí do nước hoa dễ bay hơi).
Giải Khoa học 5 Kết nối tri thức Bài 4 - Luyện tập, vận dụng
Luyện tập, vận dụng 1 trang 18
Người ta đã vận dụng đặc điểm nào của chất ở trạng thái rắn trong trò chơi xếp hình ở hình 7?
Trả lời:
Người ta đã vận dụng đặc điểm của chất ở trạng thái rắn trong trò chơi xếp hình ở hình 7 là chất rắn có hình dạng xác định.
Luyện tập, vận dụng 2 trang 18
Con quạ trong hoạt động mở đầu đã làm gì để nước dâng lên trong bình? Lượng nước dâng lên thể hiện rõ đặc điểm nào của chất ở trạng thái rắn?
Trả lời:
Con quạ trong hoạt động mở đầu đã cố gắng gắp từng viên sỏi thả vào chiếc bình chứa nước để nước dâng lên trong bình. Lượng nước dâng lên thể hiện rõ đặc điểm của chất ở trạng thái rắn là: chất ở trạng thái rắn chiếm khoảng không gian xác định.
Luyện tập, vận dụng 1 trang 20
Giải thích vì sao người ta sử dụng cồn là thành phần chính trong nước rửa tay khô?
Luyện tập, vận dụng 2 trang 20
Đọc thông tin và giải thích vì sao trong tương lai gấu Bắc Cực có thể không còn nơi để sinh sống?
Nhiệt độ trung bình của Trái Đất đang tăng lên do tình trạng ô nhiễm không khí. Sự thay đổi nhiệt độ này khiến băng ở Bắc Cực tan ra (hình 10). Nếu quá trình này tiếp diễn trong thời gian dài thì gấu Bắc Cực có thể biến mất trong tương lai, vì không còn nơi để sinh sống. |