-
Tất cả
-
Học tập
- Lớp 1
- Lớp 2
- Lớp 3
- Lớp 4
- Lớp 5
- Thi vào 6
- Lớp 6
- Lớp 7
- Lớp 8
- Lớp 9
- Thi vào 10
- Lớp 10
- Lớp 11
- Lớp 12
- Thi THPT QG
- Thi ĐGNL
- Đề thi
- Thi IOE
- Thi Violympic
- Trạng nguyên Tiếng Việt
- Văn học
- Sách điện tử
- Học tiếng Anh
- Tiếng Nhật, Trung
- Mầm non
- Cao đẳng - Đại học
- Giáo án
- Bài giảng điện tử
- Cao học
- Tài liệu Giáo viên
- Tài liệu
-
Hướng dẫn
- Mua sắm trực tuyến
- TOP
- Internet
- Hôm nay có gì?
- Chụp, chỉnh sửa ảnh
- Thủ thuật Game
- Giả lập Android
- Tin học Văn phòng
- Mobile
- Tăng tốc máy tính
- Lời bài hát
- Tăng tốc download
- Thủ thuật Facebook
- Mạng xã hội
- Chat, nhắn tin, gọi video
- Giáo dục - Học tập
- Thủ thuật hệ thống
- Bảo mật
- Đồ họa, thiết kế
- Chính sách mới
- Dữ liệu - File
- Chỉnh sửa Video - Audio
- Tử vi - Phong thủy
- Ngân hàng - Tài chính
- Dịch vụ nhà mạng
- Dịch vụ công
- Cẩm nang Du lịch
- Sống đẹp
- Giftcode
-
Học tập
Khắc phục lỗi máy tính không nhận ổ cứng ngoài
Máy tính không nhận ổ cứng ngoài phải làm sao? Dưới đây là những cách khắc phục PC không nhận ổ cứng ngoài phổ biến nhất!
Máy tính của bạn có quá nhiều dữ liệu, bạn không thể xóa đi mà buộc phải lưu trữ, chuyển nó qua máy khác, ổ cứng ngoài (HDD/SSD), hoặc vì công việc, bạn thường xuyên phải chuyển đổi dữ liệu, và để thuận tiện cho việc này, cũng như di chuyển thuận tiện hơn, bạn đang phải dùng ổ cứng ngoài. Vấn đề ở đây là, nếu máy tính của bạn lại không chịu nhận ổ cứng gắn ngoài thì sao?
Cũng như nhiều thiết bị lưu trữ khác, ổ đĩa cứng gắn ngoài đôi lúc không được Windows nhận ra. Khi kết nối ổ cứng gắn ngoài với máy tính mà Windows thông báo không nhận ra, có thể là do thiết bị không được thiết lập hay định dạng đúng cách. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn khắc phục tình trạng này.
Cách sửa lỗi máy tính không nhận ổ đĩa cứng gắn ngoài (HDD/SSD)
Kiểm tra drive trong trình quản lý đĩa
Mở công cụ Disk Management bằng phím Windows + X (hoặc click chuột phải vào nút Start) để mở menu Power User và chọn nó từ danh sách. Bạn cũng có thể mở hộp thoại Run bằng Windows + R và nhập diskmgmt.msc để mở tiện ích này.
Đúng như tên gọi, Disk Management cho phép bạn thấy toàn bộ ổ cứng được kết nói với máy tính. Bạn có thể thấy kích thước, phân vùng và các thông tin khác.
Bạn có thể thấy danh sách ổ đĩa ngoài được liệt kê trong cửa sổ Disk Management, có thể nằm dưới ổ đĩa chính và phụ bất kỳ. Ngay cả khi nó không hiện trong cửa sổ This PC do không chứa bất kỳ phân vùng nào, nó sẽ hiện ở đây dưới dạng Removable.
Nếu thấy drive ở đây, hãy tạo một volume mới và gắn ký tự cho nó. Tại đây, bạn sẽ phân vùng hoặc định dạng nó phù hợp để Windows và các thiết bị khác có thể truy cập nó.
Chỉ định ký tự tên ổ đĩa
Thông thường, với nhiều thiết bị kết nối khác nhau, Windows sẽ gán tên cho mỗi thiết bị bằng một ký tự để có thể đánh dấu và quản lý các thiết bị đó. Nhưng đôi khi, Windows lại "quên", không gán tên cho một thiết bị, thường là ổ cứng gắn ngoài. Vì vậy, khi bạn kết nối thiết bị vào mà Windows không nhận ra (ổ đĩa không hiển thị trong My Computer) nên nó không được hiển thị. Để sửa lại, các bạn làm như sau:
- Đầu tiên, mở hộp thoại Start/Run, và nhập vào ô Open từ khóa compmgmt.msc, rồi OK (với Windows 8, các bạn ấn tổ hợp phím ).
- Lúc này, sẽ hiện ra một cửa sổ với tên gọi là Computer Management. Ở cột đầu tiên bên trái, các bạn nhấp chuột vào mục Disk Management.
- Ở tab bên cạnh, tìm dòng chứa biểu tượng ổ đĩa gắn ngoài rồi click chuột phải, chọn Change Drive Letters and Paths.
- Xuất hiện một ô nhỏ, nhấp chuột vào Change.
- Cửa sổ Change Drive Letter or Path xuất hiện, các bãn hãy "đặt tên" cho ổ cứng gắn ngoài của mình. Có thể đặt bất kỳ từ A đến Z. Tuy nhiên, không được đặt tên trùng với tên các ổ đĩa đã có trong máy tính. Sau khi nhập xong ấn OK hoàn thành, bạn hãy thử vào My Computer lại và xem ổ cứng có xuất hiện hay chưa?
Định dạng lại ổ cứng (Format the Drive)
Nếu cách trên mà không khắc phục được vấn đề, có thể do đĩa cứng của bạn chưa được định dạng (format) chính xác. Bạn mở hộp thoại Start/Run, gõ diskmgmt.msc rồi bấm OK.
- Một cửa sổ mới xuất hiện, các bạn chọn Format...
- Tiếp tục chọn định dạng NTFS ở File System, rồi nhấn OK để xác nhận.
Phân vùng ổ cứng (Initialize the Disk)
Trong một vài trường hợp, Windows có thể không nhận ra ổ đĩa của bạn vì nó chưa được tạo phân vùng. Nếu ổ cứng gắn ngoài đã được kết nối thì Windows sẽ nhắc bạn tạo phân vùng, còn không thì bạn phải tiến hành tạo bằng trình Disk Management. Tiếp theo, bạn sẽ cần phải xác định không gian cho phân vùng đó. Bạn chọn dung lượng, phân vùng và tiến hành các bước còn lại theo hướng dẫn của New Simple Volume Wizard.
Một số phương pháp khác
- Hãy thử tháo kết nối đĩa cứng gắn ngoài với máy tính và kết nối lại lần nữa.
- Mỗi đĩa cứng gắn ngoài khác nhau sẽ có những điểm khác nhau, nhất là khi chúng không cùng nhà sản xuất. Hãy thử tìm kiếm thêm thông tin trên Google về hiện tượng ổ cứng của bạn.
- Thử kiểm tra xem cổng, cab, hoặc jack kết nối giữa máy tính và ổ cứng cắm ngoài có bị gỉ, có bị lỏng hay hỏng hóc không.
- Cài đặt trình điều khiển cho ổ đĩa cứng gắn ngoài. Nếu ổ đĩa cứng bên ngoài của các hãng sản xuất firmware và software,như Western Digital, Iomega, Seagate... Bạn có thể cần phải cài đặt hoặc cập nhật các trình điều khiển và phần mềm cho các ổ đĩa cụ thể.
- Các thiết bị USB và Windows đôi khi không hoạt động một cách chính xác. Bạn có thể thử bằng cách sử dụng Device Manager để loại bỏ các ổ đĩa cứng bên ngoài, sau đó cố gắng kết nối nó với máy tính và cài đặt lại nó.
- Cập nhật Driver mới nhất, tương thích cho ổ cứng cắm ngoài đang sử dụng.
Trên đây là một vài phương pháp mà Download.vn giới thiệu nhằm giúp các bạn xử lý lỗi máy tính không nhận ổ cứng gắn ngoài (HDD/SSD). Hy vọng chúng sẽ có ích.
Xem thêm bài viết khác
Cách tăng, mở rộng dung lượng ổ C trên Windows 10, 8, 7...
Cách chuyển ứng dụng sang thẻ SD trên thiết bị Android
Cách kết nối và lấy dữ liệu từ ổ cứng laptop
Cách nhận biết SSD bị lỗi
Cách tìm model và số seri đĩa cứng trên Windows 10
Cài đặt và sử dụng Deep Freeze để đóng băng ổ cứng
Hướng dẫn sử dụng CrystalDiskInfo để kiểm tra ổ cứng máy tính, laptop
Cách chuyển Windows sang ổ đĩa SSD dễ nhất
Hướng dẫn khắc phục tình trạng CPU chạy quá tải
Cách khắc phục sự cố mất âm thanh trên máy tính
Cách xử lý lỗi máy tính thiếu bộ nhớ tạm
Cách gỡ bỏ phần mềm đóng băng Deep Freeze Standard
Nhiều người quan tâm
-
Cách xử lý tình trạng không tải được video trên Cốc Cốc
100+ -
Cách tải Video trên YouTube bằng Cốc Cốc
100+ 1 -
Hướng dẫn bật tắt nút Download trên Cốc Cốc
100+ -
Cách gõ tiếng Việt có dấu trên máy tính
100+ 3 -
Cách thay đổi thư mục Download mặc định trên Windows 10/8/7
100+ -
Hướng dẫn tắt kiểm tra chính tả trên Windows 10
100+ 2 -
Hướng dẫn cài đặt và thiết lập ePSXe - Giả lập PS1 tốt nhất trên PC
100+ -
Khắc phục lỗi màn hình xanh chết chóc trên Windows 10
100+ -
Thiết lập ứng dụng khởi động cùng hệ thống trên Windows 10 và Windows 11
100+ 1 -
Hướng dẫn xóa file đang dùng bởi chương trình khác
100+
Có thể bạn quan tâm
-
Poppy Playtime Chapter 2: Mọi điều bạn cần biết
10.000+ 6 -
Hướng dẫn xóa phông ảnh bằng PicsArt
50.000+ -
Tiêu đề báo tường 20/11 ý nghĩa - Mẫu tiêu đề báo tường ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
10.000+ -
Hướng dẫn cách chơi game trên Messenger cùng bạn bè
10.000+ -
Cách đăng nhập Facebook trên máy tính, điện thoại
10.000+ -
Cách cài và gỡ cài đặt iOS 16 beta trên iPhone
10.000+ -
Hướng dẫn gửi tin nhắn trên Instagram
50.000+ -
Cách đưa biểu tượng Gmail ra desktop
10.000+ -
Các vi phạm bị khóa tài khoản PUBG & PUBG Mobile
10.000+ 1 -
Hướng dẫn sử dụng GS Auto Clicker để tự động chơi game
10.000+