Kinh tế và pháp luật 11 Bài 2: Cung, cầu trong kinh tế thị trường Sách Cánh diều

Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 2: Cung cầu trong kinh tế thị trường Cánh diều giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần khám phá, luyện tập và vận dụng trang 12→19.

Giải Kinh tế và pháp luật 11 Bài 2 trang 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 giúp các bạn học sinh lớp 11 hiểu được kiến thức về mối quan hệ cung - cầu và vai trò của quan hệ cung - cầu trong nền kinh tế. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức.

Luyện tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 2

Luyện tập 1

Em đồng tình hay không đồng tình với các nhận định dưới đây về cầu hàng hóa, dịch vụ? Vì sao?

A. Cầu là nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua.

B. Khi người tiêu dùng có khả năng mua và sẵn sàng mua một loại hàng hóa, dịch vụ tại các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định thì tạo thành cầu về hàng hóa dịch vụ đó.

C. Cầu là nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng mua.

D. Cầu là số lượng hàng hóa, dịch vụ đáp ứng những nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng trong một thời gian nhất định.

Gợi ý đáp án

- Đồng tình với nhận định B

- Không đồng tình với nhận định A, C, D.

- Giải thích: để tạo thành cầu về một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó, cần phải đồng thời đáp ứng được 2 tiêu chí:

+ Thứ nhất, người tiêu dùng có nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đó.

+ Thứ hai, người tiêu dùng có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.

Luyện tập 2

Gợi ý đáp án

- Trường hợp A. Nhân tố ảnh hưởng đến cầu là: tâm lí, tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng.

- Trường hợp B. Có 2 nhân tố ảnh hưởng đến cầu là: tâm lí của người tiêu dùng và giá cả hàng hóa. Cụ thể:

+ Khi dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc, tâm lí người tiêu dùng sẽ lo sợ các sản phẩm (có nguồn gốc từ thịt gia súc) không đảm bảo chất lượng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe => do đó, họ có xu hướng chuyển sang sử dụng sản phẩm khác.

+ Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc khiến cho lượng cung sụt giảm => giá cả tăng các loại thực phẩm từ gia súc tăng => nhu cầu tiêu dùng giảm => người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang sử dụng loại thực phẩm có giá cả ổn định hơn.

- Trường hợp C. Nhân tố ảnh hưởng đến cầu là: thu nhập của người tiêu dùng.

- Trường hợp D. Nhân tố ảnh hưởng đến cầu là: dự đoán của người tiêu dùng về thị trường.

Luyện tập 3

Gợi ý đáp án

- Các hoạt động kinh tế trong trường hợp A, B, C sẽ tạo thành cung hàng hóa trên thị trường. Vì: các chủ thể sản xuất kinh doanh có khả năng bán và sẵn sàng bán sản phẩm ra thị trường ở các mức giá khác nhau.

- Hoạt động sản xuất ở trường hợp D không tạo thành nguồn cung hàng hóa, vì: mục đích trồng các loại cây ăn quả của gia đình bạn H là để đáp ứng nhu cầu sử dụng của gia đình và biếu tặng họ hàng, bạn bè.

Luyện tập 4

Gợi ý đáp án

♦ Yêu cầu a) Vai trò của quan hệ cung - cầu trong trường hợp trên là: điều tiết quan hệ giữa sản xuất và lưu thông hàng hóa.

♦ Yêu cầu b) Lựa chọn của gia đình bạn H là hợp lí, vì: trong trường hợp cung lớn hơn cầu => giá cả sản phẩm giảm => doanh thu và lợi nhuận của gia đình bạn H sẽ giảm, từ đó, gia đình H dự định chuyển hướng kinh doanh.

♦ Yêu cầu c) Trong trường hợp này, gia đình bạn H nên lựa chọn phương án A (tạm ngừng kinh doanh mặt hàng thời trang và chờ đợi thị trường hồi phục). Vì:

+ Trong trường hợp cung lớn hơn cầu => giá cả sản phẩm giảm => doanh thu và lợi nhuận của gia đình bạn H sẽ giảm => gia đình H nên thu hẹp quy mô sản xuất.

+ Nếu, gia đình H tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, mở rộng kinh doanh (phương án B), thì sẽ tiếp tục làm gia tăng lượng cung hàng hóa, mặt khác, dẫn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của gia đình H thua lỗ.

+ Nếu gia đình H đẩy mạnh tuyên truyền và quảng bá sản phẩm của gia đình (phương án C), thì chi phí sản xuất mặt hàng sẽ gia tăng (do, chi phí marketing cũng là một yếu tố đầu vào của sản xuất). Khi giá sản phẩm tăng => người tiêu dùng có xu hướng hạn chế nhu cầu mua sản phẩm, chuyển sang sử dụng sản phẩm khác => hoạt động sản xuất của gia đình H vì thế cũng tiếp tục gặp khó khăn.

Luyện tập 5

Gợi ý đáp án

- Trường hợp A. Nhân tố ảnh hưởng đến cung hàng hóa, dịch vụ là: dự đoán của người bán trên thị trường.

- Trường hợp B. Nhân tố ảnh hưởng đến cung hàng hóa, dịch vụ là: giá cả các yếu tố sản xuất.

- Trường hợp C. Nhân tố ảnh hưởng đến cung hàng hóa, dịch vụ là: trình độ công nghệ sản xuất.

- Trường hợp D. Nhân tố ảnh hưởng đến cung hàng hóa, dịch vụ là: số lượng người bán trên thị trường.

- Trường hợp E. Nhân tố ảnh hưởng đến cung hàng hóa, dịch vụ là: chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của nhà nước.

Vận dụng Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 2

Vận dụng 1

Em hãy sưu tầm thông tin về tình hình cung, cầu một hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trên thị trường và chia sẻ với các bạn cùng lớp.

Gợi ý đáp án

(*) Tham khảo: Tình hình cầu của một số loại thực phẩm trong tháng 1/2022

+ Sau khi có xu hướng giảm liên tiếp trong năm 2021, nhu cầu sử dụng mặt hàng thịt lợn đã có xu hướng tăng trở lại trong tháng 01 năm 2022, đặc biệt trong những ngày cận Tết, tuy nhiên mức tăng không cao so với Tết 02 năm trước. Giá các mặt hàng thịt lợn ở mức thấp hơn so với cùng kỳ năm trước khoảng 15-25%.

+ Giá các sản phẩm thịt bò ổn định trong suốt cả năm 2021 và bắt đầu tăng nhẹ vào cuối tháng 1 năm 2022 do ảnh hưởng bởi giá thịt lợn và nhu cầu tăng.

+ Giá các sản phẩm gia cầm cũng ở mức thấp trong suốt năm 2021 (có thời điểm giá thịt gà lông trắng chỉ còn 7.000-9.000đ/kg), bắt đầu tăng trở lại vào tháng 12/2021 và tiếp tục tăng nhẹ vào ngày sát Tết do nhu cầu tăng.

(Nguồn: thông tin từ Bộ Công thương Việt Nam)

Vận dụng 2

Em viết bài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung, cầu một hàng hóa, dịch vụ trên thị trường vào dịp Tết.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 03
  • Lượt xem: 497
  • Dung lượng: 125,8 KB
Sắp xếp theo