-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT Quốc Gia
-
Thi Đánh giá năng lực
-
Cao đẳng - Đại học
-
Cao học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Nhật, Trung
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Thi Trạng Nguyên
-
Tác phẩm Văn học
-
Đề thi
-
Tài liệu Giáo viên
-
Học tiếng Anh
-
Mầm non - Mẫu giáo
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Mua sắm trực tuyến
-
TOP
-
Internet
-
Hôm nay có gì?
-
Chụp, chỉnh sửa ảnh
-
Thủ thuật Game
-
Giả lập Android
-
Tin học Văn phòng
-
Mobile
-
Tăng tốc máy tính
-
Lời bài hát
-
Tăng tốc download
-
Thủ thuật Facebook
-
Mạng xã hội
-
Chat, nhắn tin, gọi video
-
Giáo dục - Học tập
-
Thủ thuật hệ thống
-
Bảo mật
-
Đồ họa, thiết kế
-
Chính sách mới
-
Dữ liệu - File
-
Chỉnh sửa Video - Audio
-
Tử vi - Phong thủy
-
Ngân hàng - Tài chính
-
Dịch vụ nhà mạng
-
Dịch vụ công
-
Cẩm nang Du lịch
-
Sống đẹp
-
Giftcode
-
-
Đạo đức lớp 4 Bài 10: Em quý trọng đồng tiền Giải Đạo đức lớp 4 Chân trời sáng tạo trang 49, 50, 51, 52, 53, 54
Giải Đạo đức 4 Bài 10: Em quý trọng đồng tiền giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Đạo đức 4 Chân trời sáng tạo trang 49, 50, 51, 52, 53, 54.
Với lời giải trình bày rõ ràng, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 10 Chủ đề: Quý trọng đồng tiền. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải Đạo đức lớp 4 Bài 10: Em quý trọng đồng tiền
Giải Luyện tập Đạo đức 4 Chân trời sáng tạo Bài 10
Luyện tập 1
Nhận xét các ý kiến sau:
1. Tiết kiệm tiền là keo kiệt.
2. Chỉ những người nghèo mới cần bảo quản và tiết kiệm tiền.
3. Chỉ cần bảo quản và tiết kiệm tiền của bản thân.
4. Không cần phải bảo quản đồ dùng được cho, tặng.
5. Chúng ta có thể sử dụng tiền để giúp đỡ người khác.
6. Bảo quản tiền là quý trọng thành quả lao động.
Trả lời:
1. Ý kiến này chưa đúng vì tiết kiệm tiền để chúng ta có một khoản tiền dự phòng.
2. Ý kiến này chưa đúng vì nếu không biết tiết kiệm tiền thì bất kể giàu hay nghèo sẽ rất thụ động trong cuộc sống.
3. Ý kiến này chưa đúng vì cần phải biết bảo quản và tiết kiệm tiền của cả gia đình, trường học,...
4. Ý kiến này chưa đúng vì kể cả đồ dùng được cho, tặng mà ta coi thường, không giữ gìn thì lần sau sẽ không có ai cho hay tặng bạn nữa.
5. Ý kiến này đúng vì ai cũng có lúc khó khăn chúng ta nên mở lòng giúp đỡ họ
6. Ý kiến này đúng vì khi kiếm được đồng tiền rất vất vả, cực nhọc chúng ta cần phải biết bảo quản chúng thật kĩ càng.
Luyện tập 2
Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào sau đây? Vì sao?
Trả lời:
Bức tranh 1: Em không đồng tình vì tiền không phải đồ để trang trí, vẽ vời bậy bạ. Đó là hành vi không đúng về tài sản.
Bức tranh 2: Em không đồng tình vì bạn nam kia không biết tiết kiệm tiền, tiêu xài hoang phí trong khi mẹ bạn không có tiền.
Bức tranh 3: Em đồng tình vì bạn nữ đã biết tận dụng vở cũ chưa viết hết để làm giấy nháp vừa tiết kiệm được tiền mua vở mới vừa không bị lãng phí vở cũ.
Bức tranh 4: Em không đồng tình vì bạn nữ đã lãng phí đồ ăn.
Bức tranh 5: Em đồng tình với lời nhắc nhở của bạn nam với em gái vì chúng ta nên tiết kiệm điện xung quanh cuộc sống chúng ta.
Bức tranh 6: Em đồng tình với hành động của bạn nữ vì bạn đã biết bảo vệ tài sản công cộng.
Luyện tập 3
Đưa ra lời khuyên trong các tình huống sau:
Tình huống 1: Trong một buổi liên hoan của lớp, Tin thấy Bin lấy nhiều món nhưng không ăn hết và muốn bỏ thức ăn thừa.
Câu hỏi: Nếu là Tin, em sẽ khuyên Bin điều gì?
Tình huống 2: Cốm đang cùng Na gấp thuyền thì hết giấy thủ công. Cốm liền lấy một cuốn truyện tranh và nói với Na: "Mình xé vài trang để gấp thuyền tiếp nhé!"
Câu hỏi: Nếu là Na, em sẽ khuyên Cốm điều gì?
Tình huống 3: Xe đạp của Bin bị hỏng bánh. Bố sửa lại nhưng Bin không đồng ý mà muốn mua xe mới.
Câu hỏi: Nếu là bạn của Bin, em sẽ khuyên Bin điều gì?
Trả lời:
Tình huống 1: Nếu là Tin, em sẽ nhắc nhở Bin là bạn ăn được bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu không nên lấy quá nhiều và phải để cho người khác ăn nữa, mình không nên tham lam lấy hết phần ăn như vậy trong khi bạn đâu có ăn hết được.
Tình huống 2: Nếu là Na, em sẽ khuyên Cốm không được làm như vậy vì đó là hành vi phá hoại sách vở, giấy truyện đó không phải dùng để gấp máy bay.
Tình huống 3: Nếu là bạn của Bin, em sẽ nhắc nhở bạn không nên đòi hỏi quá đáng như vậy bởi xe đó sửa vẫn còn sử dụng được không nhất thiết phải mua xe khác.
Luyện tập 4
Xử lí tình huống:
Tình huống 1: Na đang dùng hộp bút màu mẹ tặng, Vào dịp sinh nhật, Na được bạn tặng thêm một hộp bút màu mới rất đẹp.
Câu hỏi: Nếu là Na, em sẽ làm gì?
Tình huống 2: Sau Tết, Bin có một khoản tiền mừng tuổi. Bin định dùng số tiến này mua dụng cụ học tập. Tuy nhiên, khi đến siêu thị, thấy có nhiều đồ chơi hấp dẫn, Bin lại muốn đem hết số tiền đang có mua đồ chơi.
Câu hỏi: Nếu là Bin, em sẽ làm gì?
Trả lời:
Tình huống 1: Nếu là Na, em sẽ cất một hộp màu đi khi nào dùng hết hộp màu kia thì sẽ dùng hộp màu còn lại.
Tình huống 2: Nếu là Bin, em sẽ chỉ mua một thứ đồ chơi mà mình thích nhất và số tiền còn lại em sẽ mua đồ dùng học tập như dự định ban đầu.

Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
- Đạo đức lớp 4 Bài 10: Em quý trọng đồng tiền 06/02/2024 Download

Tài liệu tham khảo khác
Chủ đề liên quan
Lớp 4 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cơn mưa rào mùa hạ
100.000+ 4 -
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về sự trưởng thành
100.000+ -
Tập làm văn lớp 4: Viết một đoạn văn tả một loài hoa hoặc thứ quả mà em thích
100.000+ 8 -
Dẫn chứng về lòng kiên trì, nhẫn nại
10.000+ 1 -
Tập làm văn lớp 5: Tả người bà yêu quý của em
100.000+ 6 -
Cách thay thế từ/cụm từ trong bài nghị luận văn học
100.000+ -
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng
100.000+ 9 -
Tổng hợp dàn ý bài Câu cá mùa thu (9 Mẫu)
100.000+ -
Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) - Cánh diều 7
10.000+ 3 -
Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
100.000+
Mới nhất trong tuần
Đạo đức lớp 4 - Cánh Diều
Đạo đức lớp 4 - Chân trời sáng tạo
Đạo đức lớp 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Không tìm thấy