Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Nữ Thần Lúa Những bài văn hay lớp 10

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ Thần Lúa bao gồm 2 mẫu cực hay. Qua đó giúp các bạn học sinh có được những hiểu biết sâu sắc hơn về ý nghĩa các chi tiết kì ảo trong truyện thần thoại.

Đồng thời từ đó các bạn sẽ tự tin hơn khi viết đoạn văn phân tích chi tiết kì ảo trong bất cứ truyện thần thoại nào đã học hoặc đọc thêm. Ngoài ra các bạn xem thêm: đoạn văn phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Thần Lửa A Nhi, đoạn văn phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió, đoạn văn phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Sét.

Đoạn văn phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Nữ Thần Lúa - Mẫu 1

Truyện “Nữ thần Lúa” là truyện thần thoại Việt Nam, ngoài việc lí giải sự ra đời của cây lúa, câu chuyện còn giải thích được phong tục cúng nữ thần Lúa ở mọi nơi. Truyện không chỉ gây hấp dẫn bởi nội dung câu chuyện mà còn sử dụng yếu tố kì ảo làm cho câu chuyện trở nên nổi bật. Nổi bật là chi tiết nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông bỏ vào nồi là lúa sẽ thành cơm. Chi tiết này nhằm lý giải sự phát triển theo từng giai đoạn của bông lúa, và trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian. Việc sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện ước mơ, khát vọng của nhân dân; tín ngưỡng thờ thần của dân tộc Việt Nam.

Viết đoạn văn phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Nữ Thần Lúa - Mẫu 2

“Nữ thần Lúa” là một trong những truyện thần thoại nổi tiếng, được ra đời tại Việt Nam. Tuy cốt truyện đơn giản nhưng lại hấp dẫn độc giả, một yếu tố góp phần làm cho tác phẩm thêm thú vị đó chính là những yếu tố kì ảo. Đặc biệt nhất là chi tiết nữ thần làm phép cho những hạt giống được gieo xuống đất, sau đó chúng bắt đầu sinh sôi nảy nở, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa sau khi không cần gặt và cũng chẳng phải phải phơi. Khi ăn, chỉ cần ngắt bông bỏ vào nồi là lúa sẽ tự động biến thành cơm. Chi tiết này nhằm lý giải sự ra đời, phát triển theo từng giai đoạn của bông lúa, đồng thời cũng bộc lộ rõ nét trí tưởng tượng phong phú của tác giải dân gian. Bằng việc sử dụng yếu tố kì ảo qua đó nhằm nhấn mạnh ước mơ, khát vọng của nhân dân cũng như tín ngưỡng thờ thần của con dân đất Việt.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 01
  • Lượt xem: 961
  • Dung lượng: 101,8 KB
Sắp xếp theo
👨