Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về tầm quan trọng của việc học (Dàn ý + 14 Mẫu) Nghị luận 200 chữ về ý nghĩa của việc học tập
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn 200 chữ về tầm quan trọng của việc học tổng hợp gợi ý cách viết chi tiết kèm theo 14 mẫu cực hay. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu học tập để các em từng bước rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận xã hội 200 chữ.
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về việc học cực chất dưới đây được viết rất hay với văn phong rõ ràng, dễ hiểu có thể tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, sẽ giúp các em học môn Ngữ văn tốt hơn. Ngoài ra các em xem thêm một số đoạn văn mẫu như: viết đoạn văn làm thế nào để từ bỏ tính độ kỵ, đoạn văn nghị luận về niềm đam mê trong cuộc sống.
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về việc học
Viết đoạn văn suy nghĩ về việc học tập của học sinh hiện nay
- Dàn ý viết đoạn văn về tầm quan trọng của việc học
- Đoạn văn 200 chữ về tầm quan trọng của việc học
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về việc học
- Viết đoạn văn về học tập
- Viết đoạn văn suy nghĩ về việc học tập của học sinh hiện nay
- Viết đoạn văn về tầm quan trọng của việc học
- Đoạn văn nghị luận về lợi ích của việc học
- Viết đoạn văn về lợi ích của việc học
- Viết đoạn văn nghị luận về việc học tập
- Viết đoạn văn 200 chữ về tầm quan trọng của việc học
- Viết đoạn văn nghị luận ý nghĩa của việc học
- Nghị luận 200 chữ về tầm quan trọng của việc học
- Viết đoạn văn nghị luận về việc học tập hay nhất
Dàn ý viết đoạn văn về tầm quan trọng của việc học
1. Mở đoạn
Nghị luận về tầm quan trọng của việc học: Nhà bác học Lênin đã từng nói "Học, học nữa, học mãi", qua câu nói của ông chúng ta đã ngầm hiểu được tầm quan trọng của việc học và sự gắn bó mật thiết giữa việc học tập với cuộc sống của con người
2. Thân đoạn
- Giải thích học là gì?: "Việc học" hay chính là "học tập", "học hành" hay "học hỏi", nói chung đây là một quá trình tiếp thu, thu nhận, bổ sung và trau dồi những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị và nhận thức mới mẻ.
- Tầm quan trọng của việc học:
- Đối với cá nhân: Học tập giúp cá nhân con người hòa nhập với cộng đồng và giao lưu với xã hội, việc trau dồi kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm trong quá trình học tập sẽ giúp cho mọi công việc đạt được hiệu quả cao
- Đối với xã hội: Tri thức là tiền đề quan trọng nhất để sống trong kỉ nguyên số, có tri thức giống như người đi trong đêm tối mà có đèn soi sáng
- Quan điểm của bản thân: Bản thân những người học sinh chúng ta phải cố gắng và nỗ lực học tập hơn nữa, không chỉ tiếp thu kiến thức trên ghế nhà trường mà cả ở ngoài xã hội, cố gắng hoàn thiện bản thân và giúp ích cho xã hội, đừng để lãng phí những cơ hội được học tập bởi rồi khi chúng ta có hối hận cũng không còn kịp nữa
3. Kết đoạn
Khẳng định tầm quan trọng của việc học: Như vậy, có thể khẳng định rất rõ ràng rằng việc học có tầm quan trọng rất lớn đối với con người, nó là tiền đề quyết định đến sự tồn tại, hòa nhập và phát triển của con người trong xã hội.
Đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về việc học
Từ xưa đến nay, việc học đã được các tổ tiên coi trọng và được xem là một chỉ số để đánh giá một người. Những người có học vấn sẽ được mọi người tôn trọng. Học là quá trình tiếp thu tri thức, trí tuệ của loài người. Đây không chỉ là việc học kiến thức mà còn là học cách sống, đạo đức. Học tập là vô cùng quan trọng với mọi người. Tại sao chúng ta phải học? Và học để làm gì? Suốt hàng ngàn năm lịch sử, loài người đã tích lũy một kho tàng tri thức lớn về tự nhiên và xã hội. Để tiếp thu những tri thức đó, chúng ta phải học. Mục đích của việc học là phục vụ cho mọi công việc của bản thân hiệu quả. Việc học tập đóng vai trò quan trọng trong xã hội, nếu không học, chúng ta sẽ không thành công. Hãy học suốt đời. Học không bao giờ là thừa thãi hay vô ích. Chỉ khi bạn không học, bạn mới trở nên vô dụng đối với xã hội. Chúng ta hãy nhớ rằng: 'Thành công thuộc về người siêng năng và chăm chỉ, không thuộc về kẻ lười biếng'. Trong học tập cũng vậy, cố gắng hết mình, bạn sẽ đạt được thành công.
Đoạn văn 200 chữ về tầm quan trọng của việc học
Muốn đạt được kết quả học tập tốt, mỗi học sinh cần xác định được mục đích trong học tập. Mục đích học tập của học sinh ngày nay không gì khác là nỗ lực học tập để trở thành con ngoan trò giỏi, người công dân tốt, phát triển toàn diện, trở thành người hữu ích, góp phần xây dựng gia đình, xã hội và đất nước. Việc xác định được mục đích học tập đúng đắn sẽ giúp học sinh có định hướng, ra sức say mê học tập đạt được kết quả cao nhất. Để thực hiện được mục đích ấy, mỗi học sinh phải tích cực xây dựng kế hoạch học tập đúng đắn, phù hợp với bản thân và kiên trì thực hiện kế ấy. Tích cực tu dưỡng đạo đức, siêng năng tập tốt ở lớp, ở trường và tự học ở nhà. Phải năng động, sáng tạo, tích cực đổi mới phương pháp học tập. Học từ sách vở và học trong cuộc sống. Học phải đi đôi với hành, tránh lối học tủ, học vẹt, học lệch các môn… Có ước mơ, khát khao, hoài bão lớn lao ở tương lai. Xây dựng cuộc sống trong sạch, vững mạnh, tránh xa các thói xấu và tệ nạn xã hội. Học sinh không có mục đích trong học tập chẳng khác nào mũi tên không có đích đến, không những không có động lực học tập mà sẽ sớm chán nản và bỏ dở việc học. Bởi vậy, muốn học tập tốt nhất định phải xác định rõ mục đích trong học tập và kiên trì học tập để đạt đến mục đích ấy. Con đường phía trước do mỗi chúng ta lựa chọn. Hãy là người có lựa chọn thông minh và đúng đắn để đi đến thành công.
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về việc học
Học tập đó là một cụm từ luôn hiện hữu từ khi ta lên năm đến khi ta trưởng thành, nó có một vai trò rất quan trọng đối với mỗi con người. Vậy ''học, tập'' là gì? Học là tiếp thu và trau dồi thêm kiến thức, còn tập có nghĩa là luyện tập những gì chúng ta đã học. Vì sao học tập lại cần thiết và quan trọng đối với mỗi người chúng ta? Học tập giúp ta hiểu biết rộng, nó rất hữu ích cho tương lai sau này. Học tập giúp hình thành nhân cách con người, biết đúng biết sai, biết trên biết dưới và vì thế khi đối diện với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống ta dễ dàng vượt qua được tất cả. Câu danh ngôn: ''Con người phải suốt đời trau dồi cho mình có kiến thức ngày càng rộng thêm'' là một câu hoàn toàn đúng và chính xác khi nói về việc học tập. Bên cạnh đó vẫn còn có một số bạn lười biếng trong học tập, bắt mình ở trong một khuôn khổ nhất định không tự tìm tòi, bổ sung thêm kiến thức mới, học một cách thụ động đây là những hành động đáng được lên án và cần phải loại bỏ. Học là học cho đến khi không còn sức để tiếp tục, có thế ta mới trở thành những người có ít cho cuộc sống và nhân loại. Đất nước có phát triển mạnh mẽ, hùng cường được hay không là nhờ rất lớn việc học tập của mỗi người chúng ta. Riêng bản thân, em đã lên kế hoạch thật chi tiết cho việc học, tìm ra các phương pháp học tập mới giúp nâng cao hiệu quả học tập.
Viết đoạn văn về học tập
Nhà bác học Lênin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Cũng nhận thức sâu sắc về vai trò của học vấn, Fukuzawa Yukichi đã viết: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng, nếu có khác biệt là do học vấn”. Câu nói ấy đã nhấn mạnh tầm quan trọng của học tập bởi nó quyết định sự khác nhau giữa người và người trong cuộc sống. Trong cuốn “Khuyến học”, nhà văn người Nhật Bản này đã có những dòng chữ như thế này: “Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người”. Quả thật, mỗi chúng ta từ khi sinh ra đều đã được bình đẳng với nhau. Cho dù có xuất thân trong một gia đình nghèo khổ hay sinh ra đã ở vạch đích, sống ở châu Á hay châu u, châu Mĩ thì mỗi người đều có hai mươi tư giờ một ngày để sống, để học tập và làm việc, chỉ khác một điều rằng mỗi người sử dụng hai mươi tư giờ của một ngày đó như thế nào? Với quan điểm của Yukichi, một ngày của một người chăm chỉ học tập và một người không chú tâm vào việc học sẽ tạo ra sự khác biệt giữa người với người. Càng tích lũy được nhiều kiến thức phong phú thì hạt giống cho tương lai của mỗi con người sẽ ngày càng phát triển. Đặc biệt, với thời đại hiện nay, tri thức là tiền đề, là điều kiện cần có để con người có thể sống trong kỉ nguyên số. Nhờ có ánh sáng của tri thức mà con người đi trong đêm tối vẫn nhìn thấy con đường phía trước. Thay vì chỉ neo mình ở những thứ đã biết thì chúng ta cần có ý thức phấn đấu, vượt qua những giới hạn của bản thân để phát triển, chạm đến nấc thang cao hơn để chinh phục đỉnh núi tri thức. Ta có thể thấy mới đây nhất, trên các trang báo chí là dòng tin tức hoa hậu Lương Thùy Linh trở thành giảng viên trợ giảng của đại học Đại Nam. Top 12 Miss World 2019 không chỉ là người có nhan sắc xinh đẹp mà còn là người có học vấn cao khi có bằng IELTS 7,5; tốt nghiệp đại học Ngoại thương với tấm bằng xuất sắc. Không tự kiêu với thành tích học tập của bản thân, nàng hậu này vẫn ngày ngày nỗ lực, chăm chỉ học tập, làm việc để phát triển bản thân và cống hiến cho nước nhà. Đọc câu nói của Fukuzawa Yukichi, tôi cảm thấy ngay từ bây giờ phải thiết lập mục tiêu học tập, lên kế hoạch rõ ràng cho cả tháng, cả tuần, cả ngày và nghiêm túc thực hiện để trau dồi vốn kiến thức để nâng cao trình độ của bản thân. Không có nét đẹp nào tỏa sáng bằng nét đẹp của tri thức, vì vậy tôi và các bạn hãy cùng nhau chăm chỉ học tập để đưa Việt Nam ngày càng phát triển hơn nữa trong tương lai.
Viết đoạn văn suy nghĩ về việc học tập của học sinh hiện nay
Đoạn văn mẫu 1
Nền giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã gặt hái được nhiều thành công, được bạn bè quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều góc khuất, nhiều vấn đề nan giải chưa giải quyết được. Có những hành động dù là nhỏ của học sinh nhưng lại gây ra hậu quả xấu đối với tương lai. Hiện tượng học đối phó là một trong những hiện tượng như vậy. Học đối phó là gì? Là tình trạng học sinh học bài không trên tinh thần tự nguyện, học chỉ để thi, chỉ để qua một kì kiểm tra, và cuối cùng chữ thầy lại trả cho thầy. Đây là một hiện tượng xảy ra rất nhiều ở học đường, rất khó kiểm soát. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên hệ quả khó lường, học sinh hổng kiến thức cơ bản nặng, học xong là quên hết, không lưu lại một thứ gì trong đầu. Hầu hết học sinh đang có suy nghĩ học để vừa lòng cha mẹ, thầy cô, học để được lên lớp, để đạt điểm cao. Chứ các em chưa nghĩ học để làm gì cho mình sau này. Chính suy nghĩ này mới dẫn đến tình trạng các em học đối phó một cách cứng nhắc như vậy. Học sinh học đối phó nhưng giáo viên vẫn chưa có biện pháp để ngăn chặn hoặc xử lý để không tái diễn lần sau. Giáo viên vẫn cứ làm lơ, coi như không có chuyện gì, chính vì thế mà lối học này mới ăn sâu vào tiềm thức của các em như vậy. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường các em học đối phó, sau này ra xã hội, đi làm, lối sống này sẽ chi phối rất nhiều. Làm đối phó cho qua chuyện, cho xong việc dẫn đến tình trạng làm ẩu, không hoàn thành tốt công việc. Đây là một điều rất đáng tiếc.
Đoạn văn mẫu 2
Việc học thực chất của học sinh hiện nay là vấn đề mà chúng ta cần quan tâm. Nhiều học sinh đã và đang rơi vào tình trạng học vẹt, học tủ, học lấy điểm. Học tập nhưng lại không vì học mà chỉ vì điểm số, vì mong muốn làm vui lòng cha mẹ, thầy cô. Còn bản thân các bạn, các bạn không tiếp thu được tri thức, không biết được kiến thức quan trọng như thế nào. Nếu để lâu dài, học "giả" khiến học sinh đánh mất mình. Các bạn đi học không vui, làm bài tập không thoải mái. Với các bạn, tất cả chỉ là mệt mỏi, bế tắc. Nếu gian dối với bản thân mình thì các bạn mãi mãi không thể thay đổi, tiến bộ trong học tập. Chúng ta học vì bản thân chúng ta chứ không vì một ai khác. Do đó, hãy học thật để có kiến thức thật vào có cho mình một tương lai rộng mở bạn nhé.
Viết đoạn văn về tầm quan trọng của việc học
Học tập là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mỗi người cần phải xác định cho mình, đặc biệt là với mỗi học sinh. Để việc học đạt hiệu quả mỗi người nên xác định cho mình một động cơ học tập đúng đắn. Vậy động cơ học tập là gì? động cơ học tập có vai trò quan trọng như thế nào với mỗi người? Động cơ học tập hình thành từ khi nào? Chúng ta không thể ép học sinh mầm non, tiểu học mới chập chững đi học đã xác định được mục tiêu, động cơ học tập ngay được. Động cơ học tập hình thành trong quá trình lâu dài, được tích lũy dần dần và chỉ thực sự rõ ràng khi học sinh đã có những nhận thức, suy nghĩ đúng đắn, chính xác về việc học của mình. Có những bạn hình thành động cơ học tập từ rất sớm ngược lại lại có những người trải qua rất nhiều những thay đổi, biến động, đả kích về tinh thần hoặc nhiều lý do khác mới hình thành cho mình được động cơ học tập… Với động cơ học tập chúng ta có thể chia nó làm hai loại: một là động cơ bên trong hai là động cơ bên ngoài. Động cơ bên trong chính là mục tiêu phấn đấu mà người học đề ra để mình đạt được; động cơ bên ngoài là những ảnh hưởng, tiêu chí của xã hội đặt ra và nó cũng có tác động không nhỏ đến người học, là yếu tố thúc đẩy mỗi người hình thành được mục tiêu cho mình. Với mỗi học sinh xác định được động cơ học tập là điều vô cùng quan trọng, đó là bước đệm và là tiền đề để mỗi người có hướng phấn đấu trong học tập, hoàn thành được những mục tiêu đề ra, chinh phục được con đường học vấn của mình.
Đoạn văn nghị luận về lợi ích của việc học
Để thành công, ai cũng hiểu chúng ta cần học tập và một trong số những con đường học tập hiệu quả chính là tự học. Tự học hiểu đơn giản chính là mỗi người, ngoài học tập tại trường lớp có sự giúp đỡ của thầy cô giáo, sẽ tự tìm tòi qua sách vở, qua các phương tiện hỗ trợ để mở rộng vốn hiểu biết. Tự học có lợi ích to lớn đối với chúng ta. Học tập vốn là một quá trình lâu dài, nhờ tự học, con người có thể tiếp tục củng cố kiến thức cũ và mở rộng thêm những kiến thức mới . Không chỉ vậy, tự học giúp ta có sự linh hoạt, chủ động, khẳng định năng lực tự lập. Ngoài ra, thông qua tự học, chúng ta có thể tìm hiểu về những gì mình thực sự thích, thực sự đam mê, điều đó thể hiện sự trân trọng đối với kiến thức nhân loại. Tự học biểu hiện ở việc tự hoạch định cho mình kế hoạch học tập, tìm tòi qua sách báo, internet, học ở nhà qua các trang web học tập… Nhiều minh chứng chứng minh tự học dẫn đến thành công như Mạc Đĩnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên hay Soichiro Honda từ thợ sửa xe thành nhà chế tạo nổi tiếng. Tự học có lợi ích to lớn, nhưng không phải ai cũng hiểu. Coi nhẹ tự học sẽ biến chúng ta trở thành những người thụ động, từ đó rất khó đạt được thành công. Rèn luyện tinh thần tự học không khó, chỉ cần chúng ta biết tự mình sử dụng thời gian để nghiên cứu, học hỏi qua thực tế, biết kỉ luật thực hiện mục tiêu mình đặt ra,…chắc chắn, tự học sẽ mở ra thành công với mọi người.
Viết đoạn văn về lợi ích của việc học
Học tập là việc cần thiết trong cuộc đời mỗi con người. Đúng vậy!Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn.Kết quả của một quá trình học tập sẽ chẳng bao giờ là vô ích cả vì việc học của học sinh thời nay là vô cùng cần thiết. Với xu thế hội nhập, học sinh ngày càng phải trau dồi vốn kiến thức hiểu biết của mình. Hành trang để vào đời chính là những kiến thức mà chúng ta tích lũy được từ thuở ấu thơ, nó sẽ là vô giá nếu chúng ta tranh thủ học nhưng cũng sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta mải chơi, lười học. Nếu không chịu khó học tập kiếm được bằng cấp thì hậu quả gây ra từ việc đó dẫn đến nhiều vấn đề nảy sinh như không hiểu biết nhiều, khó kiếm việc làm cũng có thể là thất nghiệp, cuộc sống không ổn định,tệ nạn xã hội,... Vì vậy hãy học đi Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước trong giai đoạn mới.
Viết đoạn văn nghị luận về việc học tập
Chỉ cần một ngày còn sống là con người cần phải học tập bởi: “Học tập là cuốn vở không có trang cuối”. Học tập là học hỏi và luyện tập để có hiểu biết và kĩ năng. Cuốn vở là dụng cụ để ghi chép những hiểu biết trong quá trình học tập. Câu nói nhằm khuyên chung ta rằng học tập là công việc suốt đời, không ngừng nghỉ. Đó là một hành trình dài lâu chứ không phải là một giai đoạn ngắn. Con người chúng ta từ chỗ không biết gì, nhờ quá trình học tập, tích lũy kinh nghiệm mà có kiến thức- kĩ năng. Công việc ấy tiếp diễn bao đời nay. Biển học thì vô cùng, không ai có thể khẳng định mình đã nắm chắc mọi thứ, vì vậy phải liên tục học tập. Lê- nin từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Đac-uyn: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Học tập là cuốn vở không trang cuối, đó là phương châm sống của những người cầu tiến, khát khao vươn tới chiếm lĩnh tri thức nhân loại và biết làm cho cuộc sống của mình có giá trị thực sự. Thật dáng chê trách những ai tự bằng lòng với sự hiểu biết của mình, tự mãn, tự phụ hoặc ngại khó, biếng nhác, lười học tập… Học tập suốt đời là việc phải làm và cần làm nhưng cũng cần có phương pháp học tập để có kết quả thật tốt. Việc học còn phải gắn với những động cơ, mục đích học tập đúng đắn thì việc học mới mang lại những ý nghĩa, giá trị đích thực cho cuộc sống bản thân và những người quanh ta. Học kết hợp với hành thì mới có thành tựu. Có kiến thức rồi đem kiến thức ấy giúp ích cho đời thì việc học ấy mới thực hữu ích. Hiểu được ý nghĩa câu nói, hãy nỗ ực học tập hết mình, học không ngừng nghỉ, học tập suốt đời để hoàn thiện bản thân và vươn tới một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc.
Viết đoạn văn 200 chữ về tầm quan trọng của việc học
Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội.Việc học của học sinh thời nay là vô cùng cần thiết. Với xu thế hội nhập, học sinh ngày càng phải trau dồi vốn kiến thức hiểu biết của mình. Hành trang để vào đời chính là những kiến thức mà chúng ta tích lũy được từ thuở ấu thơ, nó sẽ là vô giá nếu chúng ta tranh thủ học nhưng cũng sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta mải chơi, lười học.
Viết đoạn văn nghị luận ý nghĩa của việc học
Trong cuộc sống, học tập chính là việc làm quan trọng không thể thiếu và chính là động lực để cho con người phát triển bản thân và bắt kịp xu thế xã hội. Thật vậy, việc học mang đến nhiều lợi ích cho con người vì chúng ta học thêm thứ gì thì chúng ta lại càng vững vàng hơn trong cuộc sống của chính bản thân mình. Đầu tiên, việc học thêm tri thức sẽ trang bị cho chúng ta những kiến thức về một lĩnh vực nào đó. Ngoài việc học trên trường, con người có thể học ở nhiều nguồn. Học ở sách vở, học ở bạn bè, học từ internet,. . . Những kiến thức ấy áp dụng được vào đời sống hàng ngày sẽ trở thành vốn tri thức của chính chúng ta, đặc biệt là trong thời đại công nghệ phát triển nhanh như hiện nay thì việc tiếp cận với tri thức tiến bộ của nhân loại lại càng cần thiết hơn nữa. Thứ hai, việc học những kỹ năng làm việc chính là yếu tố then chốt giúp chúng ta trở thành những người thành công và công dân toàn cầu trong tương lai. Thành công của một người chỉ dựa vào 25% là kiến thức chuyên môn, còn lại là kỹ năng mềm. Ngày nay, chúng ta cần những kĩ năng như: làm việc nhóm, quản lí thời gian, thuyết trình,. . . để bứt phá trong công việc. Cuối cùng, việc học những đạo đức và lối ứng xử trong cuộc sống chính là việc mà chúng ta cần học. Học những phép ứng xử văn minh để có được phép ứng xử, cách giao tiếp lôi cuốn, dễ mến. Tóm lại, việc học mang đến rất nhiều lợi ích cho con người và là việc làm mà con người bắt buộc phải làm trong đời.
Nghị luận 200 chữ về tầm quan trọng của việc học
Vị lãnh tụ vĩ đại Lê-nin đã từng nói rằng " học , học nữa , học mãi". Qua đó ta đã thấy rõ tầm quan trọng của việc học đối với mỗi người chúng ta. Vậy học được hiểu như thế nào ? Học được hiểu là một quá trình tích lũy. Là một quá trình học hỏi những kinh nghiệm từ những người đi trước. Học tập vốn là một quá trình khó khăn , đầy chông gai mà mọi người học sinh phải trả qua. Học tập ở đây không phải là sự ép buộc từ gia đình. Mà nó phải là dự đam mê , sự chân thành khi học tập. Chỉ có như vậy học mới thành công. Khi học ta phải biết cách tìm tòi và khám phá ra những phương pháp mới mẻ để tránh trường hợp chán nản và học vẹt. Vậy học có vai trò quan trọng như thế nào ? Học sẽ khiến ta tự tin bước lên cơn đường thành công mà ít bị vấp ngã. Trong một xã hội phát triển thì học sẽ khiến ta không bị lạc hậu và không thụt lùi so với người khác. Học tập khiến ta trở thành người trí thức và là một nhân tài cho đất nước. Giúp cho đất nước ngày càng một văn mình và phát triển. Qua đó , ta thấy học tập có vai trò rất quan trọng đối với mỗi người cũng như toàn xã hội. Là một người học sinh, tôi cảm thấy học tập và một phương pháp rất đúng đắn để đi lên con đường thành công. Qua đó , tôi sẽ phát huy tinh thần học tập bằng cách : tích cực và chủ động trong học tập, không học vẹt , lắng nghe bài giảng, tìm ra phương pháp học phù hợp với bản thân,. . .
Xem thêm: Nghị luận về tầm quan trọng của việc học
Viết đoạn văn nghị luận về việc học tập hay nhất
Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là người học phải có tinh thần tự học. “Tinh thần” là thái độ, ý nghĩ định hướng cho hành động của con người. “Tự học” là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức từ người khác hoặc từ sách vở. Vậy, “tinh thần tự học” là ý thức tự chủ, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức, luyện tập kỹ năng. Những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học là chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ trọng tâm bài học, tự giác làm bài tập và chủ động tìm kiếm thêm các tài liệu hay bài tập có liên quan để mở rộng kiến thức. Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng kiến thức vững chắc và những kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược hẳn với lối học thụ động, chỉ trông chờ vào người khác. Tóm lại, mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình tinh thần tự học để việc học tập luôn có được hiệu quả tốt nhất.