Địa lí 9 Bài 40: Thực hành Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí Soạn Địa 9 trang 144, 145

Soạn Địa 9 Bài 40 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi bài Thực hành Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí.

Địa 9 bài 40 Thực hành Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua bài học này các bạn học sinh biết cách đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Địa lí 9.

Thực hành Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí

Câu 1

Dựa vào bảng 40.1, hãy cho biết những đảo có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ?

Bảng 40.1. Tiềm năng kinh tế của một số đảo ven bờ

Các hoạt động

Các đảo có điều kiện thích hợp

Nông, lâm nghiệp

Cát Bà, Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quốc, Phú Quý.

Ngư nghiệp

Cô Tô, Cái Bầu, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Phú Quý, Lý Sơn, Côn Đảo, Hòn Khoai, Thổ Chu, Hòn Rái, Phú Quốc.

Du lịch

Các đảo trong vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang, Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc,…

Dịch vụ biển

Cái Bầu, Cát Bà, Trà Bản, Phú Quý, Côn Đảo, Hòn Khoai, Thổ Chu, Phú Quốc.

Gợi ý đáp án

Những đảo có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp kinh tế biển là: Cái Bầu, Cát Bà, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc.

Trong đó, Phú Quốc là đảo có điều kiện thích hợp hơn cả để phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ biển. Nguyên nhân: Phú Quốc là đảo lớn nhất (diện tích gần 600 km2) và đông dân nhất nước ta, nằm giữa ngư trường lớn của vùng biển Tây Nam, có nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng với hồ tiêu và nước mắm.

Câu 2

Quan sát hình 40.1 (SGK trang 145) hãy nhận xét tình hình khai thác, xuất khẩu dầu mỏ, nhập khẩu xăng dầu và chế biến dầu khí ở nước ta.

Gợi ý đáp án

Gợi ý 1

* Nhận xét:

Trong thời kì 1999 - 2002:

+ Sản lượng dầu thô khai thác liên tục tăng, từ 15,2 triệu tấn (năm 1999) lên 16,9 triệu tấn (năm 2002)

+ Hầu hết dầu thô khai thác được xuất khẩu. Tỉ lệ dầu thô xuất khẩu trong sản lượng dầu thô khai thác qua các năm đều chiếm trên 95% và ngày càng tăng lên (năm 2002: 100% sản lượng dầu thô khai thác đều được xuất khẩu).

+ Lượng xăng dầu nhập khẩu tăng liên tục, từ 7,4 triệu tấn (năm 1999) lên 10,0 triệu tấn (năm 2002).

⟹ Cho thấy ngành chế biến dầu khí của nước ta chưa phát triển, chủ yếu xuất thô dầu mỏ và nhập khẩu xăng dầu.

Gợi ý 2

- Nước ta có trữ lượng dầu khí lớn và dầu mỏ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong những năm qua. Sản lượng dầu mỏ không ngừng tăng.

- Hầu hết lượng dầu khai thác được xuất khẩu dưới dạng thô. Điều này cho thấy công nghiệp chế biến dầu khí chưa phát triển. Đây là điểm yếu của ngành công nghiệp dầu khí nước ta.

- Trong khi xuất khẩu dầu thô thì nước ta vẫn phải nhập lượng xăng dầu đã chế biến với số lượng ngày càng lớn. Mặc dù lượng dầu thô xuất khẩu hằng năm lớn gấp hai lần lượng xăng dầu nhập khẩu nhưng giá xăng dầu đã chế biến lớn hơn nhiều so với giá dầu thô.

Chia sẻ bởi: 👨 Tử Đinh Hương
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 20
  • Lượt xem: 4.504
  • Dung lượng: 105,9 KB
Tìm thêm: Địa lí 9
Sắp xếp theo