-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Địa lí 6 Bài 14: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu Soạn Địa 6 trang 160 sách Chân trời sáng tạo
Giải Địa lí lớp 6 Bài 14: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nắm chắc kiến thức, dễ dàng trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Lịch sử - Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo trang 160, 161, 162.
Qua đó, giúp các em nắm được sự biến đổi khí hậu, biết cách phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 14 Chương 4: Khí hậu và biến đổi khí hậu. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Soạn Địa 6 Bài 14: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu
Phần Nội dung bài học
I. Biến đổi khí hậu
❓Quan sát hình 14.1 hình 14.2 và đọc thông tin trong bài, em hãy:
- Cho biết sự khác nhau giữa hình 14.1 và hình 14.2. Giải thích.
- Nêu một số biểu hiện cùng biểu đổi khí hậu trên Trái đất.
Trả lời:
- Sự khác nhau ở hai hình là tới năm 2005 trên đỉnh núi An-pơ đã xuất hiện hiện tượng băng tuyết tan. Nguyên nhân do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhiệt độ Trái Đất tăng lên,…
- Một số biểu hiện của biểu đổi khí hậu trên Trái Đất
- Nhiệt độ không khí tăng, khí hậu Trái Đất nóng lên.
- Mực nước biển dâng cao, dẫn đến số lượng các loài sinh vật suy giảm.
- Biến động trong chế độ mưa, lượng mưa, gia tăng tốc độ tan băng.
- Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan: bão, lũ lụt, hạn hán,...
II. Phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu
❓Dựa vào thông tin trong bài, bảng 14.1 và hình 14.3, em hãy:
- Trình bày khái niệm thiên tai.
- Cho biết bản thân em có thể thực hiện được biện pháp phòng tránh thiên tai nào?
- Giải thích tại sao các hoạt động trong hình 14.3 sẽ giúp chúng ta ứng phó với biến đổi khí hậu?
Trả lời:
- Thiên tai là những thảm họa bất ngờ do thiên nhiên gây ra cho con người. Trên Trái Đất có nhiều loại thiên tai như: báo, lốc xoáy, lũ lụt hạn hán, mưa đá,...
- Bản thân em có thể thực hiện biện pháp thiên tai: trồng cây gây rừng, khi xảy ra thiên tai hạn chế di chuyển, sử dụng nước và thực phẩm tiết kiệm, theo dõi thông tin thiên tai, khắc phục sự cố, vệ sinh nơi ở môi trường, giúp đỡ người khác,...
- Những hoạt động trong hình là những giải pháp có thể góp phần làm giảm lượng khí thải nhà kính, sử dụng năng lượng tái tạo thay cho những năng lượng khai thác tự nhiên,... giúp đỡ, khắc phục sự cố sau thiên tai.
Phần Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập
❓Em hãy lập sơ đồ các biểu hiện của biến đổi khí hậu.
Trả lời:
Học sinh có thể tham khảo một số sơ đồ biểu hiện của biến đổi khí hậu sau:
Sơ đồ các biểu hiện của biến đổi khí hậu:
Vận dụng
❓ Địa phương em ở thường xảy ra loại thiên tai nào? Bản thân em có thể làm gì để phòng tránh thiên tai ấy?
Trả lời:
Địa phương em thường xảy ra bão lũ. Để phòng chống em thường: nghe dự báo thời tiết, trồng cây xanh, hạn chế di chuyển khi mưa lớn, sử dụng nước thực phẩm tiết kiệm, vệ sinh môi trường giúp đỡ người khác,...
Lý thuyết Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu
I. Biến đổi khí hậu
- Khái niệm: Là sự thay đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình nhiều năm.
- Biểu hiện
- Sự nóng lên toàn cầu.
- Mực nước biển dâng.
- ia tăng các hiện tượng khí tượng cực đoan (băng tan, bão, lũ lụt,…).
- Nguyên nhân: Các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt của con người làm tăng nhanh khí CO2.
- Tác động
- Tích cực: Mở ra các tuyến hàng hải mới, nhiều vùng đất lạnh giá có thể canh tác được,…
- Tiêu cực: Thiệt hại lớn về người, của từ các thiên tai; nhiều vùng đất bị ngập, sạt lở,…
- Giải pháp
- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
- Sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
- Hạn chế dùng túi ni-lông, đồ nhựa.
Tích cực trồng cây xanh, bảo vệ rừng,...
II. Phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu
- Một số biện pháp phòng tránh thiên tai
Giai đoạn | Biện pháp |
Trước khi xảy ra thiên tai | Dự báo thời tiết, dự trữ lương thực, trồng và bảo vệ rừng, xây dựng hồ chứa, sơ tán người dân. |
Trong khi xảy ra thiên tai | Ở nơi an toàn, hạn chế di chuyển, giữ gìn sức khoẻ, sử dụng nước và thực phẩm tiết kiệm, theo dõi thông tin thiên tai. |
Sau khi xảy ra thiên tai | Khắc phục sự cố, vệ sinh nơi ở, vệ sinh môi trường, giúp đỡ người khác. |
- Một số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
- Tăng cường trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng.
- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
- Sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
- Sử dụng nước và thực phẩm hợp lí, tiết kiệm,…

Chọn file cần tải:
- Địa lí 6 Bài 14: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu 754,5 KB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Địa lí 6 Bài 16: Thủy quyển. Vòng tuần hoàn nước. Nước ngầm, băng hà
Địa lí 6 Bài 15: Thực hành phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
Địa lí 6 Bài 13: Thời tiết và khí hậu. Các đới khí hậu trên trái đất
Địa lí 6 Bài 12: Lớp vỏ khí. Khối khí. Khí áp và gió trên trái đất
Địa lí 6 Bài 11: Thực hành đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản
Lớp 6 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2023 - 2024
10.000+ -
Sơ đồ tư duy bài Tây Tiến - Vẽ sơ đồ tư duy bài Tây Tiến
10.000+ -
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
10.000+ -
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
50.000+ -
Ma trận đề thi học kì 2 lớp 4 năm 2023 - 2024 theo Thông tư 27
50.000+ -
Viết một đoạn văn ngắn kể về một cảnh đẹp mà em biết (58 mẫu)
100.000+ 10 -
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2017 - 2018 theo Thông tư 22
10.000+ -
Tờ khai đề nghị truy tặng Huy hiệu Đảng
10.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà (Sơ đồ tư duy)
10.000+ -
Hoàn cảnh sáng tác Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
50.000+
Mới nhất trong tuần
Phần Lịch sử
- Chương 1: Tại sao cần học lịch sử
- Chương 2: Thời kì Nguyên thủy
- Chương 3: Xã hội cổ đại
- Chương 4: Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên đến Thế kỉ X
- Chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước Công nguyên đến đầu Thế kỉ X
- Bài 14: Nhà nước Văn lang, Âu Lạc
- Bài 15: Đời sống của người Việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc
- Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc
- Bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc
- Bài 18: Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thế kỉ X
- Bài 19: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
- Bài 20: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
- Bài 21: Vương quốc Phù Nam
Phần Địa lí
- Bài mở đầu: Tại sao cần học địa lí?
- Chương 1: Bản đồ - Phương tiện thể hiện bề mặt Trái đất
- Chương 2: Trái Đất - Hành tinh của Hệ Mặt trời
- Chương 3: Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất
- Chương 4: Khí hậu và biến đổi khí hậu
- Chương 5: Nước trên Trái Đất
- Chương 6: Đất và sinh vật trên Trái Đất
- Chương 7: Con người và Thiên nhiên
- Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 6
- Không tìm thấy