Địa lí 12 Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ Soạn Địa 12 trang 160

Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 35 giúp các em học sinh lớp 12 trả lời các câu hỏi phần bài tập trang 160. Đồng thời hiểu được kiến thức về các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ.

Địa lí 12 bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ được biên soạn bám sát theo chương trình SGK trang 155→160. Qua đó giúp học sinh nhanh chóng nắm vững được kiến thức lý thuyết, biết trả lời các câu hỏi để học tốt môn Địa. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Địa lí 12 bài 35, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ

Lý thuyết Địa 12 bài 35

1. Khái quát chung

- Vị trí địa lí và lãnh thổ:

  • Bắc Trung Bộ là vùng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang nhất nước.
  • Diện tích: 51,5 nghìn km2 (15,6% cả nước).
  • Dân số: 10,6 triệu người (12,7% cả nước).
  • Tiếp giáp: Đồng bằng sông Hồng, trung du và miền núi Bắc Bộ, Lào và Biển Đông.
  • Gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.

- Thế mạnh:

  • Khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân hóa đa dạng, có mùa đông lạnh vừa.
  • Dải đồng bằng ven biển, đất đai đa dạng (phù sa, feralit…)
  • Sông ngòi dày đặc.
  • Khoáng sản tương đối phong phú.
  • Rừng có diện tích tương đối lớn.
  • Dân cư giàu truyền thống lịch sử, chung sống với thiên nhiên khắc nghiệt, cần cù, chịu khó.
  • Nhiều tài nguyên du lịch.

- Hạn chế:

  • Nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán, triều cường, gió Lào...
  • Tài nguyên phân bố phân tán.
  • Sông ngắn dốc, nên lũ lên nhanh.
  • Mức sống thấp, hậu quả của chiến tranh.
  • Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém.

2. Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp

a) Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp

- Thuận lợi: Diện tích rừng 2,46 triệu ha (20%). Nhiều gỗ, chim thú có giá trị.

- Khó khăn: cháy rừng, thiếu vốn, thiếu cơ sở vật chất kĩ thuật, thiếu lực lượng quản lý…

→ Khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ.

b) Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng và ven biển

- Thuận lợi:

  • Vùng đồi trước núi: chăn nuôi gia súc.
  • Khí hậu nhiệt đới, có sự phân hóa.
  • Đất đa dạng (phù sa, feralit…)

→ Phát triển chăn nuôi gia súc, vùng chuyên canh cây công nghiệp và vùng thâm canh lúa.

- Khó khăn: đất kém màu mỡ, nhiều thiên tai…

→ Giải quyết lương thực thực phẩm và mở rộng thị trường.

Giải Địa 12 bài 35 trang 160

Câu 1

Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ?

Trả lời:

a. Thuận lợi

- Điều kiện tự nhiên:

  • Vị trí địa lý: tiếp giáp đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Lào và Biển Đông thuận lợi giao lưu văn hóa – kinh tế – xã hội của vùng với các vùng khác cả bằng đường bộ và đường biển.
  • Địa hình:

- Đồng bằng nhỏ hẹp, lớn nhất là đồng bằng Thanh- Nghệ- Tỉnh có điều kiện phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.

- Vùng gò đồi có khả năng phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc.

  • Khí hậu vẫn còn chịu tác động của gió mùa Đông Bắc.
  • Thủy văn: Hệ thống sông Mã, sông Cả có giá trị về thuỷ lợi, tiềm năng thuỷ điện và giao thông (hạ lưu).
  • Khoáng sản: sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), crôm (Thanh Hóa), thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An), đá vôi Thanh Hóa…
  • Rừng có diện tích tương đối lớn, sau Tây Nguyên (chiếm 19,3% diện tích rừng cả nước) tập trung chủ yếu ở phía Tây - biên giới Việt - Lào.
  • Các tỉnh đều giáp biển nên có khả năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch biển.
  • Vùng có tài nguyên du lịch nổi tiếng:
  • Bãi biển Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô,..
  • Di sản thiên nhiên thế giới: Phong Nha- Kẻ Bàng.
  • Di sản văn hóa thế giới: Cố đô Huế…

- Kinh tế - xã hội:

  • Dân cư giàu truyền thống lịch sử, cần cù, chịu khó
  • Cơ sở vật chất kỹ thuật: có đường sắt Thống Nhất, QL1 đi qua các tỉnh; các tuyến đường ngang là cửa ngõ ra biển của Lào.

b. Khó khăn

- Thường xuyên chịu thiên tai: bão, gió Lào, lũ lụt, hiện tượng cát bay

- Chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.

- Mức sống của người dân còn thấp.

- Cơ sở năng lượng ít, nhỏ bé.

- Mạng lưới công nghiệp còn mỏng.

- Giao thông vận tải kém phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài còn hạn chế.

Câu 2

Tại sao nói: việc phát triển cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ?

Lời giải:

- Việc phát triển làm nghiệp vừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng (khai thác rừng), vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, điều hòa chế độ nước của các sông miền Trung ngắn và dốc, vốn có thuỷ chế rất thất thường (nhờ trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng).

- Việc phát triển các mô hình nông - lâm kết hợp ở vùng trung du không những giúp sử dụng hợp lí tài nguyên, mà còn tạo ra thu nhập cho nhân dân, phát triển các cơ sở kinh tế vùng trung du.

- Việc phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn gió, chắn cát tạo điều kiện bảo vệ bờ biển, ngăn chặn nạn cát bay, cát chảy, vừa tạo môi trường cho các loài thuỷ sinh và nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nước mặn.

Câu 3

Hãy xác định các ngành công nghiệp chủ yếu của các trung tâm công nghiệp Thanh Hóa, Vinh, Huế.

Lời giải:

- Thanh Hoá: cơ khí, chế biến nông sản; sản xuất giấy, xenlulo.

- Vinh: cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng.

- Huế: cơ khí, chế biến nông sản; dệt, may.

Câu 4

Tại sao việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng Bắc Trung bộ?

Lời giải:

Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đang tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, tạo thế mở của nền kinh tế và làm thay đổi quan trọng sự phân công lao động theo lãnh thổ, từ đó tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng.

- Dự án đường Hồ Chí Minh hoàn thành sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các huyện phía tây, phân bố lại dân cư, mạng lưới đô thị mới sẽ mọc lên.

- Cùng với phát triển giao thông Đông - Tây, hàng loạt cửa khẩu được mở ra để phát triển giao thương với các nước láng giềng, trong đó Lao Bảo là cửa khẩu quốc tế quan trọng, gắn với khu thương mại - kinh tế Lao Bảo.

- Quốc lộ 1A được nâng cấp, hiện đại hoá, đặc biệt là việc làm đường hầm ô tô qua Hoành Sơn, Hải Vân làm tăng đáng kể khả năng vận chuyển Bắc - Nam trên tuyến đường huyết mạch này, đồng thời sẽ tạo nên sức hút lớn cho các luồng vận tải theo quốc lộ 9 tới cảng Đà Nẵng.

- Một số cảng nước sâu đang được đầu tư xây dựng, hoàn thiện (Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây) và gắn liền với sự hình thành các khu kinh tế cảng biển. Các sân bay Phú Bài, Vinh được nâng cấp giúp tăng cường thu hút khách du lịch.

Chia sẻ bởi: 👨 Mai Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 11
  • Lượt xem: 290
  • Dung lượng: 135,6 KB
Tìm thêm: Địa lí 12
Sắp xếp theo