Văn mẫu lớp 7: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Hạt gạo làng ta (2 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7
Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Hạt gạo làng ta, hướng dẫn cách cảm nhận về một bài thơ.
Tài liệu bao gồm 2 đoạn văn mẫu lớp 7 hay nhất. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Hạt gạo làng ta
Ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Hạt gạo làng ta - Mẫu 1
Hạt gạo làng ta là một trong những bài thơ hay nhất của Trần Đăng Khoa. Ở đây, nhà thơ đã sử dụng thể thơ bốn chữ, ngôn từ giản dị và giọng thơ hồn nhiên. Hạt gạo là hình ảnh trung tâm, xuất hiện trong bài thơ với nhiều ý nghĩa sâu sắc. Với hình ảnh này, tác giả muốn nói lên giá trị to lớn của hạt gạo mỗi một hạt gạo quý như vàng. Mỗi người lao động sản xuất phải bỏ ra bao nhiêu mồ hôi công sức, chống lại sự khắc nghiệt của thiên tai, của chiến tranh để làm ra hạt gạo trắng thơm để gửi cho những người chiến sĩ nơi xa yên tâm chiến đấu tốt bảo vệ nước nhà. Hạt gạo chứa đựng trong nó là mồ hôi là những đắng cay, vất vả, chịu nắng, chịu bão bùng, bom đạn đến ngay cả những em nhỏ cũng góp một phần sức của mình để tham gia sản xuất. Thế mới biết giá trị của hạt gạo quý giá biết nhường nào.
Ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Hạt gạo làng ta - Mẫu 2
Trần Đăng Khoa có nhiều bài thơ hay, trong đó tôi đặc biệt ấn tượng với Hạt gạo làng ta. Bài thơ được sáng tác sáng tác năm 1968, sau này được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc (1971). Nhà thơ đã sử dụng thể thơ bốn chữ ngắn gọn, cùng với hình ảnh gần gũi khiến cho bài thơ trở nên hấp dẫn hơn. “Hạt gạo làng ta” là hình ảnh mang tính biểu tượng, hạt gạo hay cũng chính là những hạt ngọc của quê hương. Hạt gạo được tạo ra từ giọt mồ hôi của người nông dân, trải qua khắc nghiệt của thời tiết hay cả sự tàn phá của chiến tranh. Hạt gạo được gửi cho những người chiến sĩ nơi xa yên tâm chiến đấu tốt bảo vệ nước nhà. Qua bài thơ, Trần Đăng Khoa cũng gửi gắm sự biết ơn đến những dân lao động hai sương một nắng. Từ đó, chúng ta biết trân trọng hơn ý nghĩa của sự vất vả chân lấm tay bùn để tạo ra những hạt gạo quý giá.