Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Lịch sử trường THPT Xuân Hòa, Vĩnh Phúc - Lần 1 Đề minh họa thi THPT Quốc gia năm 2018 môn Sử
Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 12 ôn tập và nắm vững những kiến thức cơ bản để bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới. Download.vn xin giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Lịch sử trường THPT Xuân Hòa, Vĩnh Phúc - Lần 1. Đề thi có đáp án đi kèm sẽ giúp các bạn tham khảo và làm quen với cấu trúc của bài thi.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều tài liệu đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 tại Download.vn để có thể tải về những tài liệu hay nhất nhé.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Lịch sử
SỞ GD-ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT XUÂN HÒA | ĐỀ KSCL LẦN 1 NĂM 2017 - 2018 Môn:Lịch sử 12 Thời gian làm bài:50 phút; (không kể thời gian giao đề) |
Câu 1: Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN sau Chiến tranh thế giới thứ hai ?
A. tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương.
B. đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, thay thế hàng nhập khẩu.
C. xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với mở cửa, hội nhập khu vực, quốc tế.
D. xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Câu 2: Nguyên tắc cơ bản không có trong Hiệp ước Bali là
A. tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau.
B. không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng hòa bình
C. hợp tác có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội
D. chung sống hòa bình và sự nhất trí của các nước tham gia sáng lập ASEAN
Câu 3: Cho các sự kiện về Cam-pu-chia như sau:
(1). Hiệp định hòa bình về Cam-pu-chia được kí kết (2). Đảo chính lật đổ chính phủ Xi-ha-núc.
(3). Nước Cộng hòa Nhân dân Cam-pu-chia thành lập.
Hãy sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian:
A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (1) C. (2), (1), (3). D. (3), (1), (2).
Câu 4: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
A. diễn ra không đồng đều giữa các nước, giữa các khu vực.
B. diễn ra chủ yếu dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản.
C. đấu tranh chính trị hợp pháp, thương lượng.
D. thành lập được tổ chức thống nhất châu Phi (1963) lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng.
Câu 5: Người đã khởi xướng đường lối cải cách - mở cửa ở Trung Quốc là ai?
A. Đặng Tiểu Bình B. Tôn Trung Sơn
C. Lưu Thiếu Kỳ D. Mao Trạch Đông
Câu 6: Nét khác biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh với châu Phi là
A. đấu tranh chống lại bọn đế quốc thực dân và tay sai để giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, chủ quyền.
B. đấu tranh chống lại các thế lực thân Mỹ để thành lập các chính phủ dân tộc, dân chủ; qua đó giành lại độc lập và chủ quyền thực sự cho dân tộc.
C. đấu tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị để giành lại nền độc lập dân tộc.
D. đấu tranh chính trị kết hợp với hòa bình thương lượng để bảo vệ độc lập dân tộc.
Câu 7: Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai có tác động như thế nào đến chính trị thế giới?
A. thay đổi bản đồ chính trị thế giới.
B. cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
C. làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân.
D. để lại bài học kinh nghiệm cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 8: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại của Liên Xô là:
A. hòa bình, trung lập tích cực.
B. bảo vệ hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
C. liên kết chặt chẽ với các nước Tây Âu mở rộng ảnh hưởng ở châu Á.
D. liên kết chặt chẽ với Mỹ, mở rộng ảnh hưởng ở châu Âu.
Câu 9: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của tổ chức ASEAN?
A. cần có sự hợp tác với nhau để cùng phát triển.
B. hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.
C. sự cổ vũ của các tổ chức hợp tác khu vực thế giới.
D. cần có nhiều thuộc địa.
Câu 10: Cụm từ nào được dùng để chỉ sự phát triển của phong trào đấu tranh cách mạng ở các nước Mĩ La tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. “Lục địa mới trỗi dậy” B. “Lục địa bùng cháy”
C. “Lục địa đỏ” D. “Lục địa mạnh mẽ"
Câu 11: Mối quan hê ̣ASEAN với ba nước Đông Dương trong giai đoan từ năm 1967 đến năm 1976 là
A. hơp tác phát triển.
B. đối đầu căng thẳng.
C. chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoai.
D. giúp các nướ c Đông Dương đấu tranh chống Pháp và My.̃
Câu 12: Năm 1945, những nước nào ở khu vực Đông Nam Á đã giành được độc lập?
A. Việt Nam, Lào, Campuchia. B. Việt Nam, Lào, Inđônêxia.
C. Việt Nam, Campuchia, Inđônêxia. D. Việt Nam, Lào, Xingapo.
Câu 13: Sau khi giành được độc lập, bước vào phát triển kinh tế trong điều kiện khó khăn, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á có nhu cầu gì?
A. liên kết chặt chẽ với Mĩ. B. hợp tác chặt chẽ với các nước xã hội chủ nghĩa.
C. hợp tác với nhau để cùng phát triển. D. độc lập phát triển kinh tế.
Câu 14: Nhờ tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, Ấn Độ đã đạt được thành tựu gì?
A. trở thành cường quốc nông nghiệp lớn nhất thế giới.
B. tự túc được nhu cầu thịt, sữa trong nước.
C. trở thành nước xuất khẩu thực phẩm đứng thứ hai thế giới.
D. trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới.
Câu 15: Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga trong những năm 1991 đến năm 2000?
A. ngả về các nước Đông Âu. B. liên kết chặt chẽ với Mĩ.
C. hòa bình trung lập. D. khôi phục và phát triển quan hệ với các nước châu Á.
Câu 16: Ngày 22-3-1955 ghi dấu ấn vào lịch sử Lào bằng sự kiện nổi bật nào?
A. quân giải phóng Lào được thành lập.
B. đại hội toàn quốc kháng chiến Lào triệu tập.
C. Mĩ thông qua chính sách “viện trợ” kinh tế đối với Lào.
D. đảng Nhân dân Cách mạng Lào thành lập.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ MÔN LỊCH SỬ
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | D | B | B | A | B | A | B | D | B |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
B | B | C | D | D | D | D | C | C | C |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
A | A | A | B | A | D | C | C | D | D |
31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
C | C | C | C | C | C | D | D | D | A |