Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học trường THPT Chuyên Hùng Vương, Phú Thọ Đề thi minh họa THPT môn Hóa học năm 2018 có đáp án
Ngày thi ngày một đang đến gần. Hãy chăm chỉ cùng Download.vn tham khảo tài liệu Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học trường THPT Chuyên Hùng Vương, Phú Thọ có đáp án kèm theo được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây.
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học trường THPT Chuyên Hùng Vương, Phú Thọ là đề thi thử nghiệm THPT quốc gia 2018 nhằm giúp các bạn thí sinh định hướng ôn luyện và củng cố lại kiến thức của môn Hóa học chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới. Chúc các bạn ôn tập và đạt được kết quả tốt.
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Toán trường THPT Hương Khê - Hà Tĩnh lần 1
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học trường THPT Chuyên Quốc Học Huế - Lần 1
Đề thi thử THPT môn Hóa học năm 2018
Đề thi thử THPT QG trường THPT Chuyên Hùng Vương Phú Thọ - lần 4
Câu 1: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?
A. Phân bón amophot là hỗn hợp các muối NH4H2PO4và (NH4)2HPO4.
B. Phân bón nitrophotka là phân phức hợp.
C. Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa K2CO3.
D. Chỉ bón phân đạm amoni cho các loại đất ít chua hoặc đã được khử chua trước bằng vôi.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa màu vàng.
B. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức.
C. Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím chuyển màu hồng.
D. Dung dịch glyxin không làm đổi màu phenolphtalein.
Câu 3: Trong các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Li là kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất;
(2) Cr có độ cứng lớn nhất trong các kim loại;
(3) Kim loại kiềm là các kim loại nặng;
(4) Li là kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất;
(5) Fe, Zn, Cu là các kim loại nặng;
(6) Os là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất.
A. 2 B.3 C . 5 D. 4
Câu 4: Khi ủ than tổ ong có một khí rất độc, không màu, không mùi được tạo ra, đó là khí?
A. CO2. B.SO2. C. CO. D. H2.
Câu 5: Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai?
Câu 6: Tính dẫn điện của các kim loại giảm dần theo trật tự nào sau đây?
A. Ag, Cu, Au, Al, Fe. B. Ag, Au, Cu, Al, Fe.
C. Ag, Cu, Al, Au, Fe. D. Ag, Cu, Au, Fe, Al.
Câu 7: Phản ứng nào sinh ra đơn chất?
A. Cho bột SiO2vào dung dịch HF.
B. Cho NH3vào dung dịch HCl loãng.
C. Nhỏ Na2CO3vào dung dịch H2SO4 loãng.
D. Cho bột Si vào dung dịch NaOH.
Câu 8: Trong các chất: metan, etilen, benzen, stiren, glixerol, anđehit axetic, đimetyl ete, axit acrylic. Số chất có khả năng làm mất màu nước brom là
A. 2 B.4 C. 5 D. 3
Câu 9: Axit cacboxylic trong giấm ăn có công thức cấu tạo thu gọn là
A. HOOC-COOH. B.HCOOH. C. CH3-COOH. D. CH3-CH(OH)-COOH.
Câu 10: Trong môi trường kiềm, protein có khả năng phản ứng màu biure với
A. Mg(OH)2 . B.Cu(OH)2. C. KCl. D. NaCl.
Câu 11: Cho các chất sau đây: triolein, etyl axetat, saccarozơ, fructozơ, Ala-Gly-Ala, glucozơ, xenlulozơ, vinyl fomat, anbumin. Số chất bị thủy phân trong môi trường kiềm là
A. 8 B.7 C. 6 D. 5
Câu 12: Đây là thí nghiệm điều chế và thu khí gì?
A. C2H2. B.C3H8. C. H2. D. CH4.
Câu 13: Phenol lỏng không có khả năng phản ứng với
A. dung dịch NaOH. B.nước brom. C. kim loại Na. D. dung dịch NaCl.
Câu 14: Este nào sau đây có mùi dứa chín?
A. etyl isovalerat. B.benzyl axetat. C. isoamyl axetat. D. etyl butirat.
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.