Đề cương ôn thi học kì 2 môn Tin học 8 năm 2023 - 2024 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 2 Tin học 8 sách KNTT, CTST, CD

Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Tin học 8 năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức giới hạn kiến thức lý thuyết và một số bài tập trọng tâm.

Đề cương ôn tập Tin học 8 học kì 2 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi cuối học kì 2 lớp 8. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Tin học 8 năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 8.

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học 8 năm 2023 - 2024

Đề cương ôn tập học kì 2 Tin học 8 Chân trời sáng tạo

PHÒNG GD&ĐT QUẬN......
TRƯỜNG THCS..................

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II NĂM 2023 - 2024
MÔN: TIN HỌC 8

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Muốn dùng một hình ảnh nào đó đã có trong đĩa để làm nền cho các slide trong giáo án điện tử, sau khi chọn Format -> Background -> Fill Effects ta chọn

A. Picture
B. Texture
C. Pattern
D. Gradient

Câu 2: Để trình chiếu từ trang đầu ta ấn phím sau đây trên bàn phím:

A. Enter
B. F5
C. Insert
D. Ctrl+F4.

Câu 3: Để chuyển một hình ảnh được chọn xuống bên dưới ta thực hiện nháy chuột phải lên hình ảnh chọn Order. Sau đó chọn:

A. Bring Forward.
B. Send to Back.
C. Bring to Front.
D. Send Backward.

Câu 4: Nội dung trên trang chiếu có thể là:

A. Văn bản, hình ảnh, âm thanh
B. Biểu đồ, trang vẽ, ca khúc
C. Văn bản, hình ảnh, biểu đồ, âm thanh, đoạn phim …
D. A và B đều đúng

Câu 5: Để định dạng dòng chữ "Nét chữ nết người" thành "Nét chữ nết người" (kiểu chữ đậm, nghiêng, gạch dưới), toàn bộ các thao tác phải thực hiện là:

A. Đưa con trỏ văn bản vào giữa dòng chữ đó, nhấn Ctrl + U, Ctrl + I và Ctrl + B
B. Đưa con trỏ văn bản vào cuối dòng chữ đó, nhấn Ctrl + B, Ctrl + U và Ctrl + I
C. Chọn dòng chữ đó, nhấn Ctrl + U, Ctrl + I và Ctrl + B
D. Nhấn Ctrl + U, Ctrl + I và Ctrl + B

Câu 6: khi đang làm việc với PowerPoint, muốn xóa bỏ một trang chiếu ta dùng lệnh:

A. File → Delete Slide
B. Edit → Delete Slide
C. Tool → Delete Slide
D. Slide Show → Delete Slide

Câu 7: Apply to selected slides là câu lệnh nào?

A. Mở bản mẫu.
B. Áp dụng mẫu định dạng cho trang chiếu được chọn.
C. Chọn ảnh minh họa.
D. Thay đổi thứ tự trang chiếu.

Câu 8: Phương án nào sau đây mô tả tạo bài trình chiếu mới?

A. Nháy chuột chọn Design/Themes, Blank Presentation.
B. Nháy chuột chọn Design/Variants, Blank Presentation
C. Nháy chuột chọn File/New, chọn Blank Presentation.
D. Nháy chuột chọn File/New, chọn New Slide.

Câu 9: Đang thiết kế giáo án điện tử, trước khi thoát khỏi PowerPoint nếu người sử dụng chưa lưu lại tập tin thì máy sẽ hiện một thông báo. Để lưu lại tập tin này ta sẽ kích chuột trái vào nút nào trong bảng thông báo này?

A. Nút Yes
B. Nút No
C. Nút Cancel
D. Nút Save

Câu 10: Sau khi đã thiết kế xong bài trình diễn, cách làm nào sau đây không phải để trình chiếu ngay bài trình diễn đó?

A. Chọn Slide Show -> Custom Show
B. Chọn Slide Show -> View Show
C. Chọn View -> Slide Show
D. Nhấn phím F5

Câu 11: Để thực hiện việc chèn bảng biểu vào slide ta phải

A. chọn Table → Insert Table
B. chọn Table → Insert
C. chọn Insert → Table
D. chọn Format → Table

Câu 12: Muốn áp dụng mẫu có sẵn cho một Slide ta chọn lệnh:

A. Apply to Master
B. Apply to Selected Slides
C. Apply to All Slides
D. Tất cả ý trên

Câu 13: Phương án nào sau đây mô tả các bước sử dụng bản mẫu?

A. Nháy chuột chọn Design/Themes, chọn bản mẫu.
B. Nháy chuột chọn Design/Variants, chọn bản mẫu.
C. Nháy chuột chọn Insert/Text, chọn bản mẫu.
D. Nháy chuột chọn File/New, chọn bản mẫu.

Câu 14: Trong phần mềm xử lí ảnh, Brightness là thao thác nào?

A. Cắt ảnh.
B. Xoay ảnh.
C. Thay đổi độ tương phản.
D. Thay đổi độ sáng.

Câu 15: Chế độ Substract có ý nghĩa như thế nào khi chọn đối tượng cần xử lí trong ảnh.

A. Chọn thêm vùng
B. Loại bỏ vùng đã được chọn
C. Chỉnh sáng
D. Cắt ảnh

Câu 16: Lasso Select có tác dụng gì?

A. Chọn chính xác đối tượng
B. Chọn đối tượng hình tròn
C. Chọn đối tượng hình vuông/ chữ nhật
D. Chọn đối tượng có vùng màu đen trắng

Câu 17: Điều chỉnh độ tương phản của ảnh nghĩa là như nào?

A. ảnh chụp thiếu ánh sáng, có thể được làm tăng độ sáng.
B. ảnh chụp không rõ nét, bị nhạt nhòa có thể được làm tăng độ tương phản để bức ảnh rõ nét hơn.
C. ảnh chụp có màu sắc nhạt, có thể được làm tăng độ rực màu để bức ảnh rực rỡ hơn.
D. xoay bức ảnh nghiêng thành bức ảnh “thẳng”.

Câu 18: Thay đổi độ rực màu của ảnh nghĩa là như nào?

A. ảnh chụp thiếu ánh sáng, có thể được làm tăng độ sáng.
B. ảnh chụp không rõ nét, bị nhạt nhòa có thể được làm tăng độ tương phản để bức ảnh rõ nét hơn.
C. ảnh chụp có màu sắc nhạt, có thể được làm tăng độ rực màu để bức ảnh rực rỡ hơn.
D. xoay bức ảnh nghiêng thành bức ảnh “thẳng”.

Câu 19: Để thay đổi kích thước ảnh ta dùng công cụ:

A. Crop
B. Transform
C. Move
D. Scale

Câu 20: Công cụ nào sau đây không cho phép chọn một vùng ảnh?

A. Magic Wand.
B. Lasso Select.
C. Move Selected Pixels.
D. Ellipse Select.

...........

Đề cương ôn tập học kì 2 Tin học 8 Cánh diều

PHÒNG GD&ĐT QUẬN......
TRƯỜNG THCS..................

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II NĂM 2023 - 2024
MÔN: TIN HỌC 8

I. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Lệnh lặp nào sau đây là đúng?

A. For <biến đếm>= <giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh>;
B. For <biến đếm>:= <giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh>;
C. For <biến đếm>:= <giá trị cuối> to <giá trị đầu> do <câu lệnh>;
D. For <biến đếm>: <giá trị đầu> to <câu lệnh> do <giá trị cuối>;

Câu 2: Vòng lặp While <Điều kiện> do <Câu lệnh>; là vòng lặp:

A. Chưa biết trước số lần lặp
B. Biết trước số lần lặp
C. Biết trước số lần lặp nhưng giới hạn là <=100
D. Biết trước số lần lặp nhưng giới hạn là >=100

Câu 3: Sau khi thực hiện đoạn chương trình sau, giá trị của biến S bằng bao nhiêu:

s:=1;

for i:=1 to 5 do s := s*i;

A.120
B. 55
C. 121
D. 151

Câu 4: Phần thân chương trình bắt đầu bằng từ khóa:

A. End.
B. Begin.
C. Uses.
D. Var.

Câu 5: Cú pháp khai báo biến mảng trong Pascal là:

A. var <Tên mảng> ; array [<chỉ số đầu>..<chỉ số cuối>] of <kiểu dữ liệu >;
B. var <Tên mảng> : aray [<chỉ số đầu>…<chỉ số cuối>] of <kiểu dữ liệu >;
C. var <Tên mảng> : array [<chỉ số đầu>..<chỉ số cuối>] of <kiểu dữ liệu >;
D. var <Tên mảng> : array [<chỉ số đầu>…<chỉ số cuối>] for <kiểu dữ liệu >;

Câu 6: Câu lệnh pascal nào sau đây là hợp lệ?

A. For i:=100 to 1 do writeln(‘A’);
B. For i:=1.5 to 10.5 do writeln(‘A’);
C. For i= 1 to 10 do writeln(‘A’);
D. For i:= 1 to 10 do writeln(‘A’);

Câu 7: Chọn khai báo hợp lệ:

A. Var a,b: array[1 .. n] of real;
C. Var a,b: array[1 : n] of Integer;
B. Var a,b: array[1 .. 100] of real;
D. Var a,b: array[1 … 100] of real;

Câu 9: Trong lệnh lặp for…do của Pascal, trong mỗi vòng lặp, biến đếm thay đổi như thế nào?

A. +1
B. +1 hoặc -1
C. Một giá trị bất kì
D. Một giá trị khác 0

Câu 10: Cú pháp của câu lệnh While…do là:

a. While <điều kiện> to <câu lệnh>;
c. While <điều kiện> do <câu lệnh>;
b. While <điều kiện> to <câu lệnh1> do <câu lệnh 2>;
d. While <điều kiện>; do <câu lệnh>;

Câu 11: Đâu là công việc phải thực hiện nhiều lần với số lần biết trước?

A. Hàng ngày em đi học.
B. Em bị ốm vào một dịp có dịch cúm
C. Đến nhà bà ngoại chơi vào một hôm cả bố và mẹ đi vắng
D. Ngày đánh răng ba lần

Câu 12: Lệnh lặp nào sau đây là đúng?

E. For <biến đếm>= <giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh>;
F. For <biến đếm>:= <giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh>;
G. For <biến đếm>:= <giá trị cuối> to <giá trị đầu> do <câu lệnh>;
H. For <biến đếm>: <giá trị đầu> to <câu lệnh> do <giá trị cuối>;

Câu 13: Sau khi thực hiện đoạn chương trình sau:

S:=0; For i:=1 to 5 do S:=S+i;

Giá trị của biến S bằng bao nhiêu?

A. 20
B. 15
C. 10
D. 0

Câu 14: Pascal sử dụng câu lệnh lặp nào sau đây để lặp với số lần chưa biết trước?

a/ For…do;
b/While…do;
c/ If..then;
d/ If…then…else;

Câu 15: Em được học vẽ hình với phần mềm nào?

a/ Pascal;
b/ Geogebra;
c/ Mario;
d/ Finger Break out;

Câu 16: Câu lệnh gotoXY(a,b) có tác dụng gì?

A. Đưa con trỏ về hàng a cột b
B. Đưa con trỏ về cột a hàng b
C. Cho biết thứ tự của hàng con trỏ đang đứng.
D. Đưa con trỏ về cuối dòng

Câu 17: Biến a được nhận các giá trị là 0 ; -1 ; 1 ; 2,3 . Ta có thể khai báo a thuộc kiểu dữ liệu nào?

a. Integer
b. Char
c. Real
d. Integer và Longint

Câu 18: Cấu trúc chung hợp lý của một chương trình Pascal là:

A. Begin -> Program -> End.
B. Program -> End -> Begin.
C. End -> Program -> Begin.
D. Program -> Begin -> End.

Câu 19: Cho các câu lệnh sau hay chỉ ra câu lệnh đúng:

a. for i:=1 to 10; do x:=x+1
c. for i:=1 to 10 do x:=x+1
b. for i:=10 to 1 do x:=x+1.
d. for i:= 1 to 10 for j:=1 to 10 do x:=x+1

Câu 20: Cho S và i là biến nguyên. Khi chạy đoạn chương trình :

s:=1;

for i:=1 to 5 do s := s *i;

writeln(s);

Kết quả in lên màn hình là :

a. s = 72
b. s = 101
c. s = 55 d.
s = 120

II. Câu hỏi tự luận

Câu 1: Điền X vào các ô sao cho phù hợp và giải thích vì sao?

CâuĐúngSaiGiải thích
a) for i=1 to 10 do writeln('A');
b) var X: Array[5…10] Of Char;
c) X:=10; while X=10 do X := X+5;
d) if x>5 then a:=b; else m := n;

Câu 2: (2,0 điểm) Hãy nêu sự khác nhau giữa câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước và câu lệnh lặp với số lần biết trước.

Câu 3: (2,0 điểm) Đánh dấu [x] vào ô đúng hoặc sai tương ứng trong các câu lệnh Pascal trong chương trình tính tổng 10 số tự nhiên đầu tiên, nếu sai sửa lại?

Câu lệnhĐúngSaiSửa lại
Program Chuong trinh
Var i,s : real;
Const n:=10;
Begin
Wile i <=n do;
Begin
S:=s+i
i =i+1
End.
Writeln(s)
Readln
End;

Câu 4: Nêu vài ví dụ về hoạt động lặp với số lần biết trước và chưa biết trước

Câu 5: Dữ liệu kiểu mảng là gì?

Câu 6: Viết chương trình tính tổng: S = 1+2+3+…+n . Trong đó n là số nguyên nhập từ bàn phím.

Câu 7: Viết chương trình tính tổng 200 số nguyên đầu tiên

Câu 8: Viết chương trình tính tich 30 số nguyên đầu tiên

Câu 9: Viết chương trình tính n!

Câu 10: Viết chương trình tính xn

III/ Một số bài toán tham khảo

Bài 1: Viết chương trình đếm số lần xuất hiện của các kí tự thuộc bảng chữ cái trong 50 lần gõ kí tự bằng bàn phím (không phân biệt a với A, b với B …, dùng hàm Upcase để chuyển đổi chữ thường với chữ hoa) .

GIẢI

Uses Crt ; Var a : Array[ 'A'..'Z' ] of integer; (* mảng bộ đếm *)

ch : char ; (* biến nhập kí tựù *)

i : byte ; (* chỉ số của lần gõ phím *)

BEGIN

Clrscr ;

For ch :='A' to 'Z' Do a[ch] := 0 ; (* xả bộ đếm *)

Writeln (' Go phim 50 lan ') ;

For i := 1 To 50 Do (* thực hiện 100 lần *)

Begin

ch :=Readkey ; (* nhập kí tự vào Ch không cần gõ Enter *)

ch := Upcase(ch) ; (* Đỗi chữ thường thành chữ hoa *)

a[ch] := a[ch] + 1 ;

End;

Writeln (' So lan xuat hien cac ki tu la :') ;

For ch :='A' to 'Z' do (* Kiểm tra bộ đếm từ 'A' tới 'Z' *)

If a[ch] > 0 Then (* Nếu Ch có xuất hiện *)

Writeln (ch , a[ch] : 4 , ' lan . ') ; (* Viết ra màn hình kí tự và

số lần xuất hiện *)

Readln ; END.

Đề cương ôn tập học kì 2 Tin học 8 Kết nối tri thức

PHÒNG GD&ĐT QUẬN......
TRƯỜNG THCS..................

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II NĂM 2023 - 2024
MÔN: TIN HỌC 8

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chọn thêm thông tin về ngày trình bày chọn?

A. Footer
B. Slide number
C. Update automatically
D. Date and time

Câu 2: Nhập thêm thông tin xuất hiện ở chân trang vào ô ?

A. Footer
B. Slide number
C. Update automatically
D. Date and time

Câu 3: Chọn để không thêm chân trang vào trang tiêu đề là vào ô ?

A. Footer
B. Slide number
C. Update automatically
D. Don't show on title slide

Câu 4: Chọn để thêm thông tin vào chân trang là vào ô ?

A. Footer
B. Slide number
C. Update automatically
D. Don't show on title slide

Câu 5: Các bài trình chiếu muốn mang lại ấn tượng mạnh, các sự kiện tri ân nên sử dụng gam màu nào?

A. Gam màu lạnh
B. Gamm màu trung tính
C. Gam màu nóng
D. Đáp án khác

Câu 6: Làm thế nào để lưu bài trình chiếu dưới dạng tệp video?

A. Mở tệp bài trình chiếu, chọn File/Save As (chọn thư mục lưu tệp). Chọn Save.
B. Mở tệp bài trình chiếu, chọn File/Save As (chọn thư mục lưu tệp), nháy chuột phải vào mũi tên bên phải ô Save as type (chọn *mp4 hoặc *.wmv). Chọn Save.
C. Mở tệp bài trình chiếu, chọn File/Save As, nháy chuột phải vào mũi tên bên phải ô Save as type (chọn *mp4 hoặc *.wmv). Chọn Save.
D. Mở tệp bài trình chiếu, chọn File/Save As (chọn thư mục lưu tệp), nháy chuột phải vào mũi tên bên phải ô Save as type (chọn *mp4 hoặc *.wmv).

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Có thể tạo bài trình chiếu mới bằng cách chọn File>New>Blank Presentation.
B. Có thể chọn mẫu bố cục trang chiếu có sẵn bằng cách mở thẻ Home, nháy chuột vào mũi tên bên phải nút New Slide, sau đó chọn mẫu trang chiếu có bố cục phù hợp.
C. Mẫu định dạng trang chiếu được thiết kế sẵn với màu sắc, hình ảnh nền, phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, ... Khi được chọn, mặc định mẫu định dạng sẽ được áp dụng thống nhất cho toàn bộ các trang trong bài trình chiếu.
D. Ta không thể thay đổi được bố cục, định dạng, nội dung trang chiếu của bản mẫu.

Câu 8: Trong Powerpoint, bản mẫu có tên là gì?

A. Templates
B. Themes.
C. Apply to selected slides.
D. Design.

Câu 9: Phương án nào sau đây mô tả các bước lưu?

A. Nháy chuột chọn Design/ Themes, chọn bản mẫu
B. Nháy chuột chọn File/ Save, chọn save
C. Nháy chuột chọn Desigh/Variants, chọn bản mẫu
D. Nháy chuột chọn Insert/Text, chọn bản mẫu

Câu 10: Phương án nào sau đây mô tả tạo bài trình chiếu mới?

A. Nháy chuột chọn Design/Themes, Blank Presentation.
B. Nháy chuột chọn Design/Variants, Blank Presentation
C. Nháy chuột chọn File/New, chọn Blank Presentation.
D. Nháy chuột chọn File/New, chọn New Slide.

Câu 11: Ảnh được tạo nên từ?

A. Nhiều lớp
B. Nhiều đối tượng
C. Nhiều màu sắc
D. Nhiều con người

Câu 12: Lớp ảnh nằm dưới cùng các lớp ảnh được gọi là

A. Lớp ảnh cuối
B. Lớp ảnh đầu
C. Lớp ảnh nền
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 13: Trong kĩ thuật phân lớp, các lớp tiếp theo có nền

A. Trắng
B. Trong suốt
C. Đen
D. Xanh da trời

Câu 14: Trong kĩ thuật phân lớp, các đối tượng ở lớp dưới sẽ?

A. Bị che bởi các đối tượng ở lớp trên
B. Che đi các đối tượng ở lớp dưới
C. Có màu sắc nổi trội hơn
D. Có màu sắc tối đi

Câu 15: Khi một đối tượng được chọn thì?

A. Các thao tác xử lí áp dụng cho tất cả các đối tượng
B. Các thao tác xử lí chỉ áp dụng cho chính đối tượng đó
C. Các thao tác xử lí áp dụng với các đối tượng xung quanh
D. Đáp án khác

Câu 16: Để mở hộp thoại Rotate ta nhấn tổ hợp phím?

A. Shift + T
B. Shift + E
C. Shift + R
D. Shift + S

Câu 17: Giá trị trong ô Angle là giá trị âm tương đương với chiều xoay nào dưới đây?

A. CÙng chiều kim đồng hồ
B. Ngược chiều kim đồng hồ
C. Từ trái sang phải
D. Từ phải sang trái

Câu 18: Giá trị trong ô Angle là giá trị dương tương đương với chiều xoay nào dưới đây?

A. Cùng chiều kim đồng hồ
B. Ngược chiều kim đồng hồ
C. Từ trái sang phải
D. Từ phải sang trái

Câu 19: Có thể xoay trực tiếp trên ảnh bằng cách

A. Nhấn đúp chuột
B. Nhấn và giữ
C. Kéo thả chuột
D. Đáp án khác

Câu 20: Để cắt phần ảnh thừa thì ta chọn công cụ nào dưới đây?

A. Crop
B. Rotate
C. Resize
D. Đáp án khác

............

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học 8 năm 2024 

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Vân
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 620
  • Lượt xem: 9.092
  • Dung lượng: 41,1 KB
Sắp xếp theo