Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 8 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Ôn thi cuối kì 2 môn Lịch sử - Địa lý 8 (Cấu trúc mới + 3 Sách)

Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Lịch sử Địa lí 8 năm 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 3 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức tổng hợp kiến thức cần nắm kèm theo các dạng câu hỏi trọng tâm theo từng phân môn.

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 năm 2025 được biên soạn theo Công văn 7991 với cấu trúc hoàn toàn mới gồm trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai và tự luận chưa có đáp án. Qua đó giúp các em học sinh lớp 8 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình cuối kì 2, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả. Ngoài ra các bạn xem thêm Đề cương ôn tập cuối kì 2 môn Tin học 8.

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 năm 2025 (Cấu trúc mới)

1. Đề cương học kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo 

ỦY BAN NHÂN DÂN …………..

TRƯỜNG THCS …….

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II

MÔN: LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ 8

NĂM HỌC: 2024-2025

I. NỘI DUNG ÔN TẬP 

PHÂN MÔN LỊCH SỬ

Bài 20: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TỪ 1858-1884.

- Nêu được quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam1858-1884.

- Nêu được cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam 1858-1884.

BÀI 21: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX.

- Trình bày được một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương (1885 – 1913).

- Trình bày được những nét cơ bản của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)

BÀI 22: TRÀO LƯU CẢI CÁCH Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX.

- Nhận biết được nguyên nhân đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu yêu nước.

- Nhận biết được một số nội dung chính trong các đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu yêu nước.

BÀI 23: VIỆT NAM ĐẦU THẾ KÌ XX.

- Nêu được tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam.

- Giới thiệu được những nét chính về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành.

PHÂN MÔN: ĐỊA LÍ

CHƯƠNG 4: BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

– Xác định được trên bản đồ phạm vi Biển Đông, các nước và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam.

– Trình bày được đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam.

– Trình bày được các tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam.

– Nêu được đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam.

– Xác định được trên bản đồ các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc; trình bày được các khái niệm vùng nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam).

II. PHÂN MÔN LỊCH SỬ

1. Trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng

Câu 1: Ở Phi-líp-pin, thắng lợi của cuộc cách mạng năm 1896 - 1898 đã lật đổ sự thống trị của

A. thực dân Anh.
B. thực dân Pháp.
C. thực dân Tây Ban Nha.
D. thực dân Hà Lan.

Câu 2: Cuộc đấu tranh chống Pháp tiêu biểu của nhân dân Lào trong những năm 1901 - 1937 là

A. khởi nghĩa của Ong Kẹo.
B. khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.
C. khởi nghĩa của A-cha-xoa.
D. khởi nghĩa của Si-vô-tha.

Câu 3: Ở Campuchia, trong những năm 1885 - 1895 đã diễn ra cuộc đấu tranh nào dưới đây?

A. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.
B. Khởi nghĩa của Pu-côm-bô.
C. Khởi nghĩa của A-cha-xoa.
D. Khởi nghĩa của Si-vô-tha.

Câu 4:Nhận xét nào dưới đây đúng về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á ở nửa sau thế kỉ XIX?

A. Thắng lợi, lật đổ ách cai trị của thực dân phương Tây.
B. Diễn ra sôi nổi, quyết liệt nhưng cuối cùng thất bại.
C. Thất bại do không được quần chúng nhân dân ủng hộ.
D. Chỉ diễn ra dưới hình thức duy nhất là đấu tranh ôn hòa.

Câu 5: Nhận xét nào dưới đây không đúng về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?

A. Diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau.
B. Có sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội.
C. Lật đổ ách cai trị của thực dân phương Tây.
D. Diễn ra sôi nổi nhưng cuối cùng thất bại.

Câu 6: Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX là gì?

A. Nhu cầu ngày càng cao của tư bản Pháp về vốn, nhân công và thị trường.
B. Triều đình nhà Nguyễn cấm thương nhân Pháp đến Việt Nam buôn bán.
C. Chính sách “cấm đạo”, “bế quan tỏa cảng” của triều đình nhà Nguyễn.
D. Triều đình nhà Nguyễn trả tối hậu thư cho Pháp không đúng hạn.

Câu 7: Tháng 9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã chọn địa điểm nào để mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?

A. Đà Nẵng.
B. Gia Định.
C. Hà Nội.
D. Thuận An.

Câu 8: Cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam tại mặt trận Đà Nẵng (tháng 9/1858 - tháng 2/1859) đã

A. buộc Pháp phải chuyển sang thực hiện “chinh phục từng gói nhỏ”.
B. khiến Pháp thiệt hại nặng nề và từ bỏ tham vọng xâm lược Việt Nam.
C. bước đầu làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
D. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

Câu 9: Sau thất bại tại Đà Nẵng, tháng 2/1859, thực dân Pháp buộc phải chuyển quân vào

A. Gia Định.
B. Vĩnh Long.
C. Hà Tiên.
D. An Giang.

Câu 10: Nội dung nào trong Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) đã vi phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam?

A. Nhà Nguyễn phải giải tán các toán nghĩa binh chống Pháp ở Nam Kì.
B. Bồi thường cho Pháp khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
C. Nhà Nguyễn nhượng cho Pháp ba tỉnh Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.
D. Nhà Nguyễn thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì.

.............

2. Trắc nghiệm đúng sai

Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX:

a) Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

b) Nhân dân Việt Nam được sự giúp đỡ từ Chăm pa và Phù Nam.

c) Triều đình Huế đã thành công trong việc tổ chức các cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành.

d) Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rời kinh thành, ban chiếu Cần vương kêu gọi nhân dân cả nước giúp vua cứu nước.

Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với tình hình Việt Nam đầu thế kỉ XX là:

a) Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của Pháp và nơi khai thác tài nguyên thiên nhiên.

b) Quyền lực nằm trong tay địa chủ phong kiến.

c) Văn hoá phương Tây du nhập ngày càng mạnh.

d) Nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ, độc lập với nền kinh tế Pháp.

Câu 3: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi phản ánh đúng tác động từ chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp đến kinh tế Việt Nam:

a) Tài nguyên thiên nhiên bị vơi cạn.

b) Nền kinh tế phát triển cân đối.

c) Quan hệ sản xuất phong kiến bị xóa bỏ.

d) Du nhập phương thức tư bản chủ nghĩa.

Câu 4: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi phản ánh đúng chính sách cai trị của thực dân Pháp trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục ở Việt Nam trong những năm 1897 – 1914:

a) Mở các trường dạy tiếng Pháp.

b) Truyền bá văn hóa phương Tây.

c) Cấm truyền bá văn hóa phương Tây.

d) Xóa bỏ các hủ tục, tệ nạn trong xã hội.

Câu 5: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về yếu tố tác động đến quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (5/6/1911):

a) Đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp thiết.

b) Ảnh hưởng từ truyền thống yêu nước của quê hương, gia đình.

c) Tác động mạnh mẽ từ trào lưu cách mạng vô sản trên thế giới.

d) Tác động từ cuộc cải cách ở Xiêm.

.............

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương học kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo 

2. Đề cương ôn tập cuối kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều 

ỦY BAN NHÂN DÂN …………..

TRƯỜNG THCS …….

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II

MÔN: LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ 8

NĂM HỌC: 202 4 -202 5

I. Khoanh tròn vào chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng

Câu 1. Nhà cải cách tiêu biểu cuối thế kỉ XIX đưa ra nhiều đề nghị cải cách là

A. Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch
B. Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế
C. Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn Điền
D. Phạm Phú Thứ, Đinh Văn Điền

Câu 2. “ Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn, Lừng lẫy làm cho lở núi non..” Người viết các câu thơ trên là nhà yêu nước nào ở đầu TK XX?

A. Phan Châu Trinh
B. Tôn Thất Thuyết
C. vua Hàm Nghi
D. Đốc Tít

Câu 3. Vị tướng tài ba của nghĩa quân Hương Khê có tài chế tạo súng là

A. Cao Thắng
B. Đinh Công Tráng
C. Nguyễn Thiện Thuật
D. Đề Thám

Câu 4. Người lãnh đạo chính của Duy Tân hội và phong trào Đông Du là

A. Phan Đình Phùng
B. Phan Châu Trinh
C. Phan Bội Châu
D. Cao Thắng

Câu 5. Cả ba lần tấn công nghĩa quân Yên Thế, Pháp đều bị đánh thiệt hại nặng ở đâu?

A. Cao Thượng
B. Hố Chuối
C. Yên Lễ
D. Nhã Nam

Câu 6. Các giai cấp tầng lớp mới xuất hiện dưới tác động chương trình khai thác thuộc địa lần 1 là

A. giai cấp tư sản, tiểu tư sản, công nhân
B. nông dân, địa chủ
B. tư sản, nông dân
D. công nhân, nông dân

Câu 7. “…Tất cả đều can đảm, thiện chiến, tuyệt đối phục tùng người chỉ huy, xuất sắc trong cách đánh phục kích và đánh trong rừng, thông thuộc địa hình để vận dụng có lợi cho họ trong chiến đấu”-(Ga-li-e-ni , Ba đạo quân ở Bắc Kì, Pari 1895, trang 125). Đây là nhận xét về nghĩa quân nào?

A. Nghĩa quân ba Đình
B. Nghĩa quân Bãi Sậy
C. Nghĩa quân Hương Khê
D. Nghĩa quân Yên Thế

Câu 8. Lối đánh của nghĩa quân Ba Đình là

A. phòng thủ bị động
B. tấn công trực diện vào đồn bốt
C. du kích linh hoạt
D. vừa hòa vừa đánh với thực dân Pháp

Câu 9. Tác động của chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp với xã hội Việt Nam là

A. Giai cấp địa chủ mất vai trò thống trị nhưng số lượng ngày càng tăng thêm
B. Các đồn điền trồng lúa, trồng chè, cao su ngày càng nhiều
C. Các con đường bộ, đường sắt được mở phục vụ cho khai thác tài nguyên
D. Tầng lớp nông dân đời sống được cải thiện dần dần

................

2. Ghi Đúng (Đ) hoặc Sai ( S) vào cột đáp án cho các câu hoặc mệnh đề dưới đây

Câu

Nội dung

Đáp án

1

Nghĩa quân Ba Đình thất bại vì lối đánh du kích di chuyển giữa các địa bàn và lực lượng chênh lệch quá nhiều với thực dân Pháp

 

2

Các sĩ phu, quan lại ở nước ta nửa cuối thế kỉ XIX đưa ra các đề nghị cải cách vì chán ghét các vua chúa nhà Nguyễn

 

3

Các cải cách nửa cuối thế kỉ XIX thất bại vì nhà Nguyễn hoàn toàn không chấp nhận tiến hành bất cứ cải cách nào

 

4

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì không tán thành các con đường cứu nước của các tiền bối đi trước

 

5

Phong trào Đông Du thất bại do Pháp cấu kết với Nhật trục xuất Phan Bội Châu và các sinh viên Việt Nam ra khỏi Nhật Bản

 

6

Phong trào Duy Tân đầu thế kỉ XX xuất hiện do tư tưởng dân chủ tư sản được truyền bá vào Việt Nam

 

7

Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng biện pháp vũ trang bạo động

 

8

Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu khác với Phan Châu Trinh là dùng biện pháp bạo động đánh đuổi thực dân Pháp

 

9

Nghĩa quân Bãi Sậy kéo dài được 10 năm chiến đấu vì kiên cường lối đánh phòng thủ bị động

 

10

Pháp chia nước ta thành 3 xứ : Bắc kì, Trung kì, Nam kì với 3 chế độ cai trị khác nhau nhằm phá vỡ khối đoàn kết dân tộc của người Việt

 

 

 

11

Trên biển Đông có dòng biển chảy theo mùa với các hướng:Tây Nam vào mùa hạ ,Đông Bắc vào mùa đông

 

 

12

Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa

 

 

13

Yếu tố tự nhiên của môi trường biển không phải là thềm lục địa và đáy biển

 

14

Muối biển là khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở vùng biển nước ta

 

15

Vai trò của biển đảo đối với kinh tế nước ta là đóng góp đang kể vào GDP của đất nước

 

16

Để bảo vệ môi trường biển đảo chúng ta không nên:xây dựng cơ chế,chính sách,luật bảo vệ môi trường biển đảo

 

17

Hiện nay chất lượng môi trường nước biển của Việt Nam có xu hướng giảm do tác động của con người và biến đổi khí hậu

 

..............

Xem đầy đủ Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Lịch sử Địa lí 8 Cánh diều trong file tải về

3. Đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử - Địa lí 8 Kết nối tri thức

ỦY BAN NHÂN DÂN …………..

TRƯỜNG THCS …….

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II

MÔN: LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ 8

NĂM HỌC: 2024-2025

1. Trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ

Câu 1: Giai cấp công nhân quốc tế ra đời trong thời gian nào?

A. Những năm 30- 40 của thế kỉ XIX
B. Những năm 40- 50 của thế kỉ XIX
C. Những năm 50- 60
của thế kỉ XIX
D. Những năm 60- 70 của thế kỉ XIX

Câu 2: Năm 1842, chính quyền Mãn Thanh đã ký với TD Anh bản Hiệp ước gì?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất.
B. Hiệp ước Nam Kinh
C. Hiệp ước Tân Sửu
D. Hiệp ước Bắc Kinh

Câu 3: Ai là người cho cắm cờ xác nhận chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

A. Vua Quang Trung
B. Vua Gia Long
C. Vua Minh Mạng
D. Vu Nguyễn Ánh

Câu 4: Năm 1858, khi xâm lược thực dân Pháp đã tấn công nơi nào đầu tiên tại Việt Nam?

A. Huế.
B. Gia Định
C. Hà Nội
D. Đà Nẵng

Câu 5: Ai là người chỉ huy cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883- 1892)?

A. Tôn Thất Thuyết.
B. Nguyễn Thiện Thuật.
C. Phan Đình Phùng.
D. Cao Thắng.

.............

2. Trắc nghiệm đúng sai

Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về những đóng góp của vua Gia Long trong việc thành lập vương triều Nguyễn:

a) Đánh bại triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn vào năm 1802.
b) Lập kinh đô tại Thăng Long và lấy niên hiệu Gia Long.
c) Đánh bại quân Thanh, củng cố lãnh thổ từ Nam chí Bắc.
d) Lấy Phú Xuân (Huế) làm kinh đô.

Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về cuộc tấn công của liên quân Pháp – Tây Ban Nha vào Đà Nẵng năm 1858:

a) Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha mở cuộc tấn công vào Đà Nẵng.
b) Nguyễn Tri Phương lãnh đạo quân dân Đà Nẵng, bước đầu làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
c) Triều đình Huế nhanh chóng gửi quân tiếp viện giúp quân dân Đà Nẵng đẩy lùi hoàn toàn quân Pháp.
d) Cuộc kháng cự của quân dân Đà Nẵng đã kéo dài đến tận năm 1868.

Câu 3 Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX:

a) Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
b) Nhân dân Việt Nam được sự giúp đỡ từ Chăm pa và Phù Nam.
c) Triều đình Huế đã thành công trong việc tổ chức các cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành.
d) Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rời kinh thành, ban chiếu Cần vương kêu gọi nhân dân cả nước giúp vua cứu nước.

,.........

II. TỰ LUẬN

Câu 1

Vì sao Thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là điểm mở đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam ?

Trả lời

* Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên là vì :

+ Đà Nẵng nằm ở phần trung bộ, nối liền hai miền Nam Bắc, phía Tây có thể đánh sang Lào, phía Đông là Biển Đông rộng lớn, phía Nam là vùng đất Gia Định màu mỡ có vựa lúa lớn nhất nước ta.

+ Đà Nẵng là cảng nước sâu, rộng, vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng.

+ Đà Nẵng chỉ cách Huế 100km, nếu chiếm được Đà Nẵng thì chỉ cần vượt đèo Hải Vân là có thể tấn công được Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam.

Câu 2

Bằng sự hiểu biết của em về phong trào chống Pháp trong những năm 1885- 1896, em hãy:

a. So sánh cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?

b. Từ sự thất bại của phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế, có thể rút ra bài học gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

..............

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử - Địa lí 8 Kết nối tri thức 

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Lương

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
Đóng
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
Đóng