Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập cuối kì 1 Vật lý 12 (Cấu trúc mới)
Đề cương ôn tập học kì 1 Vật lí 12 Chân trời sáng tạo bao gồm các dạng bài tập trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai, tự luận trọng tâm bám sát chương trình sách giáo khoa.
Đề cương ôn tập học kì 1 Vật lí 12 giúp học sinh tự ôn tập hiệu quả làm quen với các dạng bài tập theo cấu trúc đề thi minh họa 2025. Hơn nữa, đề cương ôn thi học kì 1 Vật lí 12 Chân trời sáng tạo được biên soạn rõ ràng, dễ hiểu giúp các em tự tin bước vào kì thi học kì 1 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 12 sách Chân trời sáng tạo.
Đề cương ôn tập học kì 1 Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
TRƯỜNG THPT…….. BỘ MÔN: VẬT LÍ | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN: VẬT LÍ KHỐI 12 |
A. Lý Thuyết
Câu 1: Nội dung của mô hình động học phân tử về cấu tạo chất? So sánh khoảng cách phân tử, lực liên kết phân tử, chuyển động nhiệt của phân tử trong các trạng thái rắn lỏng khí?
Mô hình động học phân tử về cấu tạo chất:
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử.
- Các phân tử chuyển động không ngừng. Nhiệt độ của vật càng cao thì tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn.
- Giữa các phân tử có lực hút và đẩy gọi chung là lực liên kết phân tử. Khi các phân tử gần nhau thì lực đẩy chiếm ưu thế và khi xa nhau thì lực hút chiếm ưu thế.
Dựa vào các đặc điểm sau đây của phân tử có thể nêu được sơ lược cấu trúc của hầu hết các chất rắn, chất lỏng, chất khí:
- Khoảng cách giữa các phân tử lớn thì lực liên kết giữa chúng yếu.
- Các phân tử sắp xếp có trật tự thì lực liên kết giữa chúng mạnh.
Câu 2: Thế nào là quá trình chuyển thể? Gọi tên các quá trình chuyển thể? Giải thích quá trình nóng chảy, hóa hơi?
-Khi các điều kiện như nhiệt độ, áp suất thay đổi, chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác gọi là quá trình chuyển thể.
- Các quá trình chuyển thể: nóng chảy, đông đặc, hóa hơi, ngưng tụ, kết tinh, thăng hoa.
- Nóng chảy: Khi chất rắn kết tinh được nung nóng đến nhiệt độ nóng chảy thì nhiệt lượng cung cấp cho khối chất làm lỏng liên kết giữa các phân tử chất rắn, quá trình nóng chảy xảy ra.
- Hóa hơi: ở nhiệt độ thường, các phân tử chất lỏng ở mặt thoáng có thể bật ra khỏi mặt thoáng trở thành phân tử hơi (phụ thuộc vao nhiệt độ, áp suất, diện tích mặt thoáng…), Khi tăng nhiệt độ đến nhiệt độ sôi, làm lỏng liên kết giữa các phân tử, sự hóa hơi xảy ra cả ở trong lòng chất lỏng.
Câu 3: Nội năng là gì? Nội năng phụ thuộc mấy yếu tố? Có mấy cách làm thay đổi nội năng của vật? Nêu ví dụ.
Trong nhiệt động lực học người ta gọi tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật là nội năng của vật.
Nội năng phụ thuộc 2 yếu tố: là nhiệt độ và thể tích của vật.
Có 2 cách làm thay đổi nội năng của vật, là:
- Thực hiện công. Ví dụ: Khi cọ xát miếng kim loại lên mặt bàn thì miếng kim loại nóng lên, nội năng của nó đã thay đổi.
- Truyền nhiệt. Ví dụ: thả đồng xu vào một nồi nước sôi thì đồng xu sẽ bị nóng lên, nội năng của nó đã thay đổi.
.........
B. Bài tập
- Xác định độ biến thiên nội năng của một khối chất. Sự thực hiện đổi công, truyền nhiệt giữa các vật
- Xác định nhiệt độ, khối lượng chất của hệ cân bằng nhiệt
- Quy đổi nhiệt độ tương ứng giữa các thang nhiệt độ khác nhau.
- Xác định nhiệt lượng cần cung cấp cho một khối chất khi nhiệt độ thay đổi hoặc trong quá trình chuyển thể.
- Bài tập về nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hóa hơi riêng của một khối chất.
- Xác định các thông số trạng thái trong các đẳng quá trình, định luật Boyle, Charles, đồ thị các đường đẳng nhiệt, đẳng áp, đẳng tích.
- Phương trình trạng thái của một lượng khí xác đinh, phương trình claperon của chất khí. Tính khối lượng riêng, khối lượng mol của chất
- Xác định tốc độ trung bình, động năng phân tử …..theo áp suất, nhiệt độ.
III. Một bài tập tham khảo
Phần 1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Câu 1. Hãy tìm ý không đúng với mô hình động học phân tử trong các ý sau:
A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử.
B. Các phân tử chuyển động không ngừng.
C. Tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn thì thể tích của vật càng lớn.
D. Giữa các phân tử có lực tương tác gọi là lực liên kết phân tử.
Câu 2. Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau:
A. Lực liên kết giữa các phân tử càng mạnh thì khoảng cách giữa chúng càng lớn.
B. Khi các phân tử sắp xếp càng có trật tự thì lực liên kết giữa chúng càng mạnh.
C. Lực liên kết giữa các phân tử một chất ở thể rắn sẽ lớn hơn lực liên kết giữa các phân tử chất đó khi ở thể khí.
D. Lực liên kết giữa các phân tử gồm cả lực hút và lực đẩy.
Câu 3. Khi nấu ăn những món như: luộc, ninh, nấu cơm,... đến lúc sôi thì cần chỉnh nhỏ lửa lại bởi vì:
A. Để lửa to làm cho nhiệt độ trong nồi tăng nhanh sẽ làm hỏng đồ nấu trong nồi.
B. Để lửa nhỏ sẽ vẫn giữ cho trong nồi có nhiệt độ ổn định bằng nhiệt độ sôi của nước.
C. Lúc này để lửa nhỏ vì cần giảm nhiệt độ trong nồi xuống.
D. Lúc này cần làm cho nước trong nồi không bị sôi và hoá hơi
Câu 4. Hãy chỉ ra phương án sai trong các câu sau: Cùng một khối lượng của một chất nhưng khi ở các thể khác nhau thì sẽ khác nhau về
A. thể tích.
B. khối lượng riêng.
C. kích thước của các nguyên tử.
D. trật tự của các nguyên tử
Câu 5. Nội năng của một vật là
A. tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
B. tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
C. năng lượng nhiệt của vật.
D. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Câu 6. Nội năng của một vật phụ thuộc vào
A. nhiệt độ và thể tích của vật.
B. nhiệt độ, áp suất và thể tích của vật.
C. khoảng cách trung bình giữa các phân tử cấu tạo nên vật.
D. tốc độ trung bình của các phân tử cấu tạo nên vật.
Câu 7. Hãy tìm câu sai trong các câu sau:
A. Nhiệt độ là đại lượng được dùng để mô tả mức độ nóng, lạnh của vật.
B. Nhiệt độ của một vật phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật.
C. Nhiệt độ cho biết trạng thái cân bằng nhiệt của các vật tiếp xúc nhau và chiều truyền nhiệt năng.
D. Nhiệt độ của một vật là số đo nội năng của vật đó.
Câu 8. Chỉ số nhiệt độ của một vật khi ở trạng thái cân bằng nhiệt tính theo thang nhiệt độ Celsius so với nhiệt độ của vật đó tính theo thang nhiệt độ Kelvin sẽ
A. thấp hơn chính xác là 273,15 độ.
B. cao hơn chính xác là 273,15 độ.
C. thấp hơn chính xác là 273,16 độ.
D. cao hơn chính xác là 273,16 độ.
.........
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 1 Vật lí 12