Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập cuối kì 1 Lịch sử 12 (Cấu trúc mới)
Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo bao gồm tóm tắt kiến thức, các dạng bài tập trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai, tự luận trọng tâm bám sát chương trình sách giáo khoa.
Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo giúp học sinh tự ôn tập hiệu quả làm quen với các dạng bài tập theo cấu trúc đề thi minh họa 2025. Hơn nữa, đề cương ôn thi học kì 1 Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo được biên soạn rõ ràng, dễ hiểu giúp các em tự tin bước vào kì thi học kì 1 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 12 sách Chân trời sáng tạo.
Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo
TRƯỜNG THPT…….. BỘ MÔN: LỊCH SỬ | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN: LỊCH SỬ KHỐI 12 |
Chủ đề 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH BÀI 1. LIÊN HỢP QUỐC
Phần I. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (2 câu)
Câu 1. Liên hợp quốc ra đời trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?
A. Chiến tranh lạnh bùng nổ và lan rộng ra toàn thế giới.
B. Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn.
C. Phe phát xít Đức – I-ta-li-a – Nhật Bản phát triển và mở rộng bành trướng.
D. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối.
Câu 2 . “Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế” là mục tiêu quan trọng của tổ chức nào sau đây?
A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
B. Liên minh châu Âu (EU).
C. Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
D. Liên hợp quốc (UN).
BÀI 2. TRẬT TỰ THẾ GIỚI TRONG CHIẾN TRANH LẠNH
Phần I. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (2 câu)
Câu 1. Nội dung nào sau đây là một trong những quyết định của Hội nghị I-an-ta (2-1945)?
A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
B. Xây dựng một trật tự thế giới mới nhằm giải quyết dứt điểm các vấn đề hậu chiến tranh.
C. Đồng ý thành lập tổ chức Hội Quốc liên đề duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
D. Thoả thuận việc phân chia phạm vi ảnh hưởng của Mỹ và Liên Xô ở châu Phi.
Câu 2. Theo thoả thuận của các cường quốc tại Hội nghị I-an-ta (2-1945), khu vực nào sau đây ở châu Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mỹ?
A. Béc-lin.
B. Đông Đức.
C. Đông Âu.
D. Tây Âu.
BÀI 3: TRẬT TỰ THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH
Phần I. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (2 câu)
Câu 1. Xét về bản chất, toàn cầu hóa là
A. sự phát triển nhanh chóng các mối quan hệ thương mại, sự phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu.
B. kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
C. một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược, làm cho mọi mặt đời sống của con người kém an toàn hơn.
D. quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự phụ thuộc, tác động lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc và khu vực trên phạm vi toàn cầu.
Câu 2. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, nước xã hội chủ nghĩa nào sau đây đã vươn lên trở thành một cực trong trật tự thế giới đa cực?
A. Liên bang Nga.
B. Trung Quốc.
C. Ấn Độ.
D. Nhật Bản
Chủ đề 2: ASEAN: NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ
BÀI 4: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
Phần I. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (2 câu)
Câu 1. Một trong những mục đích của tổ chức ASEAN là
A. hợp tác toàn diện cùng phát triển.
B. hợp tác kinh tế để phát triển khu vực.
C. thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực.
D. bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới.
Câu 2. Mục đích thành lập của tổ chức ASEAN được nêu rõ trong văn kiện nào sau đây?
A. Tuyên bố ASEAN.
B. Tuyên bố Ba-li I.
C. Tuyên bố Ba-li II.
D. Tuyên bố Cu-a-a Lăm-pơ.
BÀI 5: CỘNG ĐỒNG ASEAN: TỪ Ý TƯỞNG ĐẾN HIỆN THỰC
Phần I. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (2 câu)
Câu 1. Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN được các quốc gia thành viên chính thức khẳng định (1997) đã
A. tạo tiền đề để các quốc gia ASEAN mở rộng quan hệ đối ngoại trên toàn cầu.
B. đưa ASEAN trở thành tổ chức liên kết khu vực thành công nhất trên thế giới.
C. tạo cơ sở cho sự hợp tác toàn diện giữa các nước phát triển lên một tầm cao mới.
D. đánh dấu chấm dứt sự chia rẽ trong nội bộ của các nước sáng lập tổ chức ASEAN.
Câu 2. Sự kiện lịch sử nào sau đây đánh dấu Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập?
A. Các nước sáng lập ASEAN thông qua Tuyên bố Băng Cốc.
B. Các nhà lãnh đạo ASEAN kí Tuyên bố Cu-a-la Lăm-pơ.
C. Hội nghị cấp cao ASEAN thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020.
D. Các nước ASEAN kí Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á.
.........
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 12