Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 sách Cánh diều Ôn tập cuối kì 1 Lịch sử 12 (Cấu trúc mới)
Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 12 Cánh diều bao gồm các dạng bài tập trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai, tự luận trọng tâm bám sát chương trình sách giáo khoa.
Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 12 giúp học sinh tự ôn tập hiệu quả làm quen với các dạng bài tập theo cấu trúc đề thi minh họa 2025. Hơn nữa, đề cương ôn thi học kì 1 Lịch sử 12 Cánh diều được biên soạn rõ ràng, dễ hiểu giúp các em tự tin bước vào kì thi học kì 1 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 12 sách Cánh diều.
Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 12 Cánh diều - Cấu trúc mới
TRƯỜNG THPT…….. BỘ MÔN: LỊCH SỬ | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN: LỊCH SỬ KHỐI 12 |
A. KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
1. Liên hợp quốc
- Nêu được hoàn cảnh ra đời và quá trình hình thành của Liên Hợp Quốc
- Nêu được mục đích và nguyên tắc hoạt động
- Nêu được vai trò của Liên Hợp Quốc
2. Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh
- Nêu được quá trình hình thành và tồn tại của Trật tự hai cực Ianta
- Nêu được quá trình sụp đổ của Trật tụ hai cực Ianta
- Nêu được nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực Ianta.
3. Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh
- Nêu được xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh
- Nêu được khái niệm đa cực trong quan hệ quốc tế
- Nêu được biểu hiện của xu thế đa cực
4. Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
- Trình bày được quá trình hình thành và mục đích thành lập của ASEAN.
- Trình bày dược quá trình phát triển từ ASEAN 5 đến ASEAN 10.
- Nêu được các giai đoạn phát triển chính của ASEAN (1967 đến nay).
5. Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực
- Nêu được nét chính về ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN.
- Nêu được ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN.
6. Cách mạng tháng Tám 1945
- Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Nêu được nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. - Phân tích được ý nghĩa và bài học lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945. - Phân tích nguyên nhân thắng lợi.
- Liên hệ được bài học lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
7. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
- Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Nêu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - So sánh được với Cách mạng tháng Tám.
- Phân tích được nguyên nhân thắng lợi ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Rút ra được những bài học lịch sử Cuộc kháng chiến chống Pháp.
8. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)
- Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, các giai đoạn phát triển chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
- Nêu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
- Phân tích được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
- Liên hệ với công cuộc xây dựng đất nước ở giai đoạn sau và sự phát triển thế giới
9. Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975
- Trình bày được những nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của: cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (từ sau tháng 4 năm 1975 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX), cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông từ năm 1979 đến nay.
- Nêu được ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. – Phân tích được tính chất, ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay.
10. Một số bài học lịch sử
- Nêu được những bài học cơ bản của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay
- Phân tích được giá trị thực tiễn của những bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay. Trân trọng những bài học kinh nghiệm trong lịch sử và sẵn sàng góp phần tham gia bảo vệ Tổ quốc khi Tổ quốc cần.
B. CÂU HỎI THAM KHẢO
1. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Câu 1. Đâu là một trong những mục tiêu được quy định trong Hiến chương của tổ chức Liên hợp quốc?
A. Cân bằng quyền lực các nước.
B. Xoá bỏ chế độ thực dân kiểu cũ.
C. Duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
D. Thực hiện quyền tự do hàng hải.
Câu 2. Năm 1945, bản Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua tại
A. hội nghị Tam cường Ianta.
B. hội nghị Xan Phran-xi-xcô.
C. hội nghị Bản Môn Điếm.
D. hội nghị Véc xai - Oasinhton.
Câu 3. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc được quy định bởi văn kiện quan trọng nào?
A. Hiến chương.
B. Hiến pháp.
C. Tuyên ngôn.
D. Hiệp định.
Câu 4. Cơ quan nào của Liên hợp quốc chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì hoà bình và an ninh thế giới?
A. Đại hội đồng.
B. Ban thư ký
C. Hội đồng bảo an.
D. Tòa án quốc tế.
Câu 5. Đâu là một trong những nội dung của mục tiêu, hành động mang tính toàn cầu đến năm 2030 của Liên hợp quốc?
A. Chống nạn thất nghiệp.
B. Quyền tự do chính trị.
C. Chống bạo lực gia đình.
D. Chất lượng giáo dục
Câu 6. Tham dự Hội nghị Ianta có những quốc gia nào sau đây?
A. Anh, Pháp, Nga.
B. Anh, Mỹ, Liên Xô.
C. Mỹ, Đức, Italia.
D. Nhật Bản, Mỹ, Anh.
Câu 7. Sự kiện nào được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô của Mỹ, gây nên cuộc Chiến tranh lạnh?
A. Thông điệp Tổng thống Tơ-ru-man (3-1947).
B. Sự ra đời của kế hoạch Mác-san (6-1947).
C. Hội đồng tương trợ kinh tế ra đời (1-1949).
D. Thành lập Tổ chức quân sự NATO (4-1949).
Câu 8. Hội nghị Ianta (2-1945) được tiến hành trong giai đoạn nào của Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Vừa mới kết thúc.
B. Bùng nổ và lan rộng.
C. Giai đoạn sắp kết thúc.
D. Đang diễn ra ác liệt.
Câu 9. Theo quyết định của Hội nghị Ianta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng Nhật Bản?
A. Mỹ.
B. Liên Xô.
C. Anh.
D. Trung Quốc.
Câu 10. Sự kiện nào sau đây đánh dấu trật tự hai cực I-an-ta chấm dứt?
A. Liên Xô chính thức tan rã (12-1991).
B. Chiến tranh lạnh kết thúc (1989).
C. Bức tường Béc-lin sụp đổ (1989).
D. Khủng hoảng năng lượng (1973).
Câu 11. Năm 1989, tại đảo Man-ta, Mỹ và Liên Xô đã có hành động nào sau đây?
A. Tuyên bố chung về vũ khí chiến lược.
B. Kỳ nhiều hiệp định thương mại tự do.
C. Tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
D. Cam kết hòa bình giữa Mỹ và Liên Xô.
Câu 12. Nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế hiện nay là về lĩnh vực
A. an ninh.
B. kinh tế.
C. văn hóa.
D. chính trị.
Câu 13. Một trong những xu thế chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh là thiết lập trật tự
A. đa cực.
B. đơn cực.
C. hai cực.
D. ba cực.
.............
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 12