Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 9 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập cuối kì 1 môn GDCD lớp 9 (Có đáp án)
Đề cương ôn tập cuối kì 1 GDCD 9 Chân trời sáng tạo hệ thống kiến thức cần nắm, các dạng bài tập trọng tâm có đáp án giải chi tiết kèm theo.
Đề cương ôn tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo học kì 1 năm 2024 bao gồm 9 trang giúp học sinh tự ôn luyện củng cố lại kiến thức, tránh cảm giác hoang mang trước khối lượng kiến thức khổng lồ. Đồng thời một đề cương ôn thi GDCD 9 cuối kì 1 rõ ràng, dễ hiểu giúp các em tự tin hơn trong kì thi học kì 1 sắp tới. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Toán 9 Chân trời sáng tạo.
Đề cương ôn tập học kì 1 GDCD 9 Chân trời sáng tạo
TRƯỜNG THCS………… | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: GDCD 9 |
I. KIẾN THỨC CẦN NẮM
BÀI 4. KHÁCH QUAN VÀ CÔNG BẰNG
- Nhận biết được những biểu hiện khách quan, công bằng.
- Hiểu được ý nghĩa của khách quan, công bằng, tác hại của sự thiếu khách quan, công bằng.
BÀI 5. BẢO VỆ HÒA BÌNH
- Nêu được thế nào là hoà bình và bảo vệ hoà bình; các biểu hiện của hoà bình.
- Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hoà bình.
- Nhận ra được những biện pháp để thúc đẩy và bảo vệ hoà bình.
BÀI 6. QUẢN LÝ THỜI GIAN HIỆU QUẢ
- Hiểu được thế nào là quản lí thời gian hiệu quả.
- Nhận biết được sự cần thiết phải quản lí thời gian hiệu quả.
- Nêu được cách quản lí thời gian hiệu quả.
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1. Hành động nào sau đây không phải là biểu hiện của lí tưởng sống?
A. Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
B. Cần cù, sáng tạo trong học tập và lao động.
C. Trốn tránh trách nhiệm khi phạm phải sai lầm.
D. Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện.
Câu 2. Hành động nào sau đây là biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp?
A. Trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
B. Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện.
C. Ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác.
D. Sống buông thả, không có mục đích, kế hoạch.
Câu 3. Vào các dịp hè, các bạn thanh niên thường đăng kí tham gia tình nguyện tại các vùng khó khăn để giúp đỡ các em nhỏ và bà con nhân dân tại đó. Việc làm đó thể hiện?
A. Lý tưởng sống của thanh niên.
B. Nhiệm vụ của thanh niên.
C. Trách nhiệm của thanh niên.
D. Mục đích của thanh niên.
Câu 4. Gia đình bà A luôn không tuân thủ các quy định chung của tập thể, hay to tiếng với mọi người trong khu phố. Mặc dù, tổ trưởng dân phố đã nhắc nhở nhiều lần nhưng gia đình bà A vẫn không thay đổi. Qua thời gian, bà A nhận thấy hàng xóm lạnh nhạt, xa lánh thì cảm thấy ngượng ngùng và hối lỗi. Trong cuộc họp của tổ dân phố, bà A đã có lời xin lỗi với bà con tổ dân phố và hứa sẽ sửa đổi.
Nếu em là hàng xóm của bà A, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào?
A. Đồng ý tha thứ nhưng sẽ thường xuyên càm ràm, nhắc lại lỗi của gia đình bà A.
B. Không tha thứ cho gia đình bà A vì cảm thấy lời xin lỗi của bà A thiếu chân thành.
C. Không quan tâm vì việc đó không liên quan, không ảnh hưởng gì đến mình.
D. Tha thứ và động viên gia đình bà A tuân thủ nghiêm túc các quy định của tập thể.
Câu 5. Người biết tha thứ cho chính mình và người khác là biểu hiện của:
A. giản dị
B. trung thực
C. khoan dung
D. khiêm tốn
Câu 6. Biểu hiện nào sau đây thể hiện người có lòng khoan dung?
A. Chấp nhận cá tính, sở thích của người khác.
B. Ích kỉ, hẹp hòi với người mình không thích.
C. Không bỏ qua lỗi lầm của người khác.
D. Phê phán tất cả những người mắc lỗi lầm.
Câu 7. Phương án nào sau đây là biểu hiện của khoan dung?
A. L thường xuyên nói xấu Q với các bạn trong lớp.
B. G luôn tận tình chỉ dạy học sinh và tha thứ những lỗi nhỏ cho các em.
C. V luôn tỏ ra cáu gắt khi người khác làm sai ý mình.
D. K che dấu lỗi lầm của M để bạn không bị phạt.
Câu 8. Loại hoạt động cộng đồng nào tập trung vào việc cải thiện môi trường?
A. Hoạt động văn hóa.
B. Hoạt động xã hội.
C. Hoạt động bảo vệ môi trường.
D. Hoạt động quyên góp tiền để hỗ trợ trẻ em vùng cao.
Câu 9. Những ai có thể tham gia vào các hoạt động cộng đồng?
A. Chỉ người từ 18 tuổi trở lên
B. Tất cả những ai có nhu cầu tham gia
C. Chỉ dành cho những người có chức quyền trong xã hội
D. Chỉ dành cho những người có kinh tế ổn định
Câu 10. Tại sao cần tích cực tổ chức hoạt động cộng đồng?
A. Để kiếm lợi nhuận.
B. Để tăng cường sự đoàn kết và cùng nhau giải quyết vấn đề.
C. Chỉ để giữ gìn truyền thống.
D. Mang lại lợi ích gì đó cho bản thân.
Câu 11. Đối với các hành vi thiếu trách nhiệm với các hoạt động cộng đồng, chúng ta cần
A. thờ ơ, vô cảm.
B. học tập, noi gương.
C. phê phán.
D. tuyên dương, khen thưởng.
Câu 12. Trong trường hợp sau, chính quyền địa phương M đã tổ chức hoạt động cộng đồng nào sau đây?
Trường hợp. Chính quyền địa phương M thường tổ chức các chương trình tuyên truyền bảo vệ các loài động vật hoang dã; vận động người dân: phân loại rác thải tại nguồn, giữ gìn sạch đẹp đường làng, ngõ xóm,...
A. Bảo vệ môi trường.
B. Đền ơn đáp nghĩa.
C. Hiến máu nhân đạo.
D. Phong trào kế hoạch nhỏ.
..........
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập GDCD 9 Chân trời sáng tạo học kì 1