Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tự nhiên và xã hội 3 sách Cánh diều Tập huấn sách giáo khoa lớp 3 Cánh diều năm 2022 - 2023
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tự nhiên và xã hội 3 sách Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 3 môn TNXH năm 2022 - 2023.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Toán, Tiếng Việt, Tin học lớp 3 sách Cánh diều để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay sách giáo khoa mới của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi đáp án tập huấn SGK Tự nhiên xã hội 3 trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Đáp án tập huấn SGK Tự nhiên và xã hội 3 Cánh diều
Chọn một phương án đúng cho các câu sau:
Câu 1. SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 3 bộ Cánh Diều được biên soạn dựa trên những quan điểm nào sau đây?
(1) Dạy học tích hợp.
(2) Dạy học theo chủ đề;
(3) Giáo viên là trung tâm của quá trình dạy học.
(4) Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
Tổ hợp câu trả lời đúng là:
A. (1), (2), (3).
B. (1), (2), (4).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (3), (4).
Câu 2. SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 3 bộ Cánh Diều được biên soạn nhằm hình thành cho HS năng lực đặc thù nào?
A. Năng lực tư duy sáng tạo.
B. Năng lực giải quyết vấn đề.
C. Năng lực khoa học.
D. Năng lực tự học.
Câu 3. Năng lực đặc thù của môn Tự nhiên và Xã hội bao gồm những thành phần nào?
(1) Tìm hiểu về giá trị đạo đức.
(2) Nhận thức khoa học.
(3) Tìm hiểu về môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh.
(4) Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Tổ hợp câu trả lời đúng là:
A. (1), (2), (3).
B. (1), (2), (4).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (3), (4).
Câu 4. SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 3 bộ Cánh Diều được biên soạn nhằm hình thành cho HS những năng lực chung được ghi trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là:
A. Năng lực tính toán; Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác.
B. Năng lực ngôn ngữ; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực tự chủ và tự học
C. Năng lực công nghệ; năng lực tin học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
D. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác.
Câu 5. Phẩm chất nào dưới đây có thể được hình thành cho HS qua tất cả các hoạt động học tập trong môn TN&XH?
A. Yêu con người, thiên nhiên;
B. Đức tính chăm chỉ; Có trách nhiệm với môi trường sống;
C. Ý thức bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình, cộng đồng;
D. Trung thực.
Câu 6. SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 3 bộ Cánh Diều có những điểm mới, nổi bật nào sau đây?
(1) Tạo điều kiện cho GV đổi mới phương pháp.
(2)Thể hiện được quan điểm dạy học tích hợp nhằm giáo dục phẩm chất cho HS.
(3) Góp phần hình thành các năng lực chung.
(4) Được biên soạn theo hướng “mở” không quy định số tiết cho mỗi chủ đề.
(5) Chú trọng đến việc hình thành năng lực đặc thù cho HS - Năng lực khoa học.
Tổ hợp câu trả lời đúng là:
A. (1), (2), (3), (4).
B. (1), (2), (3), (5).
C. (2), (3), (4), (5).
D. (1), (3), (4), (5).
Câu 7. Trong số những định hướng chung về phương pháp giáo dục của môn TN&XH theo chương trình 2018 dưới đây, định hướng về phương pháp giáo dục nào giúp HS phát triển kĩ năng nhận xét, so sánh, phân loại, phân tích, suy luận, khái quát hóa?
A. Khai thác kiến thức, kinh nghiệm HS về cuộc sống xung quanh.
B. Tổ chức học tập cho HS thông qua quan sát.
C. Tổ chức cho HS học tập thông qua trải nghiệm.
D. Tổ chức học tập cho HS thông qua tương tác.
Câu 8. Trong số các phương pháp dạy học cụ thể dưới đây, những phương pháp nào mới được sử dụng vào một số bài học trong SGK TN&XH 3 bộ sách Cánh diều?
A. Quan sát; Thảo luận.
B. Trò chơi; Đóng vai.
C. Xử lí tình huống; Thực hành.
D. Thí nghiệm; Học theo dự án
E. Điều tra, khảo sát.
Câu 9. Cấu trúc một bài học trong SGK TN&XH 3 bộ sách Cánh diều thường bao gồm các hoạt động:
(1) Mở đầu: gắn kết, dẫn vào bài học
(2) Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
(3) Luyện tập và vận dụng
(4) Kiến thức cốt lõi được chốt lại sau mỗi đơn vị nội dung hoặc sau toàn bài học.
(5) Một số bài có lời nhắc nhở của con ong hoặc mục Em có biết.
A. Đúng
B. Sai
Câu 10. Các sơ đồ, biểu bảng được sử dụng trong SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 3 bộ Cánh Diều có tác dụng gì?
(1) Làm đơn giản hóa các kiến thức khoa học khó hiểu, trừu tượng đối với HS.
(2) Giúp HS hệ thống hóa các kiến thức đã học
(3) Giúp GV đánh giá được năng lực tư duy logic của HS.
(4) Giúp GV đánh giá được năng lực hợp tác của HS.
Tổ hợp câu trả lời đúng là:
A. (1), (2), 3).
B. (1), (2), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (2), (3), (4).
Câu 11. Khi tổ chức dạy bài học mới, GV cần thực hiện theo các bước nào?
(1) Mở đầu (tương ứng với hoạt động gắn kết trong SGK).
(2) Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
(3) Đánh giá, nhận xét kết quả học tập của học sinh cuối mỗi tiết học hoặc cuối bài học.
(4) Luyện tập và vận dụng.
(5) Đánh giá quá trình học tập của học sinh ở các hoạt động từ kết nối, hình thành kiến thức ki năng mới đến luyện tập và vận dụng.
Tổ hợp câu trả lời đúng là:
A. (1), (2), (3) (4).
B. (1), (2), (3), (5).
C. (1), (2), (4), (5).
D. (2), (3), (4), (5)
Câu 12. Khi tổ chức dạy bài thực hành ngoài hiện trường, GV cần thực hiện theo quy trình nào?
(1) Chuẩn bị.
(2) Ôn tập, hệ thống những kiến thức kĩ năng đã học.
(3) Quan sát ngoài hiện trường.
(4) Báo cáo kết quả.
Tổ hợp câu trả lời đúng là:
A. (1), (2), (3).
B. (1), (3), (4).
C. (1), (2), (4).
D. (2), (3), (4).
Câu 13. Khi tổ chức dạy bài Ôn tập và đánh giá chủ đề, GV cần thực hiện theo quy trình nào?
(1) Ôn lại các kiến thức và kĩ năng đã học về chủ đề.
(2) Hệ thống hóa những kiến thức kĩ năng đã học về chủ đề.
(3) Báo cáo kết quả.
(4) Xử lí tình huống.
Tổ hợp câu trả lời đúng là:
A. (1), (2), (3).
B. (1), (3), (4).
C. (1), (2), (4).
D. (2), (3), (4).
Câu 14. Để hình thành, phát triển thành phần năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội xung quanh cho HS, GV cần:
A. tạo cho HS cơ hội tự học, tự trải nghiệm.
B. tạo cơ hội cho HS trình bày hiểu biết bằng cách riêng.
C. tạo điều kiện để học sinh đặt được câu hỏi, được quan sát, thực hành, nhận xét, so sánh các hiện tượng, sự vật xung quanh.
D. tạo điều kiện cho HS trao đổi, chia sẻ giúp đỡ nhau trong học tập.
Câu 15. Để phát triển thành phần năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho HS, GV cần:
A. tạo cho HS cơ hội giao tiếp, ứng xử phù hợp.
B. tạo điều kiện để HS thu thập thông tin về những gì cần tìm hiểu.
C. tạo điều kiện để HS giải thích, phân tích các tình huống, giải quyết các vấn đề đơn giản, thường gặp trong cuộc sống.
D. tạo cơ hội cho HS quan sát, ghi lại những gì đã quan sát được về tự nhiên và xã hội xung quanh.