Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Khoa học tự nhiên 9 sách Cánh diều Tập huấn sách giáo khoa lớp 9 năm 2024 - 2025

Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Khoa học tự nhiên 9 sách Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 9 môn Khoa học tự nhiên năm 2024 - 2025.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 9 môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Giáo dục công dân, Lịch sử - Địa lí Cánh diều để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay sách giáo khoa mới năm 2024 - 2025 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn nhé:

Đáp án tập huấn môn Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều

Câu 1: Chủ đề "Năng lượng cơ học" được trình bày trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 9 (bộ sách Cánh Diều) không có biểu thức tính

A. động năng.

B. công cơ học.

C. thế năng đàn hồi.

D. thế năng trọng trường.

Câu 2: Các nội dung của phần " Năng lượng và sự biến đổi" trong Chương trình môn Khoa học tự nhiên lớp 9 năm 2018 không nhấn mạnh vào yêu cầu

A. sử dụng công thức định lượng để giải các bài tập tính toán phức tạp.

B. tăng cường cơ hội hoạt động thực nghiệm khi xây dựng các định luật.

C. giải thích các hiện tượng bằng cách sử dụng thêm các biểu thức định lượng.

D. tăng cường khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.

Câu 3: Trong học tập chủ đề ánh sáng trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 9 (bộ sách Cánh Diều), học sinh được tìm hiểu về

A. sự phản xạ ánh sáng tại bề mặt nhẵn.

B. sự truyền thẳng của ánh sáng trong môi trường trong suốt.

C. sự tán sắc ánh sáng qua lăng kính.

D. sự tạo bóng đen sau các vật chắn sáng.

Câu 4: Chủ đề "Năng lượng với cuộc sống" trong Chương trình môn Khoa học tự nhiên lớp 9 năm 2018 khẳng định năng lượng trên Trái Đất

A. chủ yếu do con người tạo ra.

B. chủ yếu do sự tự quay của Trái Đất.

C. chủ yếu đến từ nhiên liệu hóa thạch.

D. chủ yếu đến từ Mặt Trời.

Câu 5: Phần Chất và sự biến đổi của chất có bao nhiêu chủ đề?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 6: Chủ đề Kim loại có sự phát triển hơn so với Chương trình 2006 là:

(1) Tìm hiểu sự khác nhau cơ bản về tính chất và ứng dụng giữa phi kim và kim loại của một số đơn chất phi kim thiết thực trong cuộc sống như carbon, sulfur, chlorine,…
(2) Không tìm hiểu tính chất của một số phi kim cụ thể như chlorine và các hợp chất của chlorine.
(3) Tìm hiểu về kim loại sau đó tìm hiểu về phi kim.
(4) Carbon và hợp chất của carbon, silicon, công nghiệp Silicat,… được tìm hiểu trong Chủ đề Trái Đất và bầu trời.
(5) Tìm hiểu một số kim loại như nhôm, sắt, vàng và một số phi kim cụ thể như chlorine, bromine, iodine và các hợp chất của chúng.

Tổ hợp phương án đúng là:

A. (1), (2), (3).

B. (2), (3), (4).

C. (1), (2), (4).

D. (2), (3), (5).

Câu 7: Các Chủ đề tìm hiểu về các chất hoá học hữu cơ đặc biệt chú trọng:

(1) Mô tả cụ thể các chất điển hình trong từng nhóm chất.
(2) Khi tìm hiểu về các loại chất cụ thể luôn chú ý gắn với các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn.
(3) Thông qua thí nghiệm và quan sát các hiện tượng trong thực tiễn để học sinh dần thu nhận và tích luỹ kiến thức, rèn luyện kĩ năng, góp phần phát triển cho học sinh khả năng tìm tòi khám phá.
(4) Thông qua các thí nghiệm được mô tả để thu nhận kiến thức.

Tổ hợp phương án đúng là:

A. (1), (2).

B. (2), (3).

C. (3), (4).

D.( 1), (4).

Câu 8: Phần Trái Đất và bầu trời tìm hiểu về

A. Sinh quyển.

B. Môi trường sinh thái.

C. Khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất.

D. Năng lượng của Trái Đất.

Câu 9: Phần Vật sống có sự phát triển hơn so với Chương trình 2006 là:

(1) Có phần giới thiệu về thành phần hoá học, cấu trúc không gian của gene khi học về di truyền.
(2) Gene được xem là trung tâm của di truyền học.
(3) Kiến thức về gene là một lĩnh vực có nhiều ứng dụng trong nghiên cứu, ứng dụng sinh học, di truyền học, công nghệ gene,…
(4) Bổ sung nội dung chủ đề Tiến hoá.

A. (1), (2), (3).

B. (2), (3), (4).

C. (1), (3), (4).

D. (1), (2), (4).

Câu 10: Trong phần Vật sống, các chủ đề được sắp xếp theo logic nào sau đây?

A. Gene – Nhiễm sắc thể - Quy luật di truyền – Di truyền học người - Ứng dụng – Tiến hoá.

B. Quy luật di truyền – Gene – Nhiễm sắc thể – Di truyền học người - Ứng dụng – Tiến hoá.

C. Quy luật di truyền – Nhiễm sắc thể – Gene – Di truyền học người - Ứng dụng – Tiến hoá.

D. Gene - Quy luật di truyền – Nhiễm sắc thể – Di truyền học người - Ứng dụng – Tiến hoá.

Câu 11: Dạy học tích hợp trong môn Khoa học tự nhiên 9 thông qua những hình thức nào sau đây?

(1) Tích hợp thông qua thể hiện các “nguyên lí và quy luật chung của tự nhiên”.
(2) Tích hợp thông qua dạy học theo chủ đề và giáo dục STEM.
(3) Tích hợp trong dạy học thực hành, thí nghiệm.
(4) Tích hợp trong bước vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài học.

Tổ hợp câu trả lời đúng là:

A. (1), (2), (3).

B. (1), (2), (4).

C. (2), (3), (4).

D. (1), (3), (4).

Câu 12: Trong các phương án sau đây, phương án nào là định hướng lựa chọn phương pháp dạy học nhằm góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh?

A. Thông qua phương pháp tổ chức các hoạt động thuyết trình/giảng giải của giáo viên.

B. Thông qua phương pháp tổ chức cho học sinh tự học, tự khám phá để chiếm lĩnh kiến thức khoa học và rèn luyện kĩ năng.

C. Thông qua phương pháp dạy học đàm thoại.

D. Thông qua phương pháp đọc sách giáo khoa.

Câu 13: Trong các phương án sau đây, phương án nào là định hướng lựa chọn phương pháp dạy học nhằm góp phần phát năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh?

A. Tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề do giáo viên đề ra.

B. Tổ chức cho học sinh đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, kết luận và đánh giá vấn đề,…

C. Tổ chức cho học sinh lập kế hoạch giải quyết vấn đề do giáo viên đề ra.

D. Tổ chức cho học sinh thực hiện kế hoạch do giáo viên đề ra.

Câu 14: Môn Khoa học tự nhiên cùng với những môn học nào sau đây để góp phần phát triển giáo dục STEM?

A. Toán, Công nghệ, Tin học.

B. Công nghệ, Toán, Văn.

C. Vật lý, Toán, Ngoại ngữ.

D. Toán, Tin học, Địa lí.

Câu 15: Mục tiêu của đánh giá kết quả giáo dục là

(1) Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đạt chuẩn (yêu cầu cần đạt) về phẩm chất và năng lực của học sinh.

(2) Đánh giá sự tiến bộ của học sinh.

(3) Để hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh và điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí,…

(4) Phân loại học sinh.

Tổ hợp câu trả lời đúng là:

A. (1), (3), (4).

B. (2), (3), (4).

C. (1), (2), (3).

D. (1), (2), (4).

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 74
  • Lượt xem: 4.302
  • Dung lượng: 137,5 KB
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨