Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Ngữ văn 9 sách Cánh diều Tập huấn sách giáo khoa lớp 9 năm 2024 - 2025
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Ngữ văn 9 sách Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 9 môn Ngữ văn năm 2024 - 2025.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 9 môn Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay sách giáo khoa mới năm 2024 - 2025 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn nhé:
Đáp án tập huấn môn Văn 9 Cánh diều
Câu 1: Chương trình Ngữ văn 2018 kế thừa điểm nào của Chương trình Ngữ văn 2006?
A.Tập trung vào phát triển năng lực văn học và ngôn ngữ, lấy kĩ năng đọc, viết, nói, nghe làm trục chính
B. Giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng tình cảm, phát triển nhân cách cho học sinh, coi đây là thế mạnh của môn Ngữ văn
C. Thực hiện đánh giá theo năng lực thông qua yêu cầu đọc hiểu và viết các văn bản mới không có trong sách giáo khoa
D. Tổ chức dạy học bằng các hoạt động, chuyển giảng văn sang dạy đọc hiểu theo yêu cầu phát triển năng lực
Câu 2: “Học Ngữ văn không chỉ để biết cách tiếp nhận một văn bản mà còn để biết cách tạo lập (viết ra, nói ra) những suy nghĩ, tình cảm, tư tưởng và biểu thị thái độ của mình một cách rõ ràng, trong sáng, theo một cách thức nhất định (phương thức biểu đạt) bằng các kiểu văn bản.”
Câu văn trên nói về yêu cầu gì?
A. Đánh giá kết quả
B. Phương tiện dạy học
C. Mục tiêu dạy học
D. Phương pháp dạy học
Câu 3: Dòng nào nêu đúng và đủ những thể loại truyện được đọc hiểu trong Chương trình Ngữ văn lớp 9?
A. Truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện kí, phóng sự, truyện truyền kì
B. Truyện thơ Nôm, kịch bản văn học, truyện kí và truyện ngắn
C. Truyện cười, truyện truyền kì, truyện trinh thám, truyện
D. Truyện, truyện thơ Nôm, truyện truyền kì, truyện trinh thám
Câu 4: Phương án nào dưới đây nêu yêu cầu đọc hiểu về hình thức thể loại của văn bản truyện truyền kì và truyện trinh thám được dạy ở Ngữ văn 9?
A. Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản
B. Nhận biết và phân tích được một số yếu tố không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện,...
C. Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật
D. Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học
Câu 5: Phương án nào sau đây không phải là yêu cầu riêng về đọc hiểu văn bản thông tin trong Chương trình Ngữ văn lớp 9?
A. Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản; giải thích được ý nghĩa của nhan đề trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản
B. Liên hệ, vận dụng được những điều đã đọc từ văn bản để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống
C. Nhận biết và phân tích được tác dụng của cách trình bày thông tin trong văn bản như: trật tự thời gian, quan hệ nguyên nhân – kết quả,...
D. Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử
Câu 6: Chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn 9 (bộ sách Cánh Diều) học những biện pháp tu từ nào?
A. Chơi chữ, điệp thanh và điệp vần
B.Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, nhân hoá
C. Nói quá, nói giảm – nói tránh
D. Ẩn dụ, hoán dụ, so sánh
Câu 7: Phương án nào nêu đúng các thể loại mới trong Chương trình Ngữ văn lớp 9?
A. Truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện lịch sử, thơ tự do, thơ Đường, thơ sáu chữ, bảy chữ
B. Truyện thơ Nôm, truyện truyền kì, truyện trinh thám, thơ song thất lục bát, bi kịch
C. Truyện ngắn, truyện cười, truyện lịch sử, thơ tự do, thơ Đường, thơ bốn chữ, năm chữ
D. Truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện khoa học viễn tưởng, thơ tự do, hài kịch
Câu 8: Chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn 9 (bộ sách Cánh Diều) rèn viết các kiểu bài nào?
A. Kể lại một chuyến đi, nghị luận, thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên, viết văn bản kiến nghị
B. Kể lại sự việc có thật, viết bài văn biểu cảm (về con người hoặc sự việc), văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống,...
C. Nghị luận, kể chuyện sáng tạo, cảm nghĩ về thơ tám chữ, thuyết minh, viết quảng cáo, tờ rơi,...
D. Văn nghị luận, viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động,...
Câu 9: Dòng nào nêu đúng nội dung nổi bật trong các văn bản đọc hiểu nghị luận xã hội ở sách giáo khoa Ngữ văn 9 (bộ sách Cánh Diều)?
A. Đề cao lòng yêu nước, tinh thần bất khuất và tự hào dân tộc
B. Ca ngợi tình cảm nhân ái, vị tha và cảm xúc cao đẹp
C. Bàn về cách đọc sách và mục đích của việc học
D. Phê phán những thói hư tật xấu của con người
Câu 10: Giờ dạy đọc hiểu văn bản văn học có mục đích chính là gì?
A. Hiểu được nội dung văn bản và biết cách đọc văn bản theo thể loại
B. Tổ chức cho học sinh khám phá văn bản theo một quy trình
C. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa của văn bản một cách tổng hợp
D. Liên hệ với bản thân và cuộc sống hiện nay để hiểu văn bản
Câu 11: Yêu cầu chung khi dạy văn bản bi kịch và truyện mang tính bi kịch là gì?
A.Nhận biết và phân tích được ý nghĩa của các chỉ dẫn sân khấu
B.Nhận biết và phân tích được vai trò của các lời thoại
C.Nhận biết được sự khác nhau giữa bi kịch và truyện hiện đại
D. Nhận biết và phân tích được các mâu thuẫn mang tính bi kịch
Câu 12: Dạy đọc hiểu truyện truyền kì cần chú ý khai thác yếu tố đặc trưng nào?
A. Nhận biết được yếu tố kì ảo và tác dụng của chúng
B. Nhận biết và hiểu được tầm quan trọng của các nhân vật
C. Nhận biết và hiểu được ý nghĩa của các sự kiện trong văn bản
D. Nhận biết được tính thời sự của vấn đề đặt ra trong văn bản
Câu 13: Hai kĩ năng gì cần tập trung để phát triển tư duy trong dạy viết?
A. Chuẩn bị, nhận thức đề trước khi viết bài văn
B. Cách tìm ý, lập dàn ý và kĩ năng diễn đạt (viết)
C. Cách diễn đạt và phát hiện sửa lỗi sau khi viết
D. Cách nêu bằng chứng và trình bày bài văn
Câu 14: Mục đích quan trọng nhất của việc dạy phần tiếng Việt trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 (bộ sách Cánh Diều) là gì?
A. Cung cấp đặc điểm của các đơn vị tiếng Việt chính và giúp học sinh ôn lại các đơn vị đã học có trong văn bản đọc
B. Giúp học sinh nhận rõ nội dung các loại bài tập và quyết định chọn bài tập trong sách giáo khoa để luyện tập phù hợp
C. Rèn luyện cho học sinh biết vận dụng tiếng Việt vào đọc hiểu, viết văn bản và nói – nghe có hiệu quả
D. Giúp học sinh nắm được những nội dung cơ bản của phần tiếng Việt đã nêu trong phần Kiến thức ngữ văn
Câu 15: Đâu là thay đổi lớn nhất của việc kiểm tra, đánh giá kết quả Ngữ văn?
A. Đánh giá được năng lực của học sinh qua việc vận dụng thực hành (đọc và viết) với ngữ liệu mới
B.Các câu hỏi, bài tập cần chú trọng mức độ khó – dễ và yêu cầu sáng tạo nhằm phân hoá trình độ học sinh
C. Cần kết hợp câu hỏi trắc nghiệm (đọc hiểu) với câu hỏi tự luận (kĩ năng viết) để đánh giá đúng năng lực
D. Cần bám sát yêu cầu cần đạt về kĩ năng viết của Chương trình Ngữ văn lớp 9, kiểm tra cả đọc hiểu và viết.