Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Tập huấn sách giáo khoa lớp 11 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024

Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 11 môn GDQP & AN năm 2023 - 2024.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Toán, Ngữ văn, Vật lí, Tin học, Công nghệ, Địa lí, Hoạt động trải nghiệm, Mĩ thuật, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Sinh học, Hóa học, Lịch sử, Âm nhạc 11 KNTT để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay sách giáo khoa mới năm 2023 - 2024 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Đáp án tập huấn SGK Giáo dục Quốc phòng và An ninh 11 Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 1. Theo Thông tư số 46/2020 năng lực đặc thù môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh là:

A. nhận thức các vấn đề quốc phòng, an ninh.
B. phát triển nghệ thuật quân sự cho HS.
C. phát triển năng lực hợp tác.
D. phát triển khả năng quân sự.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không thể hiện quan điểm biên soạn sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh 11 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam?

A. Thống nhất trên phạm vi toàn quốc, phù hợp với vùng miền và nhận thức của HS.
B. Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dạy và học.
C. Chuẩn mực – Khoa học – Hiện đại.
D. Chú trọng trang bị kiến thức hơn phát triển phẩm chất, năng lực HS.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không thể hiện mục đích thiết kế các hoạt động trong sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh 11 của NXB Giáo dục Việt Nam?

A. Phát triển phẩm chất, năng lực HS.
B. Giúp GV dễ dạy, HS dễ học.
C. Hạn chế sự tương tác của HS.
D. GV vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không thể hiện những điểm mới của sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh 11 của NXB giáo dục Việt Nam?

A. Bài học được thiết kế nhằm phát triển phẩm chất, năng lực ở HS.
B. Sách có tính mở giúp GV dễ dạy, HS dễ học.
C. Hình thức trình bày hài hoà giữa kênh chữ và kênh hình.
D. Không tạo điều kiện cho việc kiểm tra, đánh giá.

Câu 5. GV vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy môn Giáo dục quốc phòng và an ninh nhằm:

A. phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác.
B. phát triển năng lực thẩm mĩ.
C. phát triển phẩm chất yêu nước.
D. phát triển năng lực thực hành.

Câu 6. Khi dạy động tác đứng ném lựu đạn, GV thực hiện theo trình tự nào là hợp lí?

A. Nêu tên động tác; nêu trường hợp vận dụng; làm mẫu động tác qua 3 bước.
B. Làm chậm phân tích; làm tổng hợp động tác và nêu điểm chú ý.
C. Nêu trường hợp vận dụng; làm nhanh động tác; làm chậm phân tích động tác.
D. Nêu tên động tác; làm chậm phân tích và nêu điểm chú ý.

Câu 7. Khi tổ chức luyện tập nội dung thực hành môn Giáo dục quốc phòng và an ninh, GV tiến hành theo trình tự:

A. tập phân đoạn, tập tổng hợp, tự nghiên cứu.
B. tự nghiên cứu, tập chậm, tập phân đoạn, tập tổng hợp.
C. tập tổng hợp, tập nhanh dần, tự nghiên cứu.
D. tự nghiên cứu và tập nhanh dần cho đến khi thành thạo.

Câu 8. Một trong những định hướng phương pháp dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh là:

A. chú trọng hoạt động dạy của GV.
B. chỉ tổ chức hoạt động khám phá.
C. đa dạng hoá các hình thức dạy học.
D. chú trọng việc kiểm tra, đánh giá.

Câu 9. Việc kiểm tra, đánh giá HS trong môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh

A. dựa trên sự ghi nhớ nội dung đã học.
B. chủ yếu do GV thực hiện.
C. phân loại học lực để khen thưởng.
D. chú trọng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không thể hiện mục đích của sách GV Giáo dục quốc phòng và an ninh của NXB giáo dục Việt Nam?

A. Tổ chức các hoạt động dạy học hiệu quả.
B. Tạo điều kiện thuận lợi cho GV biên soạn kế hoạch bài dạy.
C. Áp đặt phương pháp dạy học cho GV.
D. Gợi ý phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng HS.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 21
  • Lượt xem: 862
  • Dung lượng: 89,1 KB
Sắp xếp theo