Đáp án trắc nghiệm Mô đun 9 môn Tin học Tiểu học Đáp án trắc nghiệm môn Tin học Module 9

Đáp án trắc nghiệm Mô đun 9 môn Tin học Tiểu học giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm môn Tin học phần câu hỏi hoạt động, nội dung 2, nội dung 3, nội dung 4.

Nhờ đó, thầy cô dễ dàng hoàn thiện bài tập cuối khóa Mô đun 9: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh Tiểu học đạt kết quả như mong muốn. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đáp án môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và xã hội. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Đáp án câu hỏi hoạt động 1

Câu 1. Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về khái niệm “kế hoạch bài dạy”?

Kế hoạch bài dạy là một bản mô tả chi tiết mục tiêu, tiến trình tổ chức hoạt động dạy học bao gồm việc giới thiệu bài học, đặt câu hỏi, dự kiến câu trả lời của học sinh nhằm đạt mục tiêu

KHBD là kịch bản lên lớp của GV với đối tượng HS và nội dung cụ thể trong một không gian và thời gian nhất định; là một bản mô tả chi tiết mục tiêu, thiết bị và học liệu, tiến trình tổ chức hoạt động dạy học của một bài học nhằm giúp người học đáp ứng YCCĐ về năng lực, phẩm chất tương ứng trong chương trình môn học

Câu 2. Nội dung môn Tin học được phân chia theo giai đoạn nào?

  • Giai đoạn giáo dục tiểu học, giai đoạn giáo dục trung học cơ sở, giai đoạn giáo dục trung học phổ thông
  • Giai đoạn giáo dục cơ bản, giai đoạn giáo dục nghề nghiệp
  • Giai đoạn giáo dục cơ bản, giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp
  • Giai đoạn giáo dục phổ thông, giai đoạn giáo dục đại học

Câu 3. Bản kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục nhằm thực hiện chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành được gọi là:

  • Nội dung giáo dục địa phương
  • Kế hoạch giáo dục của nhà trường
  • Chương trình giáo dục phổ thông cấp quốc gia
  • Phát triển chương trình giáo dục phổ thông

Câu 4. Mục đích trọng tâm của đánh giá năng lực là gì?

  • Đánh giá khả năng người học vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học được vào giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống
  • Xác định việc đạt được kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu của chương trình giáo dục.
  • Đánh giá ở mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng đến đánh giá trong…

Câu 5. Nội dung môn Tin học phát triển bao nhiêu mạch kiến thức?

Câu 6. Nội dung môn Tin học được phân chia theo mấy giai đoạn?

Câu 7. Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng với định hướng đổi mới về đánh giá kết quả giáo dục môn Tin học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018?

  • Đa dạng hóa các công cụ đánh giá, kết hợp việc đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh
  • Coi trọng kiến thức, kĩ năng, thái độ được quy định trong chương trình môn Tin học
  • Chú trọng đánh giá khả năng vận dụng tri thức vào những tình huống cụ thể

Câu 8. Hãy nối thứ tự các bước trong quy trình tổ chức dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong một chủ đề như bảng sau?

Câu 8

Câu 9. Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng về đánh giá năng lực

  • Đánh giá việc đạt kiến thức, kỹ năng theo mục tiêu của chương trình giáo dục
  • Đánh giá năng lực là đánh giá vì sự tiến bộ của người học so với chính họ
  • Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết vấn đề thực tiễn
  • Đánh giá mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng trong khi học

Câu 10 … là PPDH trong đó dưới sự hướng dẫn của GV, thông qua các hoạt động, HS tự tìm tòi, khám phá, phát hiện ra tri thức mới trong nội dung môn học

  • Dạy học giải quyết vấn đề
  • Dạy học dựa trên dự án
  • Dạy học thực hành
  • Dạy học khám phá

Câu 11. Hãy nối thứ tự các bước trong quy trình tổ chức một hoạt động dạy học một chủ đề nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh được quy định trong công văn số 5555/BGDĐT GDTrH (2014):

Câu 11

Câu 12. Trước khi bắt đầu bài học, để ôn tập kiến thức cũ và chuẩn bị cho việc lĩnh hội kiến thức mới, công cụ đánh giá nào có ưu thế và thường được sử dụng trong lớp học?

  • Bài tập
  • Phiếu khảo sát
  • Đề kiểm tra
  • Bảng câu hỏi (dạng câu hỏi trắc nghiệm).

Đáp án câu hỏi hoạt động 2

Câu 1: Năm mô tả về một xu hướng được liệt kê bên dưới. Bạn hãy chọn 3 mô tả đúng về xu hướng đó.

- Là xu hướng phát triển công nghệ chỉ ra rằng đặc trưng cho tương lai chính là các thiết bị thông minh, gọi chung là “mạng kỹ thuật số thông minh”, và bộ ba ” thông minh”, “kỹ thuật số” và “mạng” là các thành phần quan trọng định hình cho công nghệ tương lai

- Là sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo và hệ thống dạy học thông minh thông qua một vài ứng dụng trong dạy học và giáo dục như:

– Sự tương tác của người học với hệ thống trợ giảng thông minh, tư vấn trong giáo dục, đào tạo trực tuyến thích nghi; ứng dụng Robot trong hoạt động dạy học; ứng dụng nhận diện khuôn mặt;

– Các công nghệ mới như thực tế ảo, thực tế tăng cường tạo ra các cơ hội người dùng tương tác trong không gian vật chất thực/ảo và đa chiều

- Là việc ảnh hưởng đến sự phát triển về mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế – xã hội và con người trong một vài thập kỉ tới của TK.21, cụ thể là các công nghệ như: Internet vạn vật (Internet of Things – IoT); dữ liệu lớn và khoa học dữ liệu (Big data/Data science); điện toán đám mây (Cloud computing); Robot và máy móc thông minh (Robotics); trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ thông minh và thiết bị thông minh (Smart technology/smart devices).

Câu 2: Năm mô tả về một xu hướng được liệt kê bên dưới. Bạn hãy chọn 3 mô tả đúng về xu hướng đó.

Là việc học tập trong thời đại kỹ thuật số, và đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Mục tiêu của giáo dục thông minh là “nuôi dưỡng” những “người học thông minh” để đáp ứng nhu cầu công việc và cuộc sống ở thế kỷ 21

Là mô hình tích hợp toàn diện công nghệ, khả năng tiếp cận và kết nối mọi thứ qua Internet bất cứ lúc nào và ở đâu. Trong đó, thành phần công nghệ là các nền tảng/hệ thống, phương tiện, công cụ thiết bị kỹ thuật số, nguồn tài nguyên số, học liệu điện tử các loại để đáp ứng nhu cầu dạy học và giáo dục thông minh

Là một môi trường trong đó công nghệ giáo dục và các nguồn lực khác cùng tương tác, phối hợp để phát triển năng lực, phẩm chất cho người học. Mỗi thành phần trong hệ thống đều tương tác và góp phần mang lại lợi ích tối đa cho học sinh và học sinh sử dụng các nguồn lực này để đạt được mục tiêu học tập

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm nội dung 2

Câu 1. Theo tài liệu đọc, các hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên trong và ngoài lớp học được phân chia thành bốn dạng, đó là:

  • Quản lí lớp học và phản hồi về người học – Thiết kế và biên tập nội dung dạy học – Tổ chức và triển khai hoạt động dạy học – Kiểm tra,
  • đánh giá kết quả học tập của học sinh
  • Tổ chức và triển khai hoạt động dạy học – Thiết kế và biên tập nội dung dạy học – Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh – Quản lí lớp học và phản hồi về người học.
  • Thiết kế và biên tập nội dung dạy học – Tổ chức và triển khai hoạt động dạy học – Kiểm tra, đánh giả kết quả học tập của học sinh – Quản lí lớp học và phản hồi về người học.
  • Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh – Thiết kế và biên tập nội dung dạy học – Tổ chức và triển khai hoạt động dạy học – Quản lí lớp học và phản hồi về người học.

Câu 2. Theo tài liệu đọc, học liệu số bao gồm:

  • Máy tính và thiết bị liên quan
  • Video, phim ảnh
  • Giáo trình điện tử
  • Các trang web được phát triển cho việc chia sẻ nguồn học liệu

Câu 3. Ứng dụng CNTT nào sau đây được dùng để hỗ trợ thiết kế và biên tập nội dung dạy học?

  • PowerPoint.
  • Gmail.
  • Class Dojo.
  • Google Drive.

Câu 4. Để tổ chức cho học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến, giáo viên sẽ dùng phần mềm nào dưới đây là phù hợp nhất?

  • Kahoot.
  • Microsoft PowerPoint.
  • Microsoft Word.
  • Video Editor.

Câu 5. Muốn thiết kế một video clip (thời lượng khoảng 2~3 phút) để giới thiệu về phần cứng, phần mềm máy tính ở dạng hình ảnh minh hoạ, giáo viên Ngân có thể sử dụng phần mềm nào dưới đây?

  • Video Editor.
  • Microsoft Word.
  • Class Dojo.
  • Paint.

Câu 6. GV sử dụng loa (speaker) để phát một bài hát trong chủ đề học tập/bài dạy trên lớp. GV đó đã sử dụng:

  • Nguồn học liệu số.
  • Đào tạo điện tử (e-Learning).
  • Thiết bị công nghệ.
  • Đồ dùng dạy học.

Câu 7. Hãy chọn ra thiết bị công nghệ hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục?

  • Google Classroom.
  • Kahoot.
  • Activinspire.
  • Projector.

Câu 8. Giáo viên sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint để xây dựng bài giảng “Sử dụng trình chiếu cơ bản” cho môn Tin học, tiểu học. PowerPoint thuộc nhóm công cụ, phần mềm nào dưới đầy?

  • Nhóm công cụ phần mềm hỗ trợ dạy học
  • Nhóm công cụ phần mềm phát triển nội dung
  • Nhóm công cụ phần mềm mạng xã hội
  • Nhóm công cụ phần mềm hỗ trợ cá nhân

Câu 9. Giáo viên xây dựng tài liệu đọc để hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm Rapid typing – gõ phim – môn Tin học cho học sinh lớp 3 bằng phần mềm Word. Giáo viên đang thực hiện:

  • Thiết kế và biên tập nội dung dạy học.
  • Tổ chức và triển khai hoạt động dạy học.
  • Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
  • Quản lí lớp học và phản hồi về người học.

Câu 10. Giáo viên sử dụng công cụ Kahoot tổ chức trò chơi trắc nghiệm cuối buổi học bài “Sử dụng trình chiếu cơ bản” – môn Tin học cho học sinh lớp 3. Giáo viên đang thực hiện:

  • Thiết kế và biên tập nội dung dạy học.
  • Tổ chức và triển khai hoạt động dạy học.
  • Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
  • Quản lí lớp học và phản hồi về người học.

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm nội dung 3

Câu 1. Đâu là tiêu chi lựa chọn và sử dụng thiết bị công nghệ, phần mềm:

  • Khả năng quản lí thiết bị, phần mềm và khả năng triển khai chủng khi khai thác, sử dụng.
  • Phù hợp với chương trình và nhu cầu người học.
  • Tinh khoa học, tính chính xác của thiết bị, phần mềm.
  • Chức năng của thiết bị, phần mềm là phù hợp, tương thích và khả năng linh hoạt cao.

Câu 2. Kho bài giảng e-leanning của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại địa chỉ chính thức là:

  • https://elearning.edu.vn
  • https://elearning.moet.gov.edu.vn
  • https://learning.moet.edu.vn
  • https://elearning.moet.edu.vn

Câu 3. Đâu là phần mềm, hệ thống dùng cho môn Tin học:

  • Tynker.
  • Microsoft Visio.
  • Crocodile Physics.
  • Scratch.

Câu 4. Các bước thiết kế chủ đề học tập/bài dạy có ứng dụng CNTT bao gồm mấy bước?

  • 5 bước
  • 4 bước,
  • 3 bước,
  • 6 bước.

Câu 4

Câu 6. Giai đoạn “Giáo viên chuẩn bị sẵn các học liệu số đã có hoặc xây dựng các học liệu số để hỗ trợ bài dạy như phiếu học tập, phiếu giao nhiệm vụ, công cụ kiểm tra đánh giá, bài trình chiếu đa phương tiện, bài giảng (dạng văn bản), video, sản phẩm mô phỏng.” thuộc bước thứ mấy trong bước thiết kế chủ đề học tập/bài dạy có ứng dụng CNTT.

  • Xác định mạch nội dung, chuỗi các hoạt động học và thời lượng tương ứng
  • Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề/bài dạy
  • Rà soát, chỉnh sửa, hoàn thiện kế hoạch bài dạy.
  • Xác định hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học; phương án kiểm tra đánh giá
  • Thiết kế các hoạt động học cụ thể

Câu 7. Đối với học sinh khối Tiểu học, giáo viên có thể dạy học trực tuyến thông qua?

  • Facebook của phụ huynh
  • Youtube Kids
  • OneNote
  • Video Editor

Câu 8. Với yêu cầu cần đạt “Thực hành được thao tác mở chương trình ứng dụng PowerPoint bằng cách nhấp chuột.” (Tin học – Lớp 3). Giáo viên có thể sử dụng hình thức dạy học nào sau đây:

  • Học theo mô hình kết hợp: trực tiếp và trực tuyến.
  • Học với sự trợ giúp của máy tính (và Internet).
  • Yêu cầu học sinh nộp sản phẩm “bài trình chiếu giới thiệu về bản thân” qua Microsoft Teams.
  • Học từ xa trong môi trường học ảo – VLE.

Câu 9. Với yêu cầu cần đạt “Thao tác một số chức năng cơ bản với phần mềm trình chiếu” (Tin học – Lớp 3). Trong tình hình giản cách xã hội vi dịch Covid-19, giáo viên có thể sử dụng phương án ứng dụng Công nghệ thông tin nào sau đây:

  • Dạy học thông qua Google Meet.
  • Dạy học thông qua Microsoft Teams.
  • Dạy học thông qua Kahoot.
  • Dạy học thông qua Youtube Kids.

Câu 10. Với yêu cầu cần đạt “Thao tác một số chức năng cơ bản với phần mềm trình chiếu” (Tin học – Lớp 3). Giáo viên có thể ứng dụng CNTT trong hình thức Học theo mô hình kết hợp: trực tiếp và trực tuyến:

  • Yêu cầu học sinh nhớ phụ huynh nộp sản phẩm bài trình chiếu “Giới thiệu về bản thân” qua Gmail đến giáo viên.
  • Yêu cầu học sinh làm bài tập trắc nghiệm trực tuyến tại lớp thông qua Kahoot.
  • Yêu cầu học sinh nộp sản phẩm “bài trình chiếu giới thiệu về bản thân” qua https://medium.com/
  • Yêu cầu học sinh nộp sản phẩm “bài trình chiếu giới thiệu về bản thân” qua Google Classroom.

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm nội dung 4

Câu 1. Việc xây dựng kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học, giáo dục và quản lí học sinh ở trường phổ thông bao gồm những nội dung cơ bản nào

  • Tạo lập kế hoạch tự học (1) và kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp (2).
  • Triển khai, thực hiện kế hoạch tự học (1) và kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp (2).
  • Tạo lập kế hoạch tự học và hưởng dẫn đồng nghiệp (1); và triển khai, thực hiện các kế hoạch (2).
  • Triển khai, thực hiện kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng nghiệp (1); và phản hồi, đánh giá kết quả học tập của đồng nghiệp (2).

Câu 2. Hỗ trợ gián tiếp là giáo viên cốt cán sẽ thông qua máy tính và Internet để hướng dẫn đồng nghiệp. Để triển khai và thực hiện kế hoạch hướng dẫn, giáo viên cốt cán có thể dùng:

  • Mô hình 1-n là mô hình thường được tổ chức định kì, thường xuyên ở hình thức tập huấn trực tiếp tại lớp học.
  • Mô hình 1-n là mô hình “một kèm nhiều”, đây là dạng hỗ trợ thông dụng trong các tổ bộ môn, khoa/phỏng khi muốn tập huấn bồi dưỡng nội bộ.
  • Mô hình 1-1 là mô hình “một kèm một” hay là “cặp đôi”, đây là dạng hỗ trợ thưởng được áp dụng trong môi trường dạy nghề chuyên nghiệp mặc dù khó khả thi.
  • Mô hình 1–1 là mô hình mà người hướng dẫn và người được hướng dẫn giống như một “cặp đôi” để cùng làm việc, chia sẻ và hướng dẫn trực tiếp gián tiếp về mọi mặt.

Câu 3. Có thể hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học, giáo dục và quản lí học sinh ở trường phổ thông thông qua:

  • Hỗ trợ với mô hình 1-1 hay 1-n.
  • Hỗ trợ ở dạng trực tiếp lẫn gián tiếp.
  • Hỗ trợ trực tiếp với mô hình 1-1, 1-n.
  • Hỗ trợ gián tiếp với mô hình 1-1, 1-n.

Câu 4. Cô Đào là tổ trưởng của một Khối lớp ở một trường phổ thông. Cô vừa thực hiện thành công 1 dự án liên môn giúp học sinh tìm hiểu về hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề của địa phương. Cô muốn chia sẻ ý tưởng và hỗ trợ đồng nghiệp về dự án của mình. Để khảo sát về hiện trạng và nhu cầu bồi dưỡng, tập huấn nội bộ phục vụ cho việc hướng dẫn đồng nghiệp, theo Thầy/Cô phần mềm nào dưới đây có thể hỗ trợ phù hợp nhất cho cô Đào?

  • Microsoft Word
  • Google Forms
  • Google Classroom
  • Microsoft Teams

Câu 5. Cô Đào là tổ trưởng của một Khối lớp ở một trường phổ thông. Cô vừa thực hiện thành công 1 dự án liên môn giúp học sinh tìm hiểu về hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề của địa phương. Cô muốn chia sẻ ý tưởng và hỗ trợ đồng nghiệp về dự án của mình. Do tình hình dịch bệnh Covid-19, nhà trường dạy học trực tuyến, theo Thầy/Cô phần mềm nào dưới đây có thể hỗ trợ phù hợp nhất cho cô Đào?

  • Google Classroom
  • Microsoft Teams
  • Microsoft Word
  • Google Forms

Câu 6. Các hình thức hỗ trợ đồng nghiệp thông qua việc tổ chức:

  • Khoả bồi dưỡng tập trung.
  • Bồi dưỡng qua mạng; sinh hoạt tổ chuyên môn; và mô hình hướng dẫn đồng nghiệp.
  • Tự học và chia sẻ đồng nghiệp.
  • Sinh hoạt tổ chuyên môn.

Câu 7. Sự hiểu biết của giáo viên về công nghệ ở mức độ “sử dụng thường xuyên” được mô tả trong bảng tiêu chí tự đánh giá năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên, đó là:

  • Giáo viên liên tục có những thử nghiệm với công nghệ mới.
  • Giáo viên khai thác, sử dụng thuần thục được với công nghệ, có khả năng linh hoạt trong sử dụng.
  • Giáo viên thành công trong việc sử dụng công nghệ ở mức độ căn bản.
  • Giáo viên bắt đầu có sự tìm hiểu và thử nghiệm những công nghệ mới.
Chia sẻ bởi: 👨 Thảo Nhi
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm