Đáp án trắc nghiệm Mô đun 9 môn Hoạt động trải nghiệm Tiểu học Đáp án trắc nghiệm môn HĐTN Module 9 (Đủ 4 nội dung)

Đáp án trắc nghiệm Mô đun 9 môn Hoạt động trải nghiệm Tiểu học mang tới đầy đủ các câu trả lời của phần Tổng quan, Nội dung 1, Nội dung 2, Nội dung 3 và Nội dung 4 cho thầy cô tham khảo để nhanh chóng hoàn thiện bài tập cuối khóa tập huấn Mô đun 9 của mình.

Với đáp án trọn bộ 4 nội dung, thầy cô dễ dàng hoàn thiện bài tập cuối khóa Mô đun 9 của mình thật tốt. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và xã hội tập huấn Mô đun 9 Tiểu học. Chi tiết mời thầy cô tham khảo bài viết:

Câu hỏi tổng quan Mô đun 9

Câu 1. Chọn phương án đúng. Hoạt động chăm sóc gia đình thuộc mạch nội dung nào trong chương trình Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học?

  1. Hoạt động hướng đến xã hội
  2. Hoạt động hướng nghiệp
  3. Hoạt động hướng vào bản thân
  4. Hoạt động hướng đến tự nhiên

Câu 2. Chọn đáp án đúng nhất: Tên gọi nào sau đây KHÔNG phải là tên của loại hình hoạt động trải nghiệm ở trường ở trường tiểu học?

  1. Sinh hoạt lớp
  2. Hoạt động câu lạc bộ
  3. Hoạt động giáo dục kĩ năng sống
  4. Sinh hoạt dưới cờ

Câu 3. Hãy nối thứ tự các bước trong quy trình tổ chức dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong một chủ đề.

Câu trả lời: Khởi động. Khám phá. Luyện tập. Vận dụng, mở rộng

Câu 4. Chọn đáp án đúng nhất: Phương pháp lao động công ích thuộc phương thức tổ chức Hoạt động trải nghiệm nào?

  1. Thể nghiệm, tương tác
  2. Nghiên cứu
  3. Cống hiến
  4. Khám phá

Câu 5. Chọn đáp án đúng nhất: Phát biểu “Hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn học sinh và mang lại hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho học sinh. Hình thức này mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập thể tích cực hoạt động để vươn lên đạt được mục tiêu mong muốn thông qua việc tìm ra người/đội thắng cuộc” là phát biểu về phương pháp tổ chức nào dưới đây?

  1. Sân khấu tương tác
  2. Giao lưu
  3. Hội thi
  4. Sắm vai

Câu 6. Chọn đáp án đúng nhất: Đánh giá để cải tiến học tập thường diễn ra vào:

  1. Trong và sau khi dạy
  2. Trước, trong và sau khi dạy
  3. Trước và sau khi dạy
  4. Trước và trong khi dạy

Câu 7. Chọn đáp án đúng nhất: Chủ đề trải nghiệm trong đó, có mục tiêu yêu cầu HS nêu được ý nghĩa của cảm xúc khi thực hiện hành vi lịch sự và thể hiện được hành vi yêu thương với bạn bè là chủ đề thuộc mạch nội dung hướng vào:

  1. Tự nhiên
  2. Hướng nghiệp
  3. Xã hội
  4. Bản thân

Câu 8. Chọn đáp án đúng nhất: Trong một chủ đề hoạt động trải nghiệm, học sinh được yêu cầu phải tạo ra được các sản phẩm từ vật liệu tái chế (theo nhóm) và biểu diễn được trang phục từ vật liệu tái chế do nhóm tạo. Trong trường hợp này, phương pháp giáo dục nào nên được giáo viên sử dụng nhằm lôi cuốn được sự tham gia của học sinh, tạo động lực để các nhóm cùng phấn đấu, thi đua với nhau?

  1. Hoạt động giao lưu
  2. Diễn đàn
  3. Hội thi
  4. Hoạt động chiến dịch

Câu 9. Chọn đáp án đúng nhất : Trong một chủ đề hoạt động trải nghiệm gắn với mạch nội dung hoạt động hướng đến gia đình, giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ nhóm đôi để kể được những việc làm thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chia sẻ tình cảm đối với người thân; và thể hiện được các cảm xúc tích cực khi giúp đỡ người thân. Giáo viên nên sử dụng phương pháp đánh giá nào để có thể đánh giá phần trình bày của các nhóm đôi một cách phù hợp nhất?

  1. Vấn đáp
  2. Thảo luận nhóm đôi
  3. Đánh giá qua hồ sơ hoạt động
  4. Kiểm tra viết

Câu 10. Chọn đáp án đúng nhất: Trong một chủ đề trải nghiệm ở lớp 5, giáo viên tổ chức các hoạt động nhằm giúp học sinh thực hiện được việc quyên góp tiền, hiện vật, tinh thần. Để thu thập được thông tin về kết quả hoạt động này của học sinh một cách tối ưu nhất, giáo viên nên sử dụng phương pháp đánh giá nào?

  1. Vấn đáp
  2. Kiểm tra viết
  3. Đánh giá qua sản phẩm hoạt động
  4. Quan sát

Đáp án câu hỏi nội dung 1 Module 9

Câu 1. Các hình thức dạy học có ứng dụng CNTT phổ biến hiện nay là:

  1. Dạy học trên lớp với sự trợ giúp của máy tính và internet; Dạy học kết hợp trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp; Dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp.
  2. Dạy học giáp mặt (Face to Face), dạy học trực tuyến; dạy học hỗn hợp, E-learning.
  3. Dạy học kết hợp B-Learning, dạy học trực tuyến E-Learning.
  4. Dạy học trực tiếp; dạy học trực tuyến; dạy học từ xa; dạy học kết hợp.

Câu 2. Các phương án nào sau đây là yêu cầu đối với việc ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học môn học/hoạt động giáo dục?

  1. Đảm bảo tính sư phạm.
  2. Đảm bảo tính pháp lí.
  3. Đảm bảo tính thực tiễn.
  4. Đảm bảo tính khoa học.

Câu 3. Điền vào chỗ trống: …………………..….. là kết quả của sự kết hợp từ ba lĩnh vực cơ bản là nội dung chuyên môn, phương pháp sư phạm và ứng dụng công nghệ nhằm tạo chất lượng cao cho việc giảng dạy của giáo viên với công nghệ trong giáo dục.

  1. Mô hình TPACK.
  2. Mô hình B-Learning.
  3. Mô hình ADDIE.
  4. Mô hình STEM.

Câu 4. Đặc điểm của lớp học đảo ngược là:

  1. Tại lớp học, giáo viên hướng dẫn và điều hành các hoạt động học tập để học sinh phát triển nhận thức ở mức độ thấp.
  2. Tại lớp học, học sinh được dành thời gian để khám phá những chủ đề ở mức sâu hơn và cơ hội học tập thú vị định hướng ứng dụng.
  3. Tại lớp học, học sinh đóng vai trò chủ động trong các cuộc trao đổi thảo luận nhóm hoặc toàn lớp theo định hướng và nhu cầu cá nhân.
  4. Tại lớp học, giáo viên hướng dẫn và điều hành các hoạt động giải đáp những vướng mắc, khó khăn đối với nhiệm vụ học tập.

Câu 5. Điền vào chỗ trống: ………………………….. là tập hợp các phương tiện điện tử phục vụ dạy và học, gồm: Giáo trình điện tử, sách giáo khoa điện tử, tài liệu tham khảo điện tử, bài kiểm tra đánh giá điện tử, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử, phần mềm dạy học, thí nghiệm mô phỏng và các học liệu được số hóa khác.

  1. Học liệu số.
  2. Phần mềm.
  3. Tài liệu số.
  4. Thiết bị công nghệ.

Đáp án câu hỏi nội dung 2 Module 9

Câu 1. Ứng dụng công nghệ thông tin có thể hỗ trợ các hoạt động thông thường của giáo viên, bao gồm:

  1. Quản lí lớp học và phản hồi về người học, thiết kế và biên tập bài trình chiếu, tổ chức và triển khai hoạt động dạy.
  2. Tổ chức và triển khai hoạt động tư vấn, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, Quản lí lớp học và phản hồi về người học.
  3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, thiết kế và biên tập nội dung dạy học, quản lí công việc của phụ huynh và học sinh.
  4. Thiết kế, biên tập học liệu số và trình diễn; kiểm tra đánh giá, tổ chức dạy học, quản lí lớp học và hỗ trợ học sinh.

 Câu 2. Các phương án nào sau đây là tên gọi của học liệu số?

  1. Máy tính và thiết bị liên quan
  2. Video, phim ảnh
  3. Trang web
  4. Giáo trình điện tử

 Câu 3. Để tổ chức cho học sinh học tập trực tuyến theo thời gian thực trong một không gian làm việc ảo, giáo viên có thể sử dụng công cụ nào dưới đây?

  1. Padlet.
  2. Microsoft PowerPoint.
  3. Microsoft Word.
  4. Google Meet.

Câu 4. GV sử dụng loa để phát một bài hát trong chủ đề học tập/bài dạy trên lớp. Như vậy, GV đã sử dụng:

  1. nguồn dữ liệu.
  2. đào tạo điện tử (e-Learning).
  3. thiết bị công nghệ.
  4. học liệu số.

 Câu 5. Giáo viên sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint để xây dựng bài giảng cho các chủ đề hoạt động trải nghiệm theo Chương trình Hoạt động trải nghiệm 2018, lớp 2. Trong trường hợp này, Microsoft PowerPoint thuộc nhóm công cụ, phần mềm:

  1. Hỗ trợ dạy học trực tuyến.
  2. Thiết kế, biên tập học liệu số và trình diễn.
  3. Hỗ trợ quản lí lớp học, hỗ trợ học sinh.
  4. Hỗ trợ kiểm tra, đánh giá.

 Câu 6. Theo tài liệu đọc, Padlet là phần mềm hỗ trợ:

  1. Quản lí lớp học và hỗ trợ học sinh
  2. Kiểm tra, đánh giá
  3. Dạy học trực tuyến
  4. Thiết kế, biên tập học liệu số và trình diễn

 Câu 7. Với yêu cầu cần đạt “Nhận diện được vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên ở địa phương” (Chương trình Hoạt động trải nghiệm 2018, lớp 3), học liệu số nên được ưu tiên sử dụng là:

  1. video giới thiệu về các làng nghề truyền thống của địa phương.
  2. tranh ảnh giấy giới thiệu về vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.
  3. sách giáo khoa có các hình ảnh giới thiệu về vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.
  4. hình ảnh, video giới thiệu về vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

Câu 8. Nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt “Nhận biết được những nguyên nhân gây hỏa hoạn để phòng chống và biết cách thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn” (Hoạt động trải nghiệm, lớp 5), giáo viên có thể sử dụng phần mềm nào dưới đây để thiết kế một video clip minh họa?

  1. Video Editor
  2. Zalo
  3. Youtube
  4. Microsoft Word

Câu 9. Trong quá trình dạy học trực tuyến, giáo viên có thể sử dụng công cụ, phần mềm nào để thường xuyên gửi các thông tin, nhiệm vụ học tập cho học sinh:

  1. Video Editor
  2. Zalo
  3. Youtube
  4. Microsoft Word

 Câu 10. Trong quá trình dạy học trực tuyến trực tiếp, giáo viên có thể sử dụng công cụ, phần mềm nào để kiểm tra, đánh giá mức độ đạt được các yêu cầu cần đạt của học sinh:

  1. Video Editor
  2. Zalo
  3. Kahoot
  4. Microsoft Powerpoint

Đáp án câu hỏi nội dung 3 Module 9

Câu 1. Để tổ chức một tiết hoạt động trải nghiệm nhằm giới thiệu cho học sinh một số cảnh quan thiên nhiên ở Việt Nam bằng phương thức khám phá mà không cần phải đưa học sinh đi đến trực tiếp các địa danh, giáo viên có thể sử dụng phần mềm thực tế ảo có tên gọi là:

  1. Padlet.
  2. Google Meet.
  3. Video Editor.
  4. Quiver.

Câu 2. Theo tài liệu đọc, các cơ sở để lựa chọn hình thức giáo dục có ứng dụng CNTT đối với chủ đề, hoạt động học trong tiến trình giáo dục chủ đề là:

  1. Căn cứ pháp lí; bối cảnh giáo dục cụ thể; và đặc điểm của việc triển khai mỗi hình thức dạy học.
  2. Căn cứ pháp lí; bối cảnh giáo dục cụ thể; năng lực của HS.
  3. Đặc điểm tự nhiên của địa phương; sở thích học tập của HS; và yêu cầu cần đạt.
  4. Đặc điểm tự nhiên của địa phương; điều kiện dạy và học, năng lực CNTT của GV và HS; mục tiêu giáo dục.

Câu 3. 3 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học, giáo dục là:

  1. học sinh, giáo viên và nhà trường.
  2. học sinh, giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất.
  3. học sinh, giáo viên và nhận thức về việc ứng dụng CNTT trong dạy học.
  4. học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh.

Câu 4. Hãy sắp xếp theo thứ tự đúng: Qui trình thiết kế kế hoạch chủ đề/bài dạy có ứng dụng CNTT là:

Câu trả lời

1 Xác định mục tiêu giáo dục của chủ đề/bài dạy
2 Xác định mạch nội dung, chuỗi các hoạt động học và thời lượng tương ứng
3 Xác định phương thức, phương pháp giáo dục; phương án kiểm tra đánh giá
4 Thiết kế các hoạt động giáo dục cụ thể
5 Rà soát, chỉnh sửa, hoàn thiện kế hoạch chủ đề/bài dạy

Câu 5. Phần mềm nào dưới đây có thể sử dụng để tổ chức hoạt động học theo hình thức giáo dục trực tuyến trực tiếp:

  1. Microsoft Word.
  2. X-Mind.
  3. Microsoft PowerPoint
  4. Google Meet.

Câu 6. GV có thể sử dụng phần mềm nào để lưu trữ sản phẩm học tập của HS:

  1. Microsoft PowerPoint.
  2. Microsoft Word.
  3. Google Drive.
  4. Video Editor.

Câu 7. Ba hình thức đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin được sử dụng phổ biến là:

  1. Dạy học trên lớp với sự trợ giúp của máy tính, học theo mô hình kết hợp và học từ xa hoàn toàn.
  2. Dạy học với bài trình chiếu, dạy học qua lớp học ảo, dạy học kết hợp.
  3. Dạy học trực tiếp, dạy học trực tuyến đồng bộ và dạy học trực tuyến không đồng bộ.
  4. Dạy học trực tiếp, dạy học trực tuyến và mô hình lớp học đảo ngược.

Câu 8. Trong tình hình giãn cách xã hội vì dịch Covid-19, giáo viên sử dụng phương án giáo dục trực tuyến trực tiếp thông qua Google Meet nhằm giúp HS đạt được yêu cầu “Nhận diện được khả năng điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản” (Chương trình Hoạt động trải nghiệm – Lớp 4). Giáo viên có thể sử dụng phần mềm nào dưới đây để kiểm tra được mức độ nhận diện được khả năng điều chỉnh cảm xúc của học sinh:

  1. Microsoft PowerPoint
  2. ActivInspire
  3. Kahoot
  4. Zalo

Câu 9. Với yêu cầu cần đạt “Đề xuất được những cách làm cụ thể để nuôi dưỡng, giữ gìn tình bạn, tình thầy trò” (Chương trình Hoạt động trải nghiệm – Lớp 5), GV có thể sử dụng công cụ, phần mềm nào dưới đây để học sinh có thể đưa ra câu trả lời đồng thời, đưa ra các nhận xét cho câu trả lời của các bạn khác trong lớp trong giờ học trực tuyến trực tiếp:

  1. Zalo
  2. ActivInspire
  3. Kahoot
  4. Padlet

Câu 10. GV có thể sử dụng phần mềm nào dưới đây để giao nhiệm vụ, triển khai các hoạt động trực tuyến ở nhà cho HS?

  1. Zalo
  2. Kahoot
  3. Padlet
  4. ActivInspire

Đáp án câu hỏi nội dung 4 Module 9

Câu 1. Việc lập kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp có quy trình gồm 5 bước, trong đó, bước “xác định mục tiêu và các nội dung bồi dưỡng, hỗ trợ chuyên môn” là bước thứ:

2

Câu 2. Sự hiểu biết của giáo viên về công nghệ ở mức độ “sử dụng thường xuyên” được mô tả trong bảng tiêu chí tự đánh giá năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên, đó là:

  1. Giáo viên thành công trong việc sử dụng công nghệ ở mức độ căn bản.
  2. Giáo viên liên tục có những thử nghiệm với công nghệ mới.
  3. Giáo viên bắt đầu có sự tìm hiểu và thử nghiệm những công nghệ mới.
  4. Giáo viên khai thác, sử dụng thuần thục được với công nghệ, có khả năng linh hoạt trong sử dụng.

Câu 3. Việc xây dựng kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học, giáo dục và quản lí học sinh ở trường phổ thông bao gồm những nội dung cơ bản nào?

  1. Tạo lập kế hoạch tự học (1) và kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp (2).
  2. Triển khai, thực hiện kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng nghiệp (1); và phản hồi, đánh giá kết quả học tập của đồng nghiệp (2).
  3. Triển khai, thực hiện kế hoạch tự học (1) và kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp (2).
  4. Tạo lập kế hoạch tự học và hướng dẫn đồng nghiệp (1); và triển khai, thực hiện các kế hoạch (2).

Câu 4. Giáo viên cốt cán có thể triển khai và thực hiện kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp gián tiếp thông qua máy tính và Internet bằng các mô hình:

  1. Mô hình 1-1 là mô hình “một kèm một” hay là “cặp đôi”, đây là dạng hỗ trợ thường được áp dụng trong môi trường dạy nghề chuyên nghiệp mặc dù khó khả thi.
  2. Mô hình 1-n là mô hình thường được tổ chức định kì, thường xuyên ở hình thức tập huấn trực tiếp tại lớp học.
  3. Mô hình 1-1 là mô hình mà người hướng dẫn và người được hướng dẫn giống như một “cặp đôi” để cùng làm việc, chia sẻ và hướng dẫn trực tiếp/gián tiếp về mọi mặt.
  4. Mô hình 1-n là mô hình “một kèm nhiều”, đây là dạng hỗ trợ thông dụng trong các tổ bộ môn, khoa/phòng khi muốn tập huấn bồi dưỡng nội bộ.

Câu 5. Thầy Minh là khối trưởng của khối 3 ở một trường tiểu học. Trước khi vào năm học, thầy Minh muốn tổ chức một buổi sinh hoạt chuyên môn cho các giáo viên chủ nhiệm khối 3 để trao đổi về các nội dung cần thực hiện để xây dựng kế hoạch giáo dục hoạt động trải nghiệm cho khối 3. Theo Thầy/Cô, thầy Minh có thể sử dụng phần mềm nào dưới đây để tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn này trong bối cảnh giãn cách xã hội vì Covid 19?

  1. ActivInspire
  2. Microsoft PowerPoint
  3. Kahoot
  4. Google Meet
Chia sẻ bởi: 👨 Tử Đinh Hương
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 606
  • Lượt xem: 38.864
  • Dung lượng: 132,6 KB
Sắp xếp theo