Ngân hàng câu hỏi Mô đun 4 môn Đạo đức Tiểu học Đáp án 20 câu trắc nghiệm môn Đạo đức

Ngân hàng câu hỏi Mô đun 4 môn Đạo đức Tiểu học giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 20 câu hỏi trắc nghiệm môn Đạo đức, để nhanh chóng hoàn thiện bài tập cuối khóa Mô đun 4 của mình.

Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, cùng Kế hoạch bài dạy Mô đun 4 các môn để hoàn thiện khóa tập huấn Mô đun 4 của mình đạt kết quả cao. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Bài tập cuối khóa Mô đun 4 môn Đạo đức

Câu 1. Mục tiêu môn Đạo đức được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông như thế nào?

A. Hình thành, phát triển ở học sinh những hiểu biết ban đầu về chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật, những thái độ và kỹ năng, hành vi tích cực.

B. Hình thành, phát triển ở học sinh những hiểu biết ban đầu về chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật, những thái độ, tình cảm và kỹ năng, hành vi tích cực.

C. Hình thành, phát triển ở học sinh những hiểu biết ban đầu về chuẩn mực hành vi đạo đức, những thái độ, tình cảm và kỹ năng, hành vi tích cực

Câu 2. Chương trình giáo dục phổ thông quy định như thế nào đối với phẩm chất, năng lực và yêu cầu cần đạt của môn Đạo đức?

A. Các phẩm chất, năng lực và yêu cầu cần đạt của môn Đạo đức do các phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của Chương trình giáo dục phổ thông quy định, cụ thể hoá những yêu cầu cần đạt này.

B. Các phẩm chất, năng lực và yêu cầu cần đạt của môn Đạo đức do các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung của Chương trình giáo dục phổ thông quy định, cụ thể hoá những yêu cầu cần đạt này.

C. Các phẩm chất, năng lực và yêu cầu cần đạt của môn Đạo đức do các phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của Chương trình giáo dục phổ thông quy định.

Câu 3. Chương trình giáo dục phổ thông quy định như thế nào đối với nội dung môn Đạo đức?

A. Chương trình giáo dục phổ thông quy định nội dung khái quát và nội dung cụ thể môn Đạo đức cùng với yêu cầu cần đạt tương ứng từng nội dung cụ thể.

B. Chương trình giáo dục phổ thông chỉ đưa ra định hướng chung và nội dung khái quát đối với môn Đạo đức.

C. Chương trình giáo dục phổ thông đưa ra nội dung chi tiết môn Đạo đức.

Câu 4. Chương trình giáo dục phổ thông quy định như thế nào đối với phương pháp dạy học môn Đạo đức?

A. Chú trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh; chỉ vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại; tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù của môn học.

B. Chú trọng hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh; kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại; tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù của môn học.

C. Chú trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh; kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại; tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù của môn học.

Câu 5. Chương trình giáo dục phổ thông quy định như thế nào về người đánh giá trong đánh giá kết quả dạy học môn Đạo đức?

A. Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của phụ huynh học sinh.

B. Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh, đánh giá của phụ huynh học sinh và đánh giá của cộng đồng.

C. Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của phụ huynh học sinh và đánh giá của cộng đồng.

Câu 6. Dạy học môn Đạo đức phụ thuộc vào những yếu tố cơ bản nào?

A. Chương trình môn Đạo đức, khả năng của học sinh, điều kiện thực hiện của nhà trường, lớp.

B. Chương trình môn Đạo đức, khả năng của học sinh, đặc điểm và điều kiện thực hiện của nhà trường, lớp, đặc điểm riêng của từng địa phương.

C. Chương trình môn Đạo đức, khả năng của học sinh, đặc điểm riêng của từng địa phương, từng trường, từng lớp.

Câu 7. Kế hoạch dạy học môn Đạo đức cần thể hiện được những yếu tố cơ bản nào?

A. Mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, đánh giá, thời gian thực hiện.

B. Mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, đánh giá, thời gian thực hiện.

C. Mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, thời gian thực hiện.

Câu 8. Trong quá trình xây dựng kế hoạch dạy học môn Đạo đức, giáo viên tương tác với những yếu tố nào?

A. Chương trình môn học, học sinh, tài liệu tham khảo, các điều kiện thực hiện, thực tiễn cuộc sống xung quanh.

B. Chương trình môn học, đồng nghiệp, học sinh, tài liệu tham khảo, các điều kiện thực hiện.

C. Chương trình môn học, đồng nghiệp, học sinh, tài liệu tham khảo, các điều kiện thực hiện, thực tiễn cuộc sống xung quanh.

Câu 9. Việc xây dựng kế hoạch dạy học môn Đạo đức có những ý nghĩa gì trong việc thực hiện chương trình môn Đạo đức?

A. Định hướng nhà trường, giáo viên tổ chức dạy học môn Đạo đức; đánh giá chất lượng, hiệu quả giáo dục môn Đạo đức; tạo điều kiện cho quản lý giáo dục kiểm tra, giám sát, hỗ trợ giáo viên thực hiện chương trình môn Đạo đức.

B. Định hướng nhà trường, giáo viên tổ chức dạy học môn Đạo đức; góp phần bảo đảm chất lượng, hiệu quả giáo dục môn Đạo đức; tạo điều kiện cho phụ huynh học sinh nắm bắt được việc giáo viên thực hiện chương trình môn Đạo đức.

C. Định hướng nhà trường, giáo viên tổ chức dạy học môn Đạo đức; góp phần bảo đảm chất lượng hiệu quả giáo dục môn Đạo đức; tạo điều kiện quản lý, giáo dục kiểm tra, giám sát hỗ trợ giáo viên thực hiện chương trình môn Đạo đức.

Câu 10. Việc xây dựng kế hoạch dạy học môn Đạo đức cần tuân theo những nguyên tắc nào?

A. Tôn trọng chương trình giáo dục; bảo đảm tính vừa sức với học sinh; bảo đảm sự thống nhất giữa các giáo viên cùng khối lớp.

B. Tôn trọng chương trình giáo dục; bảo đảm tính khả thi; bảo đảm tính vừa sức với học sinh.

C. Tôn trọng chương trình giáo dục; bảo đảm tính khả thi; bảo đảm tính vừa sức với học sinh; bảo đảm sự thống nhất giữa các giáo viên cùng khối lớp.

Câu 11. Giáo viên có vai trò như thể nào trong việc thực hiện kế hoạch dạy học dục môn Đạo đức?

A. Tự giác xây dựng kế hoạch dạy học môn Đạo đức phù hợp với lớp minh; điều chỉnh những chi tiết không phù hợp với học sinh lớp mình, điều kiện thực hiện trong quá trình thực hiện.

B. Đóng góp ý kiến, góp phần hoàn thiện bản kế hoạch dạy học môn Đạo đức; xây dựng kế hoạch dạy học môn Đạo đức phù hợp với lớp của minh; điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với lớp mình trong quá trình thực hiện.

C. Phối hợp với các giáo viên trong khối xây dựng bản kế hoạch dạy học môn Đạo đức; triển khai việc thực hiện kế hoạch dạy học mà nhà trường đã phê duyệt; điều chỉnh những chỉ tiết không phù hợp trong quá trình thực hiện.

Câu 12. Cấu trúc của kế hoạch dạy học môn Đạo đức gồm những yếu tố nào?

A. Hệ thống các bài học phù hợp với các chủ đề nội dung và yêu cầu cần đạt; những nội dung cơ bản của từng bài đạo đức; thời gian thực hiện; phương hướng thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức; các điều kiện thực hiện.

B. Hệ thống các bài học phù hợp với các chủ đề nội dung; những nội dung cơ bản của từng bài đạo đức; thời gian thực hiện; phương hướng thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức; các điều kiện thực hiện.

C. Hệ thống các bài học phù hợp với các chủ đề nội dung và yêu cầu cần đạt; những nội dung cơ bản của từng bài đạo đức; phương hướng thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức; các điều kiện thực hiện.

Câu 13. Quy trình xây dựng kế hoạch dạy học môn Đạo đức được thực hiện theo những bước nào?

A. Nghiên cứu chương trình giáo dục môn Đạo đức; xây dựng kế hoạch dạy học môn Đạo đức; hoàn thiện văn bản, phê duyệt kế hoạch dạy học của nhà trường; triển khai thực hiện, đánh giá và điều chỉnh chương trình.

B. Nghiên cứu chương trình giáo dục môn Đạo đức; phân tích bối cảnh dạy học môn Đạo đức của nhà trường; xây dựng kế hoạch dạy học môn Đạo đức; triển khai thực hiện, đánh giá và điều chỉnh chương trình.

C. Nghiên cứu chương trình giáo dục môn Đạo đức; phân tích bối cảnh dạy học môn Đạo đức của nhà trường; xây dựng kế hoạch dạy học môn Đạo đức; hoàn thiện văn bản, phê duyệt kế hoạch và điều chỉnh chương trình.

Câu 14. Kế hoạch dạy học môn Đạo đức được xây dựng theo cấu trúc gồm những yếu tố nào?

A.Hệ thống các bài đạo đức và yêu cầu cần đạt; những nội dung cơ bản của từng bài đạo đức; thời gian thực hiện; phương hướng thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức.

B. Hệ thống các bài đạo đức và yêu cầu cần đạt; thời gian thực hiện; phương hướng thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức; các điều kiện thực hiện.

C. Hệ thống các bài đạo đức và yêu cầu cần đạt; những nội dung cơ bản của từng bài đạo đức; thời gian thực hiện; phương hướng thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức; các điều kiện thực hiện.

Câu 15. Việc đánh giá kế hoạch dạy học môn Đạo đức cần tuân theo những tiêu chí nào?

A. Bảo đảm phù hợp với Chương trình môn Đạo đức; bảo đảm tính khả thi; bảo đảm tính vừa sức; bảo đảm tỉnh “mở” của kế hoạch giáo dục.

B. Bảo đảm phù hợp với Chương trình môn Đạo đức; bảo đảm tính khả thi; bảo đảm tính “mở” của kế hoạch giáo dục.

C. Bảo đảm phù hợp với Chương trình môn Đạo đức; bảo đảm sự thống nhất giữa các trường tiểu học trên địa bàn; bảo đảm tính khả thi: bảo đảm tính “mở” của kế hoạch giáo dục.

Câu 16. Tính khả thi của kế hoạch dạy học nhà trường môn Đạo đức cần phải phù hợp với những yếu tổ nào?

Đáp án: Điều kiện thực hiện về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học của nhà trường: điều kiện thực tiễn địa phương, sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục; khả năng, trình độ của học sinh.

Câu 17. Việc xây dựng kế hoạch bài dạy môn Đạo đức cần tuân theo những nguyên tắc nào?

A. Bảo đảm phù hợp chương trình môn Đạo đức; bảo đảm tính khả thi; bảo đảm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của học sinh; lồng ghép các hoạt động đánh giá trong tiến trình tổ chức các hoạt động học tập.

B. Bảo đảm phù hợp chương trình môn Đạo đức; bảo đảm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của học sinh; bảo đảm tính phân hóa; lồng ghép các hoạt động đánh giá trong tiến trình tổ chức các hoạt động học tập.

C. Bảo đảm phù hợp chương trình môn Đạo đức; bảo đảm tính khả thi; bảo đảm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của học sinh; bảo đâm tính phân hóa; lồng ghép các hoạt động đánh giá trong tiến trình tổ chức các hoạt động học tập.

Câu 18. Thông thường cấu trúc của một kế hoạch bài dạy môn Đạo đức gồm những yếu tố nào?

A. Mục tiêu; chuẩn bị; các hoạt động dạy học; đánh giá.

B. Mục tiêu; tài liệu và phương tiện; các hoạt động dạy học; đánh giá.

C. Mục tiêu; chuẩn bị tài liệu; các hoạt động dạy học; đánh giá.

Câu 19. Việc xây dựng kế hoạch bài dạy môn Đạo đức gồm những pha chủ yếu nào?

A. Hoạt động khởi động; hoạt động khám phá, hình thành trí thức; hoạt động luyện tập, thực hành; hoạt động ứng dụng.

B. Hoạt động khám phá, hình thành tri thức; hoạt động luyện tập, thực hành; hoạt động ứng dụng.

C. Hoạt động khởi động: hoạt động khám phá, hình thành trì thức; hoạt động luyện tập, thực hành.

Câu 20. Tiêu chí về kế hoạch bài dạy khi phân tích bài học môn Đạo đức có những nội dung gì?

A. Sự rõ ràng của mục tiêu bài học, nội dung, nhiệm vụ học tập, sản phẩm cần đạt của từng hoạt động; sự phù hợp của nội dung, ngữ liệu, thiết bị dạy học; sự phù hợp giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và đánh giá.

B. Sự rõ ràng của mục tiêu bài học, nội dung, nhiệm vụ học tập, sản phẩm cần đạt của từng hoạt động; sự phù hợp của nội dung, thiết bị dạy học; sự phù hợp giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học; sự phù hợp của các hoạt động đánh giá.

C. Sự rõ ràng của mục tiêu bài học và nội dung các hoạt động tương ứng: sự phù hợp của ngôn ngữ diễn đạt; sự phù hợp giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học; sự phù hợp của các hoạt động đánh giá.

Chia sẻ bởi: 👨 Minh Ánh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm