Văn mẫu lớp 10: Dàn ý nghị luận về Tôn sư trọng đạo (2 Mẫu) Dàn ý Tôn sư trọng đạo
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Từ xưa đến nay tình cảm thầy trò được coi là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng của con người. Bởi người thầy như cha mẹ ta, nuôi dưỡng ta lên người, giáo dục cho ta những điều hay lẽ phải.
Trong bài viết dưới đây Download.vn sẽ giới thiệu đến các bạn 2 dàn ý nghị luận về tôn sư trọng đạo hay nhất. Qua đó giúp các bạn lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng nắm vững kiến thức để biết cách viết văn nghị luận về tôn sư trọng đạo.
Dàn ý nghị luận về Tôn sư trọng đạo
Dàn ý Tôn sư trọng đạo
I. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Lịch sử dân tộc luôn đề cao, coi trọng những người mang trọng trách lớn lao: Dẫn dắt, giáo dục con người trưởng thành. Điều đó đã trở thành một đạo lý mà người ta vẫn gọi là “Tôn sư trọng đạo”.
II. Thân bài:
* Giải thích thế nào là “Tôn sư trọng đạo”?
- “Tôn sư”: Tôn trọng thầy cô giáo
- “Trọng đạo”: Coi trọng đạo lí
⇒ “Tôn sư trọng đạo”: Cần ghi nhớ công ơn, tôn trọng ân nghĩa của thầy cô giáo, coi trọng đạo lý, khắc sâu ơn nghĩa của những người đã dìu dắt, dạy dỗ học trò trong sự nghiệp trồng người.
- "Tôn sự trọng đạo" chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người.
* Tại sao cần phải “tôn sư trọng đạo”?
Cần biết ơn thầy cô bởi:
- Thấy cô nâng đỡ, truyền đạt tri thức, chắp cánh nâng đỡ con người trong hành trình dài rộng của cuộc đời
- Thầy cô dạy ta cách sống, cách làm người, hướng con người tới những giá trị sống tốt đẹp
- Thầy cô dành cho học trò tình yêu thương như mẹ cha
- Thầy cô là những người bạn luôn bên cạnh chia sẻ với học trò mỗi lúc buồn vui hay hạnh phúc
- Biết ơn thầy cô giáo là nét đẹp trong cách sống của con người, là biểu hiện của một người thực sự có văn hóa
* Biểu hiện của “Tôn sư trọng đạo”
- Phạm Sư Mạnh – học trò của cụ Chu Văn An, tuy đã thành quan lớn, nhưng khi quay trở về thăm thầy vẫn kính cẩn, đứng từ xa vái chào. Khi được thầy mời vào nhà chỉ dám ngồi bậc dưới ⇒ Một thái độ, một con người, một nhân cách lớn
- Ngày nay, truyền thống ấy vẫn được thể hiện một cách đa dạng dưới nhiều hình thức:
- Học sinh gửi những lời tri ân tới thầy cô nhân ngày 20/11
- Học hành chăm chỉ, lễ phép, ngoan ngoãn với thầy cô giáo…
* Mở rộng vấn đề
- Ngày nay có rất nhiều người học trò đang ngồi trên ghế nhà trường, được học nhiều bộ môn của các thầy cô giảng dạy nhưng họ không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Điều ấy có nghĩa là đạo lý truyền thống không được tôn trọng, học tập...
- Bên cạnh những biểu hiện thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” vẫn còn những con người bất kính, vô ơn với thầy cô:
- Hỗn láo với thầy cô
- Bày trò chọc phá thầy cô
- Làm những hành vi sai trái khiến thầy cô phiền lòng
⇒ Hành vi, việc làm như vậy phải bị phê phán
- Nhưng cũng có rất nhiều người học trò đã và đang hiểu, thực hành câu thành ngữ và cũng đang bước trên con đường thành đạt trong cuộc sống, trong khoa học,...
* Liên hệ bản thân:
- Điều tuyệt vời nhất để đền đáp công ơn thầy cô là học hành chăm chỉ cần cù, mang những kiến thức mà thầy cô đã truyền dạy xây dựng tương lai bản thân và làm giàu cho đất nước
- Cố gắng trở thành con người sống đẹp, sống có đạo đức, có tài để không phụ công lao dạy dỗ của thầy cô
- Bản thân cần ý thức trách nhiệm và việc làm của mình sao cho xứng đáng với những gì thầy cô truyền đạt
III. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận: “Tôn sư trọng đạo” là một nét đẹp trong tính cách, phong cách sống của mỗi người
- Lời nhắn gửi đến mọi người: Hãy sống thật đẹp, sống có ích, có đức và có tài để công lao của các thầy cô trở nên có ý nghĩa
Dàn ý nghị luận Tôn sư trọng đạo
I. Mở bài
Giới thiệu về truyển thống “Tôn sư trọng đạo”, sự tiếp nối của truyền thống đó ngày nay.
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Câu nói ấy đã nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Người thầy chính là những người đã đưa ta đến với tri thức của nhân loại, không có người thầy chúng ta không thể có kiến thức. Người thầy cũng chính là những người chéo lái đưa chúng ta đến bến bờ của cuộc sống, của niền vui và hạnh phúc. Vì vậy để có được ngày hôm nay chúng ta nên nhớ đến công ơn của những người thầy, nhờ có những người thầy mà chúng ta có ngày hôm nay. Do vậy, chúng ta cần tiếp nối và nhân rộng truyền thống tốt đẹp này cho mọi thế hệ mai sau.
II. Thân bài
1. Giải thích vấn đề: truyền thống "tôn sư trọng đạo”
- Giải thích các khái niệm: "tôn sư"? "trọng đạo’’? “Tôn sư” là đề cao, tôn vinh, kính trọng, lễ phép, ghi nhớ công ơn của người làm thầy, những người đã đem lại cái chữ cho chúng ta. Trọng đạo là coi trọng nghề dạy học Nghề dạy học là nghề đáng được coi trọng vì sản phẩm nó đào tạo ra chính là con người.
- Giải thích ý nghĩa của truyền thống "tôn sư trọng đạo”. “Tôn sư trọng đạo” hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc.
- Là sự suy nghĩ nhìn nhận đúng đắn và tiến bộ cùa nhân dân ta về một nghề đáng được coi trọng và một con người đáng được tôn vinh. Là gắn bó mật thiết với sự nghiệp trồng người để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực. bồi dưỡng nhân lưc; bồi dưỡng nhân tài làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội phát triển tốt đẹp. Xưa, ông cha ta đã nói "hiền tài là nguyên khí quốc gia"
2. Phân tích và chứng minh: "Tôn sư trọng đạo" là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
- Kính trọng và đề cao vai trò của người thầy. Dân tộc ta là một dân tộc văn hiến và hiếu học, luôn coi trọng nghề dạy học. Tôn vinh người thầy là bằng chứng hùng hồn của một dân tộc hiếu học.
- Coi trọng việc học hành. Từ trước tới nay, nhà nước ta luôn tập trung cho giáo dục với nhiều hình thức khác nhau, như xây dựng trường học với phương châm “100% người dân biết chữ”. Các thầy cô giáo luôn được hỗ trợ, động viện trong quá trình công tác. Các em học sinh luôn được tạo điều kiện tối da trong quá trình học, đặc biệt các em gặp hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu vùng xa.
- Coi trọng đạo lí làm người, đề cao nhân nghĩa. Một đất nước có ngàn năm văn hiến như Việt Nam, để có được thành tựu như ngày nay phải kể đến công lao rất lớn của các bậc thánh nhân, những con người đủ đức đủ tài. Chỉ những con người đó mới làm nên đại sự như Bác Hồ đã nói “Có tài mà không có đức là kẻ vô dụng, có đức mà ko có tài làm việc gì cũng khó”. Vậy những con người đó làm sao để đủ đức, đủ tài? Đó là phải quan tâm, tập trung cho việc học.
3. Truyền thống "Tôn sư trọng đạo” được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay:
- Trên khắp đất nước, ở đâu cũng vậy, từ thành thị đến nông thôn, miền xuôi đến miền ngược, người dân Việt Nam đều yêu quý, tôn trọng ông thầy, đều dành cho thầy những tình cảm ưu ái nhất, đặc biệt là lòng biết ơn sâu sắc thầy, đã dạy con cái họ nên người.
- Trong hoàn cảnh nước nhà còn nghèo, đời sống thầy giáo còn nhiều khó khăn, họ đã tận tình giúp đỡ thầy một cách chân thành và cảm động. Các dân tộc vùng cao đã coi các thầy giáo, cô giáo miền xuôi lên dạy học như người con của quê hương minh.
- Người thầy được tôn vinh thì nghề dạy học cũng được coi trọng.
- Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, và ngày 20-11 hằng năm đã trở thành ngày hội lớn của toàn dân đế tôn vinh người thầy và nghề dạy học cao quý
4. Cần phải làm thế nào để phát huy truyền thống "Tôn sư trọng đạo” trong một thời đại mới?
- Trước những phát triển của nền kinh tế, cần tập trung giáo dục về đạo đức, tư tưởng cho thế hệ học sinh.
- Có những hỗ trợ tích cực cho đội ngũ “trồng người” đề họ có thể chuyên tâm vào công việc, cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp trồng người.
- Tích cực tuyên truyền những tấm gương “Người tốt việc tốt” trong đội ngũ giáo viên, để các em học sinh có tình cảm tốt đẹp với những người thầy.
III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em truyển thống tốt đẹp nàny
Từ một đạo lí truyền thống của dân tộc, tôn sư trọng đạo đã mang một ý nghĩa cách mạng mới trong thời đại ngày nay gắn liền với tư tưởng "trồng người" cua Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nó không chỉ là đạo lí, tình cảm mà còn là tinh thần, sức mạnh, hành động cách mạng để đưa đất nước đi lên ngày càng giàu mạnh, văn minh. Đó là nét mới của truyền thống tôn sư trọng đạo trong cuộc sống hiện nay của nhân dân ta.