Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận về vai trò của gia đình (5 Mẫu) Dàn ý nghị luận xã hội

Văn mẫu lớp 12: Dàn ý về vai trò của gia đình mang đến 5 mẫu dàn ý ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu dễ nhớ nhất. Thông qua dàn ý vai trò của gia đình các bạn có thêm nhiều nguồn tài liệu ôn tập từ đó biết cách triển khai viết bài văn nghị luận xã hội vai trò của gia đình hay.

Gia đình là hai tiếng thiêng liêng nhất của mỗi một con người chúng ta. Gia đình chính là quê hương thu nhỏ của cuộc đời của mỗi con người. Cho dù đi đâu thì vẫn khao khát và mong ngóng được trở về đoàn tụ với gia đình của mình. Bên cạnh dàn ý về vai trò của gia đình các bạn xem thêm: dàn ý tình yêu tuổi học trò, dàn ý nghị luận tinh thần tự học.

Dàn ý nghị luận về vai trò của gia đình

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

2. Thân bài

a. Giải thích vấn đề: Gia đình là gì? Những quan điểm về gia đình:

  • Gia đình là nơi ta được che chở, đùm bọc
  • Là nơi ta được yêu thương, chăm sóc
  • Là nơi ta được thoải mái, không nợ nần, ân oán
  • Là nơi mà ta về mỗi khi mệt mỏi
  • Là nơi chưa đầy tình yêu thương

b. Vai trò và tầm quan trọng của gia đình

  • Là chỗ dựa vật chất và tinh thần vững chắc của mọi thành viên
  • Là nơi con cái tìm kiếm sự an ủi, chở che từ người lớn
  • Mang đến sự ấm áp và niềm vui đồng thời xoa dịu những nỗi đau
  • Là cái nôi giáo dục nên nhân phẩm và tính cách của con trẻ.
  • Là yếu tố tác động đến tâm lý và lối sống của các thành viên trong gia đình.
  • Gia đình có nhiều tranh chấp, bất hòa khiến các thành viên dễ bị tổn thương và mặc cảm.
  • Con trẻ nếu không được gia đình bảo bọc và dạy dỗ sẽ dễ gục ngã trước khó khăn, cám dỗ từ xã hội....

c. Biện pháp để có một mái ấm gia đình hạnh phúc

  • Xây dựng không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc và no đủ.
  • Mỗi gia đình biết cách giáo dục, quan tâm và chăm sóc con trẻ.
  • Không nên tách rời bản thân khỏi tình yêu thương và sự quan tâm từ phía gia đình....

d. Liên hệ gia đình em

3. Kết bài: Khẳng định vai trò của mái ấm và tình cảm gia đình.

Dàn ý vai trò của gia đình

1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề cần bàn luận:

- Vai trò của gia đình trong đời sống mỗi người

- Trong cuộc đời của mỗi con người, người ta có thể đi đến nhiều nơi hay có nhiều nơi để đến nhưng duy nhất chỉ có một nơi để trở về đó chính là gia đình

2. Thân bài

Bàn về vai trò của gia đình trong đời sống mỗi con người

- Gia đình là gì?: Gia đình là một cộng đồng người cùng chung sống, gắn bó với nhau bằng các mối quan hệ huyết thống, hôn nhân và tình cảm, cũng có thể là quan hệ nuôi dưỡng hay giáo dục

- Ý nghĩa của gia đình với xã hội: Gia đình là một thiết chế xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người

- Vai trò của gia đình trong đời sống con người:

  • Là nơi ta được sinh ra, lớn lên và trải qua các giai đoạn của cuộc đời
  • Là nơi nương tựa, che chở, bến đỗ của mỗi người
  • Là nôi nuôi dưỡng và hình thành nhân cách con người

- Hậu quả của sự tan vỡ gia đình:

  • Đối với người lớn
  • Đối với trẻ em
  • Đối với xã hội

3. Kết bài

Trách nhiệm của mỗi người với gia đình của mình: Hãy cố gắng gìn giữ hạnh phúc gia đình, nâng cao trách nhiệm của bản thân với những người thân trong gia đình, không nên vì bất cứ lý do gì mà làm tổn hại đến chính mái nhà hạnh phúc và những người yêu thương mình.

Dàn ý về vai trò của gia đình

I. Mở bài

+) Giới thiệu vấn đề cần nghị luận vai trò của gia đình

+) Gia đình được xem là ngôi nhà thân yêu và thiêng liêng liêng nhất trên cuộc đời này, chứa chan biết bao kỷ niệm tươi đẹp của thời thơ ấu mà chúng ta không thể nào quên, kỷ niệm đó sẽ theo mãi trong tâm trí của mỗi người

+) Vai trò của gia đình thiêng liêng là thế nên không một ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của tình cảm tươi đẹp này

II. Thân bài

1. Khái niệm

+) Gia đình là tập hợp những người thân quen, gần gũi với chúng ta, gia đình chính là một tổ chức nhỏ nhất một tế bào tạo nên tập thể, cộng đồng, xã hội.

+) Trong gia đình có sự liên kết với nhau từ những mối quan hệ huyết thông và công ơn nuôi dưỡng.

+) Một gia đình theo truyền thống Việt Nam sẽ bao gồm các thành viên: Vợ chồng, cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi, anh em họ hàng, cô, dì, chú, bác.

2. Vai trò và ý nghĩa của gia đình

+) Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội,… Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, bình yên thoải mái trong tâm hồn. Sự hài hòa trong đời sống của các thành viên trong gia đình, thể hiện tình cảm khăng khít, một tình cảm thiêng liêng giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái.

+) Gia đình như một tế bào tự nhiên, là đơn vị kinh tế của xã hội. Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không tồn tại và phát triển được. Chính vì vậy, muốn xã hội tốt thì phải xây dựng gia đình tốt.

+) Gia đình là điểm tựa tinh thần vững chắc cho các thành viên mỗi khi gặp khó khăn, trở ngại, gặp vấp ngã trên đường đời,…

+) Gia đình là nơi con cái tìm về để được gia đình che chở, an ủi động viên mỗi khi gặp bế tắc cần sự khuyên bảo đùm bọc bởi cha mẹ, anh em ruột thịt.

+) Gia đình mang đến sự ấm áp trong tâm hồn xoa dịu bớt những nỗi đau, chông gai của cuộc đời, nơi chan chứa niềm yêu thương và hạnh phúc, là nơi sinh thành, nuôi dưỡng ta trưởng thành.

+) Là nơi hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức của mỗi người. Đặt biệt trẻ nếu không được gia đình chăm sóc, bảo bọc và dạy dỗ từ gia đình cha mẹ sẽ dễ dàng bị cám dỗ ngoài xã hội và có những hành động vi phạm pháp luật nếu không có sự kèm cặp và quản lý từ gia đình.

+) Gia đình là nguồn động viên, hỗ trợ về tinh thần để mỗi người nỗ lực hơn, mạnh mẽ và vững vàng hơn trong cuộc sống.

+) Rút ra bài học là phê phán những người mải chạy theo tiền tài địa vị, đuổi theo những thứ phù du mà quên đi gia đình.

3. Cách để xây dựng một mái ấm gia đình hạnh phúc.

+) Xây dựng không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc và no đủ.

+) Mỗi gia đình biết cách giáo dục, quan tâm và chăm sóc con trẻ.

+) Không nên tách rời bản thân khỏi tình yêu thương và sự quan tâm từ phía gia đình…

III Kết bài

+) Gia đình là tài sản quý giá nhất đối với mỗi con người.

+) Bởi vậy, mỗi chúng ta khi còn có gia đình hãy biết quý trọng, gìn giữ và vun đắp tình cảm ấy thật tốt đẹp bởi vì tình cảm gia đình là thiêng liêng, cao quý nhất.

Dàn ý nghị luận về gia đình

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân trong xã hội.

2. Thân bài

a. Giải thích

Gia đình: là nơi những người có quan hệ gần gũi hoặc có cùng huyết thống chung sống dưới một mái nhà, cùng nhau làm ăn, phát triển dựa trên nền tảng yêu thương và đùm bọc nhau.

→ Gia đình có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người, là nơi con người khôn lớn, phát triển cả về thể xác và tâm hồn.

b. Phân tích

  • Gia đình là cái nôi đầu tiên nâng đỡ con người, là nơi cha mẹ sinh ra ta, là nơi nuôi dưỡng ta lớn lên thành người và cũng là nơi chúng ta quay về tìm lại bình yên sau những khó khăn, giông bão ngoài xã hội.
  • Gia đình, nơi có cha mẹ, người thân yêu, những người dạy ta nhiều điều hay lẽ phải, dạy ta cách làm người, là nền tảng để ta vững bước trên con đường đời.
  • Gia đình là nơi mọi người yêu thương nhau vô điều kiện, giữa một xã hội xô bồ thì gia đình là nơi yên bình nhất, là mái ấm, nơi hạnh phúc nhất của chúng ta. Dù trong bất cứ thời gian nào, giai đoạn nào thì gia đình đều có vai trò quan trọng.

c. Phản đề

  • Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người chưa nhận thức được tầm quan trọng của gia đình, sống vô tâm, hời hợt thờ ơ với mọi người.
  • Cũng có những người thiếu đi sự may mắn, không có gia đình hoặc có một gia đình chưa trọn vẹn.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân trong xã hội; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Dàn ý về vai trò của gia đình

I. Mở bài:

Bất hạnh lớn nhất của đời người là đánh mất gia đình. Chỉ có gia đình mới cho ta hạnh phúc và ngược lại, không nghĩa vụ nào thiêng liêng và cao cả hơn nghĩa vụ xây dựng và gìn giữ hạnh phúc gia đình.

II. Thân bài:

*Giải thích : Gia đình là gì?

  • Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chề văn hóa – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục … giữa các thành viên.
  • Gia đình là nơi sinh thành nuôi dưỡng bồi đắp tâm hồn tình cảm cho con người. Nơi đó có những người thân yêu cha mẹ, ông bà, anh chị em…

*Vai trò và ý nghĩa của gia đình:

Gia đình như một tế bào tự nhiên, là đơn vị nhỏ nhất để tạo nên xã hội. Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không tồn tại và phát triển được. Chính vì vật, muốn xã hội tốt thì phải xây dựng gia đình tốt.

Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội. Mỗi cá nhân chỉ có thể sinh ra trong gia đình. Không thể có con người sinh ra từ bên ngoài gia đình. Gia đình là môi trường đầu tiên có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự hình thành và phát triển tính cách của mỗi cá nhân. Và cũng chính trong gia đình, mỗi cá nhân sẽ học được cách cư xử với người xung quanh và xã hội.

Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc. Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội. Chỉ trong gia đình, mới thể hiện mối quan hệ tình cảm thiêng liêng giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái. Gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc trong cuộc sống, chốn về bình yên sau những vất vả gian lao, nơi luôn rộng mở khoan dung sau những sai lầm vấp ngã.

Gia đình là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc những công dân tốt cho xã hội. Sự hạnh phúc gia đình là tiền đề để hình thành nên nhân cách tốt cho những công dân của xã hội. Vì vậy muốn xây dựng xã hội thì phải chú trọng xây dựng gia đình. Hồ chủ tịch nói: “Gia đình tốt thì xã hội tốt, nhiều gia đình tốt cộng lại thì làm cho xã hội tốt hơn”.

Gia đình là nguồn động viên, hỗ trợ về tinh thần để mỗi người nỗ lực hơn, mạnh mẽ và vững vàng hơn trong cuộc sống. Bài học :-Phê phán những người mải chạy theo tiền tài địa vị, đuổi theo những thứ phù du mà quên đi gia đình.

*Cần làm gì để xây dựng và vun đắp hạnh phúc gia đình?

– Xây dựng gia đình là một trách nhiệm của mỗi con người, góp phần ổn định và phát triển của xã hội.

– Bằng tình yêu thương, làm cho gia đình trở nên hạnh phúc. Phải biết yêu thương trân trọng những người thân trong gia đình, có ý thức vun đắp gia đình hạnh phúc. Quan tâm đến cha mẹ là việc làm đầu tiên của người con có trách nhiệm với gia đình. Cha, mẹ là người sinh ra ta, nuôi ta lớn. Dù bận rộn, bộn bề công việc cũng cần có giây phút dành cho cha mẹ.

– Bằng sức lao động, làm cho gia đình sung túc, đầm ấm, yên vui. Phải đảm bảo nhu cầu vật chất cho gia đình, đảm bảo các điều kiện sống tốt và ngày càng tốt hơn.

– Bảo vệ các thành viên, bảo vệ danh dự của gia đình, không để người khác xúc phạm hoặc tự mình hủy hoại danh dự của gia đình.

– Ra sức gìn giữ, bảo vệ hạnh phúc của gia đình.

* Phê phán:

– Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người không xem trọng hạnh phúc gia đình. Họ sống ích kỉ, chỉ biết đến nhu cầu và lợi ích của bản thân, không thực hiện các nghĩa vụ đối với gia đình. những người như thế thật đáng chê trách.

*Bài học nhận thức:

– Hạnh phúc là nguồn sống của mỗi con người. Xây dựng và bảo vệ hạnh phúc của gia đình là trách nhiệm của mỗi con người.

III. Kết bài:

Tình cảm gia đình là một dòng suối ấm áp, hiền hòa nuôi dưỡng tâm hồn ta, giúp ta có thể đứng vững trên đường đời đầy chông gai, thử thách

Chia sẻ bởi: 👨 Hàn Vũ
56
  • Lượt tải: 91
  • Lượt xem: 55.476
  • Dung lượng: 160,6 KB
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨