Công nghệ 7 Ôn tập chương II Giải Công nghệ lớp 7 trang 38 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập SGK Công nghệ 7 trang 38 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi ôn tập chương II: Lâm nghiệp.
Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi ôn tập chương 2 trong sách giáo khoa Công nghệ 7 Kết nối tri thức với cuộc sống. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Công nghệ lớp 7 Ôn tập chương II: Lâm nghiệp
Câu 1
Rừng có những vai trò gì? Phân biệt các loại rừng phổ biến ở nước ta?
Trả lời:
- Rừng có vai trò:
- Rừng là lá phổi xanh, giúp lọc sạch khí độc hại, điều hòa khí hậu.
- Rừng bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn.
- Rừng chắn gió, chắn sóng, chắn cát bay, bảo vệ đê biển.
- Rừng điều hòa khí hậu, bảo vệ và điều hòa môi trường sinh thái.
- Ở nước ta có ba loại rừng phổ biến là:
- Rừng phòng hộ: Là loại rừng sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường.
- Rừng sản xuất: Là loại rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
- Rừng đặc dụng: Là loại rừng sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, nguồn gen sinh vật; bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch và nghiên cứu.
Câu 2
Hoàn thành theo mẫu bảng dưới đây về các phương pháp trồng rừng:
Trồng bằng cây con có bầu | Trồng bằng cây con rễ trần | |
Ưu điểm | ||
Nhược điểm | ||
Đối tượng cây rừng phù hợp |
Trả lời:
Trồng bằng cây con có bầu | Trồng bằng cây con rễ trần | |
Ưu điểm | Cây được trồng có đầy đủ lá, thân, rễ, có sức đề kháng cao, giảm thời gian và số lần chăm sóc, tỉ lệ sống cao | Cây được trồng có đầy đủ lá, thân, rễ, có sức đề kháng cao, giảm thời gian và số lần chăm sóc, tiết kiệm chi phí |
Nhược điểm | Phải có diện tích để làm cho cây có sức đề kháng cao | Chỉ phù hợp với các loài cây có bộ rễ phát triển, phục hồi nhanh |
Đối tượng cây rừng phù hợp | Được áp dụng phổ biến với các loại cây | Được áp dụng đối với loại cây phục hồi nhanh, bộ rễ khỏe (bạch đàn, trám, đước….), nơi đất ẩm và tốt |
Câu 3
Nêu các biện pháp chăm sóc cây rừng?
Trả lời:
Các biện pháp chăm sóc cây rừng:
- Tỉa, dặm cây
- Phát quang và làm cỏ dại
- Bón phân cho cây
- Xới đất và vun gốc
- Làm hàng rào
Câu 4
Tại sao phải bảo vệ rừng và môi trường sinh thái? Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ rừng và môi trường sinh thái. Liên hệ với thực tiễn bản thân?
Trả lời:
- Cần phải bảo vệ rừng và môi trường sinh thái bởi vì rừng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với môi trường sống và con người. Tuy nhiên, diện tích rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Bảo vệ rừng góp phần bảo vệ môi trường sống của nhiều loài sinh vật, điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất.
- Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ rừng và môi trường sinh thái:
+ Các việc nên làm:
- Trồng rừng đầu nguồn.
- Làm cỏ, chăm sóc rừng thường xuyên
- Gieo trồng bổ sung để thúc đẩy tái sinh rừng tự nhiên
- Tuần tra để bảo vệ rừng.
- Phòng chống cháy rừng.
- Tuyên truyền bảo vệ rừng.
+ Các việc không nên làm:
- Đốt rừng làm nương rẫy.
- Chăn thả đại gia súc (trâu, bò,…) càng nhiều càng tốt.
- Khi thác gỗ xuất khẩu càng nhiều càng tốt.
- Học sinh cần tích cực, tự giác tuyên truyền, hành động để góp phần bảo vệ rừng và môi trường sinh thái:
Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở.
- Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi.
- Hạn chế sử dụng túi nilon.
- Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt.
- Tích cực trồng cây xanh.
- Hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường.
- Góp phần bảo vệ rừng và môi trường sinh thái.
- Liên hệ bản thân:
- Học tập thật tốt để sau này trở thành cán bộ kiểm lâm.
- Trở thành một tuyên truyền viên, thường xuyên tuyên truyền đến bạn bè, người thân, mọi người xung quanh về vai trò của rừng, ý thức bảo vệ rừng.
- Thực hiện bảo vệ cây xanh ở gia đình, trường học và nơi em sinh sống.