Công nghệ 7 Bài 15: Nuôi cá ao Giải Công nghệ lớp 7 Bài 15 trang 73 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập SGK Công nghệ 7 trang 73, 74, 75, 76, 77, 78 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 15: Nuôi cá ao của chương IV: Thủy sản.
Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 15 trong sách giáo khoa Công nghệ 7 Kết nối tri thức với cuộc sống. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án môn Công nghệ lớp 7 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn nhé:
Công nghệ lớp 7 Bài 15: Nuôi cá ao
Mở đầu Công nghệ 7 bài 15 Kết nối tri thức
Ao nuôi cá cần chuẩn bị như thế nào? Khi nuôi cá trong ao cần chú ý những vấn đề gì?
Lời giải:
* Chuẩn bị khi nuôi cá ao:
- Chuẩn bị ao nuôi
- Chuẩn bị cá giống
* Những lưu ý khi nuôi cá trong ao
- Chuẩn bị ao nuôi cá:
- Tháo cạn hoặc bơm cạn nước để bắt sạch cá còn sót lại trong ao, vệ sinh đáy ao, xung quanh ao và phơi ao;
- Cần phải hút bớt lớp bùn (đối với ao đất có lớp bùn dày dưới đáy) sau đó tiến hành rắc vôi bột từ 7 đến 10 kg/100 m2 đáy ao, phơi đáy ao khoảng 3 - 5 ngày.
- Tiến hành lấy nước vào ao (khi lấy nước cần lọc qua túi lưới nhằm tránh cá tạp vào ao).
- Chuẩn bị cá giống:
- Cá giống cần đồng đều, khoẻ mạnh, không mang mầm bệnh, màu sắc tươi sáng, phản ứng nhanh nhẹn và có kích cỡ phù hợp. (Một số loài cá thường được nuôi trong ao là cá chép, cá trắm cỏ,...)
- Vận chuyển cá giống: Cá giống được chứa trong các túi nylon hoặc dụng cụ chuyên dùng chứa nước sạch có cung cấp khí oxygen, được vận chuyển đến ao nuôi vào lúc thời tiết mát như buổi sáng, chiều mát hoặc ban đêm.
- Thả cá giống: Cá giống được thả từ từ cho quen với môi trường nước mới, thao tác nhanh, nhẹ nhàng, tránh xây xát.
- Chuẩn bị ao nuôi và cá giống.
- Chăm sóc, phòng và trị bệnh cho cá.
- Thu hoạch cá nuôi trong ao.
Khám phá Công nghệ 7 bài 15 Kết nối tri thức
Khám phá 1
Đọc nội dung mục I.1 và sắp xếp các bước trong quy trình chuẩn bị ao nuôi cá theo các gợi ý sau: tát cạn ao; hút bùn và làm vệ sinh ao, phơi đáy ao, bắt sạch cá còn sót lại, lấy nước mới vào ao, rắc vôi khử trùng ao.
Lời giải:
Sắp xếp các bước trong quy trình chuẩn bị ao nuôi cá:
- Tát cạn ao
- Bắt sạch cá còn sót lại
- Hút bùn và làm vệ sinh ao
- Rắc vôi khử trùng ao
- Phơi đáy ao
- Lấy nước mới vào ao
Khám phá 2
Em hãy nêu tóm tắt kĩ thuật chuẩn bị cá giống.
Lời giải:
Tóm tắt kĩ thuật chuẩn bị cá giống:
- Chọn cá giống: cá giống cần đồng đều, khoẻ mạnh, không mang mầm bệnh, màu sắc tươi sáng, phản ứng nhanh nhẹn và có kích cỡ phù hợp. (Một số loài cá thường được nuôi trong ao là cá chép, cá trắm cỏ,...)
- Vận chuyển cá giống: Cá giống được chứa trong các túi nylon hoặc dụng cụ chuyên dùng chứa nước sạch có cung cấp khí oxygen, được vận chuyển đến ao nuôi vào lúc thời tiết mát như buổi sáng, chiều mát hoặc ban đêm.
- Thả cá giống: Cá giống được thả từ từ cho quen với môi trường nước mới, thao tác nhanh, nhẹ nhàng, tránh xây xát.
Luyện tập Công nghệ 7 bài 15 Kết nối tri thức
Luyện tập 1
Trình bày các bước trong quy trình kĩ thuật nuôi cá trong ao.
Lời giải:
Các bước trong quy trình kĩ thuật nuôi cá trong ao:
- Bước 1: Chuẩn bị ao nuôi cá.
- Bước 2: Chuẩn bị cá giống.
- Bước 3: Chăm sóc và phòng trị bệnh cho cá.
- Bước 4: Thu hoạch cá nuôi trong ao.
Luyện tập 2
Nêu những điều cần chú ý trong quy trình chăm sóc, thu hoạch cá trong ao.
Lời giải:
* Chăm sóc, phòng và trị bệnh cho cá:
- Thức ăn và cho cá ăn:
- Khi mới thả cá, dùng thức ăn viên nổi có hàm lượng protein từ 30% đến 35%, cỡ khoảng 1 – 2 mm.
- Khi cá lớn, dùng thức ăn viên nổi có hàm lượng protein từ 28% đến 30%, cỡ khoảng 3 – 4 mm.
- Hằng ngày cho cá ăn hai lần vào khoảng 8 – 9 giờ sáng và khoảng 3 – 4 giờ chiều bằng thức ăn viên nổi với lượng thức ăn chiếm từ 3% đến 5% khối lượng cá trong ao. (Vào những ngày thời tiết xấu, nước ao bẩn, lượng thức ăn giảm đi).
- Quản lí chất lượng nước ao nuôi cá:
- Cần bổ sung nước sạch bù đắp phần nước bay hơi hoặc thay nước sạch hàng tuần (ở nơi khó thay nước định kì thi sử dụng chế phẩm vi sinh làm sạch nước ao)
- Nếu là ao đất, định kì cắt cỏ, vệ sinh quanh ao, hạn chế sự che phủ vào ao nuôi, luôn giữ cho nước ao có màu xanh nõn chuối.
- Chuẩn bị các thiết bị hỗ trợ nhằm cung cấp oxygen cho cả trong ao như máy bơm, máy phun mưa, máy quạt nước,...
- Phòng, trị bệnh cho cá:
- Thăm ao hằng ngày, quan sát hoạt động bơi, bắt mỗi, tình trạng sử dụng thức ăn của cá nuôi đề kịp thời điều chỉnh thức ăn, cách cho ăn, chất lượng nước ao.
- Khi thấy có hiện tượng bất thường cần quan sát và nhanh chóng đưa phương án xử lí. (Ví dụ: Khi thấy hiện tượng cá ngạt, nỗi đầu cần bật ngay máy quạt nước hoặc máy bơm, máy phun mưa,...
- Khi thấy cá có dấu hiệu bất thường cần liên hệ ngay với kĩ sư thuỷ sản để được tư vấn và xử lí bệnh kịp thời).
* Thu hoạch cá nuôi trong ao:
- Khi cá trong ao đạt kích cỡ thương phẩm thì tiến hành thu hoạch.
- Cá thu hoạch được đưa vào dụng cụ chứa nước sạch có cung cấp khí oxygen, vận chuyển đến nơi chế biến, tiêu thụ ngay trong ngày.
Vận dụng Công nghệ 7 bài 15 Kết nối tri thức
Em hãy cho biết có bao nhiêu hình thức thu hoạch cá nuôi trong ao. Khi nào thì áp dụng từng hình thức thu hoạch đó?
Lời giải:
Có hai hình thức thu hoạch cá nuôi trong ao:
- Thu tỉa: Khi cá lớn, mật độ cá nuôi dày, có thể đánh bắt bớt những con đạt kích cỡ thương phẩm nhằm giảm mật độ đàn cá nuôi trong ao bằng hình thức kéo lưới, lọc con to đem bán trước, con nhỏ để nuôi thêm.
- Thu toàn bộ: Khi đa số cá nuôi trong ao đạt kích cỡ thương phẩm thi tiến hành bơm, tháo cạn bớt 1/3 lượng nước, dùng lưới kéo từ 2 đến 3 mẻ lưới vào các thời điểm mát trong ngày, sau đó tát cạn và bắt sạch cá.