Công nghệ 6 Bài 8: Sử dụng và bảo quản trang phục Giải Công nghệ lớp 6 Bài 8 trang 44 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập SGK Công nghệ 6 trang 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 8: Sử dụng và bảo quản trang phục của chương III: Trang phục và thời trang.
Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 8 trong sách giáo khoa Công nghệ 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Công nghệ lớp 6 bài 8: Sử dụng và bảo quản trang phục
Phần mở đầu
Làm thế nào để có những bộ trang phục đẹp, bền? Mỗi người có thể lựa chọn, sử dụng và bảo quản trang phục của mình như thế nào cho đúng?
- Để có những bộ trang phục đẹp, bền thì người dùng cần biết sử dụng và bảo quản trang phục đúng cách, thường xuyên quần áo.
- Về lựa chọn trang phục cần phù hợp với lứa tuổi, mục đích sử dụng, sở thích về màu sắc, kiểu dáng, điều kiện tài chính cá nhân…
- Về bảo quản trang phục gồm các bước: làm sạch, làm khô, làm phẳng, cất giữ.
I. Lựa chọn trang phục
Khám phá
❓Quan sát hình 8.1 và đưa ra nhận xét về ảnh hưởng của trang phục đến vóc dáng người mặc.
Trả lời:
Ảnh hưởng của đường nét đến vóc dáng:
- (a) đường kẻ dọc trên áo khiến người trông gọn hơn
- (b) đường kẻ ngang của áo khiến cơ thể người nhìn sẽ béo hơn.
- (c) váy vừa sát cơ thể nên tạo cảm giác gầy đi, cao lên
- (d) váy kiểu thụng, có bèo tạo cảm giác béo ra, thấp xuống
❓ Liên hệ với thực tiễn và cho biết một số đặc điểm của trang phục theo lứa tuổi.
Một số đặc điểm của trang phục theo lứa tuổi:
- Trẻ em: trang phục có màu sắc tươi sáng, rực rỡ, thoải mái cho vận động.
- Thanh niên: màu sắc đa dạng, gam màu sáng, trang nhã, đường nét vừa sát cơ thể.
- Trung niên: màu sắc tối, sẫm, hoạ tiết đơn giản
Kết nối năng lực
❓Đề xuất đặc điểm của bộ trang phục phù hợp với vóc dáng của em.
Trả lời:
Đề xuất trang phục:
- Vóc dáng của em gầy, em sẽ lựa chọn trang phục là các màu sáng, kiểu thụng, hoặc áo kẻ ngang, hoạt tiết hoa to.
- Vóc dáng của em béo, thấp: em sẽ lựa chọn trang phục là các màu tối sẫm, đường nét kẻ dọc, vừa sát cơ thể.
II. Sử dụng trang phục
Khám phá
❓Theo em, đồng phục có ý nghĩa như thế nào đối với học sinh khi đến trường?
Đồng phục là những trang phục có lối thiết kế chung một kiểu dáng, hoạ tiết, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Đồng phục học sinh không phân biệt giàu nghèo, tính cách, học sinh có thể tự tin , đoàn kết và hòa đồng cùng nhau khi tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động trường, lớp,…
Luyện tập 1
❓Quan sát hình 8.3 và nêu sự phù hợp về hoạ tiết của các bộ trang phục, đưa ra phương án thay đổi nếu cần.
Ở bộ trang phục (b) và (c) đã có sự phù hợp về hoạ tiết, áo hoa và áo kẻ kết hợp với váy/ quần vải trơn có trùng với một trong các màu chính của áo.
Ở bộ trang phục (a) sử dụng hai dạng hoạ tiết khác nhau. Vì vậy, nên sử dụng váy có màu trơn sẽ phù hợp hơn.
Luyện tập 2
❓Trong hình 8,5, các bộ trang phục được phối màu theo nguyên tắc nào?
Trả lời:
Hình 8.5:
- Trang phục (a) kết hợp màu đối nhau.
- Trang phục (b) kết hợp các sắc độ trong cùng 1 màu
- Trang phục (c) kết hợp các màu cạnh nhau.
- Trang phục (d) quần đen có thể kết hợp dễ dàng với áo
Kết nối năng lực
❓Em hãy lựa chọn trang phục cần sử dụng cho bản thân khi đi du lịch cùng gia đình trong ba ngày ở vùng biển.
Những trang phục có thể sử dụng khi đi biển cùng gia đình:
- Con gái: váy maxi dáng dài, váy có hoạ tiết hoa nhí, áo phông, quần sooc, áo tắm, mũ, dép xỏ ngón.
- Con trai: áo phông, quần sooc, quần bơi, mũ
III. Bảo quản trang phục
Kết nối năng lực 1
❓Sắp xếp các bước trong hình 8.6 theo thứ tự phù hợp với các bước giặt bằng tay
Thứ tự đúng các bước giặt quần áo bằng tay gồm:
- 1- phân loại quần áo trắng và quần áo màu
- 2- đọc nhãn quần áo
- 5- kiểm tra, lấy vật dụng trong túi áo, quần.
- 3- pha bột giặt vào nước
- 7- ngâm quần áo khoảng 15-20 phút
- 6- vò, giặt kĩ các chỗ bẩn
- 4- xả nước nhiều lần để làm sạch xà phòng
- 8- vắt bớt nước trên quần áo
Khám phá
❓Đọc thông tin mục 3 để mô tả các bước là quần áo trong hình 8.7
Các bước là quần áo:
- Bước 1: Chuẩn bị bàn là, bình phun nước
- Bước 2: điều chỉnh nhiệt độ của bàn là phù hợp với từng loại vải.
- Bước 3: Phu nước làm ẩm vải
- Bước 4: Là quần áo
- Bước 5: Rút phích cắm điện, dựng bàn là chờ bàn là nguội
Kết nối năng lực 2
❓Dựa vào bảng 8.2, hãy cho biết thông tin bảo quản sản phẩm trên nhãn quần áo (a), (b)
(a) các thông tin bảo quản gồm: không được giặt, không được tẩy, không được sấy khô bằng máy, không được là, nên giặt khô
(b) thông tin sản phẩm gồm: không được giặt nước nóng quá 400C, không được tẩy, không được là quá 1500C, chỉ giặt bằng tay, phơi bằng mắc áo.
Vận dụng
1. Trang phục em mặc hàng ngày đã được phối hợp và sử dụng đúng cách chưa? Em sẽ thay đổi như thế nào khi lựa chọn và sử dụng trang phục của mình.
2. Đề xuất phương án bảo quản các loại trang phục trong gia đình em.
3. Em hãy mô tả cách bố trí, sắp xếp tủ quần áo của gia đình sao cho hợp lí, ngăn nắp, gọn gàng.
1. Trang phục hàng ngày em mặc đã được phối hợp và sử dụng đúng cách. Khi lựa chọn và sử dụng sản phẩm, em sẽ lựa chọn những đồ dễ phối hợp với nhau, chọn trang phục phù hợp với hoàn cảnh và mục đích sử dụng.
2. Các phương án bảo quản các loại trang phục gồm:
- Làm sạch quần áo bằng cách giặt ướt hoặc giặt khô. Giặt ướt thường áp dụng với quần áo sử dụng hàng ngày. Giặt khô sử dụng với quần áo làm từ len, tơ tằm, lông vũ…
- Làm khô bằng cách phơi dưới ánh nắng, thoáng gió. Sấy khô bằng máy khi thời tiết ẩm ướt khiến quần áo lâu khô.
- Làm phẳng bằng cách sử dụng bàn là để là phẳng.
- Cất giữ ở nơi khô ráo, sạch sẽ.
3. Để bố trí, sắp xếp tủ quần áo của gia đình được ngăn nắp, gọn gàng:
- Sử dụng móc treo đồ với những quần áo dễ nhàu.
- Một số loại quần áo như áo len, quần jeans cần gấp gọn và xếp trong ngăn kéo.
- Sắp xếp lại quần áo vào cuối mỗi mùa. Ví dụ hết mùa đông nên cất hết áo len, áo khoác và xếp trang phục mùa hè vào.
- Những bộ quần áo cũ không còn mặc đến nên bỏ ra khỏi tù.