Cấu trúc ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 theo Thông tư 27 Đề thi học kì 1 lớp 1 môn Tiếng Việt năm 2023 - 2024
Cấu trúc ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 theo Thông tư 27 giúp thầy cô tham khảo, nắm được cấu trúc, biết cách xây dựng đề thi cuối học kì 1 năm 2023 - 2024 theo đúng quy định mới nhất.
Với các tiêu chí, yêu cầu rất chi tiết cho bài kiểm tra đọc, kiểm tra viết. Điểm bài kiểm tra đọc, kiểm tra viết cho điểm theo thang điểm 10. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm cấu trúc đề thi học kì 1 môn Toán 1. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Cấu trúc ma trận đề thi kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 theo Thông tư 27
1. Cách đánh giá định kì theo Thông tư 27
Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục:
a) Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.
b) Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, lớp 1 có bài kiểm tra định kỳ;
c) Đề kiểm tra định kỳ phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
- Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;
- Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;
- Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.
d) Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.
Tại điều 12: Nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh. Ở mục 2, điểm c có quy định là: các tổ chuyên môn ra đề kiểm tra định kỳ cho khối lớp.
Căn cứ các quy định trên tổ chuyên môn khối 1 hình thành ma trận đề như sau:
2. Cấu trúc đề kiểm tra định kì cuối học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1
Lớp | Đọc | Viết | ||
Thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe, nói. | Hiểu | Chính tả (Nhìn -viết) | Phần kiểm tra kiến thức | |
1 | 6 điểm (Đọc: 5; KT nghe - nói: 1) | 4 | 6 | 4 |
1. Đọc thành tiếng: Đọc đúng và rõ ràng đoạn văn hoặc văn bản ngắn khoảng 30 tiếng trong thời gian 1phút.
2. Đọc hiểu: (25 phút)
- Đọc một đoạn văn bản khoảng 50 chữ.
- Trả lời được 4 câu hỏi về nội dung bài đọc.
3.Viết chính tả: 15 phút (học sinh nhìn viết một đoạn văn bản khoảng 30 chữ không phải là văn bản đã đọc ở lớp)
4. Phần kiểm tra kiến thức: (20 phút)
Trả lời được 4 câu hỏi.
3. Ma trận đề thi kì 1 lớp 1 môn Tiếng Việt theo Thông tư 27
YÊU CẦU CẦN ĐẠT | Số câu, số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng | ||
Đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe, nói. | Số câu | Sau khi HS đọc thành tiếng xong GV đặt 01 câu hỏi để HS trả lời ( Kiểm tra kĩ năng nghe, nói) | 01 | ||||
Số điểm | 4 | 1 | 1 | 06 | |||
Đọc hiểu văn bản | Số câu | 2 | 1 | 1 | 04 | ||
Số điểm | 2 | 1 | 1 | 04 | |||
Viết chính tả | Số câu | HS nhìn viết một đoạn văn bản khoảng 30 chữ | |||||
Số điểm | 4 | 1 | 1 | 06 | |||
Bài tập chính tả | Số câu | 2 | 1 | 1 | 04 | ||
Số điểm | 2 | 1 | 1 | 04 | |||
Tổng | Số câu | 5 | 2 | 2 | 09 | ||
Số điểm | 12 | 4 | 4 | 20 |
4. Đề minh họa môn Tiếng Việt cuối học kì 1 theo Thông tư 27
4.1. Đề 1
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN: TIẾNG VIỆT (Bài kiểm tra Viết) – LỚP 1
(Thời gian làm bài: 35 phút)
1. Chính tả (nhìn - viết hoặc nghe - viết, 15 phút) (6 điểm)
âm, ươt, iêng, ênh | |
vườn cây, xinh xắn | |
Một ngày yên ả Bên cửa khép hờ Bé ngồi đọc sách Cún nằm ngủ mơ. |
(Giáo viên chép lên bảng hoặc đọc cho học sinh viết vào giấy ô ly hoặc đề thi có dòng kẻ trong thời gian 15 phút).
2. Bài tập (15 phút – 4 điểm)
a) Chọn âm, vần, tiếng thích hợp điền vào chỗ trống :
- c hay k: ... à chua, gói …ẹo
- ng hay ngh: ngh.’… ngơi, cá …ừ
- ân hay âng: nhà cao t .`……., s…… chơi
- sương hay xương: giọt ………. .. ., ............. rồng
b) Nối ô chữ thích hợp:
4.2. Đề 2
I. KIỂM TRA ĐỌC
1. Đọc thành tiếng (6 điểm)
Bài 1:
Ở quê có khóm tre ngà vị vu gió. Đêm về, có chú đom đóm nho | nhỏ lấp ló ở bờ tre. Nghỉ hè, trẻ em ở xóm đụ họp, nô đùa tấp nập lắm.
Câu hỏi: Ở quê, đêm về có con gì lấp ló ở bờ tre?
Bài 2:
Mướp nhà bà vừa ra quả. Quả mướp khá to, bổ ra thơm lắm. Bé cầm quả mướp cú trầm trồ. Bé thủ thỉ bà: “Mướp thơm bờ nhỉ?”.
Câu hỏi: Bé thấy quả mướp thế nào?
Bài 3:
Hè về, mẹ Và Lê đi nghỉ mát ở Đà Lạt. Mẹ để Lê Tụ đi bộ, tản mát hồ. Khi về, Lê cứ nhớ làn gió mát ở Đà Lạt.
Câu hỏi: Đi nghỉ mát về, Lê nhớ nhất điều gì?
Bài 4:
Chủ nhật, bố mẹ đi chợ, chỉ có Lê và chị Nga ở nhà. Thật bất ngờ, | bà ở quê ra. Bà có giỏ mận làm quà cho cả nhà.
Câu hỏi: Ở quê ra, bà có quà gì cho cả nhà?
2. Đọc hiểu (4 điểm)
BÉ HÀ MÊ VẼ
Bé Hà rất mê vẽ. Bé vẽ chú cún con mắt tròn ươn ướt. Bé vẽ khóm tre giữa làng. Bé vẽ giàn bí, quả già to như chân bố. Bé vẽ xe ô tô của chú đi băng băng trên phố...Tất cả bé vẽ lên trang vở trắng.
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Bé Hà rất mê làm gì? (M1) | |
A. Hát | C. Múa |
B. Vẽ | D. Đi học |
Câu 2: Nối đúng (M1) | |
Câu 3: Bé Hà đã vẽ được những gì? (M2) | |
A. con mèo, chó, giàn bí | C. chú cún, giàn bí, khóm tre, xe ô tô |
B. búp bê, khóm tre | D. vẽ chị, xe ô tô |
Câu 4 : Sắp xếp các tiếng để được câu đúng: vẽ/ rất đẹp/ bé. (M3) |
II. Chính tả (Tập chép)
Rằm tháng tám, trăng sáng vằng vặc. Cá rô rủ cá cờ đi ngắm trăng. Cả đàn cá mê mẩn ngắm trăng bàng bạc in rõ khắp mặt hồ.
III. Bài tập chính tả
Câu 1: Điền ng hay ngh: (M1)
.........ỉ hè ; bí ........ ô
Câu 2: Điền an hay at: (M1)
con ng.........; bé h ........
Câu 3: Viết tên con vật dưới mỗi tranh (M2)
................................. | ................................... |
Câu 4: Ghép 2 tiếng thành 2 từ rồi viết lại: (M3)