Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Các tổ chức cách mạng Việt Nam Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia 2023 môn Sử

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Các tổ chức cách mạng Việt Nam là tài liệu vô cùng hữu ích không thể thiếu đối với các em học sinh lớp 12. Tài liệu bao gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh kiến thức Các tổ chức cách mạng Việt Nam với các mức độ: vận dụng, thông hiểu và vận dụng cao.

TOP 50 câu hỏi trắc nghiệm Các tổ chức cách mạng Việt Nam sẽ giúp các bạn học sinh làm quen với các dạng câu hỏi trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Qua đó đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi THPT Quốc gia. Bên cạnh đó các em có thể tham khảo thêm: 160 câu trả lời nhanh lịch sử 12, cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử, sơ đồ tư duy Lịch sử 12.

Trắc nghiệm các tổ chức cách mạng Việt Nam

Câu 1: Hội VN cách mạng Thanh niên được thành lập vào

A. 5/1925 ở Quảng Châu (TQ)
B. 6/1925 ở Hương Cảng (TQ)
C. 7/1925 ở Quảng Châu (TQ)
D. 6/1925 ở Quảng Châu (TQ)

Câu 2: Hoạt động chủ yếu của Hội VN cách mạng Thanh niên là

A. các hội viên nghe NAQ giảng lí luận về cách mạng giải phóng dân tộc
B. viết sách báo tuyên truyền cách mạng
C. xây dựng các cơ sở trong và ngoài nước
D. Các ý A, B, C đều đúng

Câu 3: Cơ quan ngôn luận của Hội VN cách mạng Thanh niên là

A. Tác phẩm “Đường Kách Mệnh”
B. Báo Thanh niên
C. Báo người cùng khổ
D. Bản án chế độ Thực dân Pháp

Câu 4: Hội các dân tộc thuộc địa bị áp bức ở Á Đông được thành lập

A. tại Pháp (8/7/1925)
B. tại Quảng Châu ( 9/7/1925)
C. tại Xiêm (10/7/1925)
D. tại Liên Xô (10/1925)

Câu 5: Việt Nam Quốc dân đảng được thành lập vào thời gian nào, địa bàn hoạt động chính ở đâu?

A. 1925 - Bắc Kì
B. 1926 -Trung Kì
C. 1927 - Bắc Kì
D. 1928 - Trung Kì

Câu 6: Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư tưởng

A. Chủ nghĩa Mác-Lê-Nin
B. Tam Dân của Tôn Trung Sơn
C. Dân chủ tư sản của Đảng Quốc Đại ở Ấn Độ
D. Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản

Câu 7: Lực lượng nắm quyền lãnh đạo trong Việt Nam Quốc dân đảng là

A. Trí thức Tiểu Tư sản
B. Tư sản dân tộc
C. tầng lớp Đại địa chủ
D. Binh lính người Việt

Câu 8: Phong trào “vô sản hóa” năm 1928 có tác dụng

A. Tăng cường số lượng CN làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ...
B. Nâng cao ý thức chính trị của giai cấp công nhân, thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh, trở thành nòng cốt của PT đấu tranh trong cả nước
C. Thúc đẩy các PT đấu tranh của nông dân, tiểu thương, tiểu chủ, HS, SV
D. Chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng cộng sản VN.

Câu 9: Cuộc khởi nghĩa của VNQDĐ vào đêm 9/2/1930 nổ ra ở Yên Bái sau đó nổ ra ở các tỉnh

A. Phú Thọ, Hải Dương, Sơn Tây, Hà Tĩnh
B. Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai
C. Phú Thọ, Sơn Tây, Hải Dương, Thái Bình
D. Phú Thọ, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình.

Câu 10: Nguyên nhân khách quan làm cho khởi nghĩa Yên Bái thất bại là do

A. giai cấp Tư sản dân tộc lãnh đạo
B. tổ chức Quốc dân Đảng còn non yếu
C. khởi nghĩa nổ ra hoàn toàn bị động
D. đế quốc Pháp còn mạnh

Câu 11. Lí luận nào sau đây đã được cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên truyền bá vào Việt Nam?

A. Lí luận Mác - Lênin.
B. Lí luận đấu tranh giai cấp.
C. Lí luận cách mạng vô sản.
D. Lí luận giải phóng dân tộc

Câu 12. Việt Nam quốc dân đảng là một Đảng chính trị theo xu hướng nào?

A. Dân chủ vô sản
B. Dân chủ tư sản
C. Dân chủ tiểu tư sản
D. Dân chủ vô sản và tư sản

Câu 13. Người sáng lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là

A. Trần Phú
B. Nguyễn Thái Học
C. Nguyễn Ái Quốc
D. Phó Đức Chính

Câu 14. Đầu năm 1927, Nguyễn Ái Quốc xuất bản tác phẩm

A. Đường kách mệnh
B. Báo Thanh niên
C. Bản án chế độ thực dân Pháp
D. Con rồng tre

Câu 15. Mục tiêu của Việt Nam Quốc dân đảng là

A. Đánh đuổi giặc Pháp
B. Đánh đổ ngôi vua
C. Thiết lập dân quyền
D. Cả 3 mục tiêu trên

Câu 16. Mục đích của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là

A. Đưa thanh niên trí thức sang Nhật Bản để học tập
B. Xuất bản báo chí tiến bộ
C. đòi tự do dân chủ
D. Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh đánh đổ đế quốc

Câu 17. Việt Nam Quốc dân Đảng là một chính đảng cách mạng theo khuynh hướng

A. Dân chủ tư sản
B. Vô sản
C. Phong kiến
D. Tiểu tư sản

Câu 18. Chủ trương cách mạng của Việt Nam Quốc dân đảng là

A. Đấu tranh nghị trường
B. phương pháp hoà bình
C. đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang
D. đấu tranh bằng sắt và máu

Câu 19. Tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam là

A. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên
B. Việt Nam Quốc dân dân đảng
C. Tân Việt Cách mạng đảng
D. Cả 3 tổ chức trên

Câu 20. Việt Nam Quốc dân đảng là một tổ chức của giai cấp

A. Nông dân
B. Công nhân
C. Tiểu tư sản
D. Tư sản dân tộc

Câu 21. Báo Thanh niên của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ra số đầu tiên vào

A. ngày 21/6/ 1925
B. ngày 21/6/1927
C. ngày 21/12/1925
D. ngày 21/9/1925

Câu 22. Trong thời gian hoạt động tại Quảng Châu, tháng 7 năm 1925 Nguyễn Ái Quốc đã lập ra tổ chức nào?

A. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên
B. Hội Liên Hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông
C. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa
D. Nhóm Cộng sản đoàn

Câu 23. Hoạt động nào không phải của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên

A. Huấn luyện cán bộ và tuyên truyền lý luận cách mạng
B. Phát tiển hội viên
C. Xây dựng hệ thống tổ chức ở trong nước
D. Tổ chức cuộc khởi nghĩa Yên Bái

Câu 24. Sự ra đời và những hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng có ý nghĩa

A. Góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ cho cách mạng
B. Tích cực chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản
C. Cổ vũ lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam
D. Tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin và lý luận cách mạng giải phóng dân tộc vào phong trào công nhân

Câu 25. Thành phần và địa bàn hoạt động của Tân Việt cách mạng đảng

A. Công nhân và nông dân, hoạt động ở Trung Kì
B. Trí thức và thanh niên tiểu tư sản, hoạt động ở Trung Kì
C. Tư sản dân tộc và công nhân, hoạt động ở Bắc Kì
D. Tất cả các giai cấp, các tầng lớp, hoạt động ở Nam Kì

Câu 26. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái nổ ra vào

A. Đêm 9/2/1930
B. Đêm 2/9/1930
C. Đêm 19/12/1930
D. Đêm 12/9/1930

Câu 27. Mục tiêu của Đảng Tân Việt là

A. Đánh đổ phong kiến
B. Đánh đổ đế quốc, thiết lập chuyên chính vô sản
C. Đánh đổ phong kiến, thiết lập chế độ cộng hoà tư sản
D. Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, thiết lập một xã hội bình đẳng, bác ái

Câu 28. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2-1930) là hoạt động tiêu biểu nhất của:

A. Đảng Thanh niên.
B. Đảng Lập hiến.
C. Việt Nam Quốc dân Đảng.
D. Việt Nam nghĩa đoàn.

Câu 29. Tân Việt Cách mạng Đảng vừa ra đời, trong nội bộ Đảng diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng nào?

A. Tư tưởng cách mạng vô sản và tư tưởng cải lương
B. Tư tưởng cách mạng vô sản và tư tưởng cách mạng tiểu tư sản
C. Tư tưởng cách mạng vô sản và tư tưởng cách mạng tư sản
D. Tư tưởng cách mạng tiểu tư sản và tư tưởng cải lương

Câu 30. Sự kiện nào được Nguyễn Ái Quốc đánh giá “như tiếng xét đã đánh thức nhân dân châu Á tỉnh giấc mơ hàng thế kỷ” ?

A. Cuộc cách mạng Nga giành thắng lợi.
B. Sự thành lập của Quốc tế cộng sản.
C. Sự ra đời của Quốc tế cộng sản.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 31. Quốc tế cộng sản (quốc tế III) được thành lập khi nào?

A. 7/1971.
B. 3/1918.
C. 3/1919.
D. 8/1920

Câu 32. Tính chất của xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp:

A. Xã hội thuộc địa.
B. Xã hội nửa phong kiến.
C. Xã hội có giai cấp.
D. Đáp án A, B đúng.

Câu 33. Nhiệm vụ Đảng ta đặt ra trong thực tiễn lịch sử Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp:

A. Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập tự do cho dân tộc.
B. Xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân.
C. Chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.
D. A, B, C đúng.

Câu 34. Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá: “Ông là tiêu biểu cho chủ nghĩa quốc gia”. Ông là ai?

A. Phan Bội Châu.
B. Phan Châu Trinh.
C. Vua Hàm Nghi.
D. Cả A, B, C.

Câu 35. Tân Việt cách mạng Đảng ra đời khi nào?

A. 3/1926.
B. 5/1927
C. 7/1928.
D. 12/1929.

Câu 36 Những giai cấp bị trị ở Việt Nam dưới chế độ thuộc địa của Pháp là:

A. Công nhân và nông dân.
B. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.
C. Công nhân, nông dân, tiẻu tư sản.
D. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ.

Câu 37. Mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu ở Việt Nam đầu thế kỷ XX là mâu thuẫn nào

A. Mâu thuẫn giữa công nhân và nông dân với đế quốc và phong kiến.
B. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược.
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến.
D. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.

Câu 38. Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước và giải phóng dân tộc trên lập trường cách mạng vô sản vào thời gian nào?

A. 1917.
B. 1918.
C. 1919.
D. 1920.

Câu 39. Nguyễn Ái Quốc đã đọc bản sơ thảo lần thứ I những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa khi nào, ở đâu?

A. 7/1920- Pháp.
B. 7/1920- Trung Quốc.
C. 7/0920- Liên Xô.
D. 8/1920- Pháp.

Câu 40.  Tổ chức Cộng sản nào ra đời đầu tiên ở Việt Nam?

A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
B. Đông Dương Cộng sản Đảng.
C. An Nam Cộng sản Đảng.
D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

Câu 41: “Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào?

A. Đảng Lập hiến
B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
C. Tân Viêt Cách mạng đảng
D. Việt Nam Quốc dân đảng

Lời giải:

Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 42: Ở Việt Nam, cuối năm 1928, các thành viên của tổ chức nào sau đây thực hiện chủ trương “vô sản hóa”?

A. Đảng Lập hiến.
B. Việt Nam Quốc dân đảng.
C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. Việt Nam nghĩa đoàn.

Lời giải:

Cuối năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, các cán bộ của hội đã đi vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng sinh hoạt và lao động với công nhân để tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 43: Lý luận nào sau đây được cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên truyền bá vào Việt Nam?

A. Lý luận Mác- Lênin
B. Lý luận đấu tranh giai cấp
C. Lý luận giải phóng dân tộc
D. Lý luận cách mạng vô sản

Lời giải:

Sau khi đến Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ. Phần lớn số học viên đó sau khi học xong lại bí mật về nước truyền bá lý luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân. Báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách Mệnh đã trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để tuyên truyền đến giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 44: Báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh đã trang bị lí luận gì cho các cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

A. lí luận Mác – Lê nin
B. tư tưởng dân chủ tư sản
C. lí luận cách mạng giải phóng dân tộc
D. chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến

Lời giải:

Báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách Mệnh đã trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho các cán bộ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 45: Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là

A. Báo Thanh niên
B. Tác phẩm “Đường Cách Mệnh”
C. Bản án chế độ thực dân Pháp
D. Báo Người cùng khổ

Lời giải:

Báo Thanh niên là cơ quan ngôn luận của Hội VNCMTN. Tờ báo này do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra số đầu tiên ngày 21-6-1925.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 46: Bộ phận chủ yếu tham gia các lớp đào tạo cán bộ cách mạng của Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu từ cuối năm 1924 đến năm 1927 là

A. Công nhân
B. Nông dân
C. Tiểu tư sản
D. Thanh niên, học sinh, trí thức yêu nước

Lời giải:

Sau khi đến Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ. Đa số học viên là thanh niên, học sinh, trí thức Việt Nam yêu nước. Họ “học làm cách mạng, học cách hoạt động bí mật”. Phần lớn số học viên đó sau khi học xong lại bí mật về nước truyền bá lý luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân. Một số người được gửi sang học tại Trường Đại học Phương Đông (Liên Xô) hoặc Trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 47: Sau khi tham gia các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ do Nguyễn Ái Quốc mở tại Quảng Châu Trung Quốc (1924 - 1927) phần lớn học viên đã

A. Sang Pháp hoạt động trong phong trào công nhân.
B. Tiếp tục học tập tại trường quân sự Hoàng Phố.
C. Bí mật về nước để truyền bá lý luận giải phóng dân tộc.
D. Đến Liên Xô học tập tại trường Đại học Phương Đông.

Lời giải:

Sau khi tham gia các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ do Nguyễn Ái Quốc mở tại Quảng Châu (Trung Quốc) (1924 - 1927) phần lớn học viên đã “bí mật về nước để truyền bá lí luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân”.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 48: Cơ sở hạt nhân đầu tiên của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng là

A. Nam đồng thư xã
B. Cường học thư xã
C. Quan hải tùng thư
D. Hội Phục Việt

Lời giải:

Từ cơ sở hạt nhân đầu tiên là Nam đồng thư xã - một nhà xuất bản tiến bộ do Phạm Tuấn Tài lập ra đầu năm 1927, ngày 25-12-1927, Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính… đã thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 49: Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn và giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã để

A. thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên
B. thành lập Cộng sản Đoàn
C. thành lập Hội liên hiệp các thuộc địa
D. thành lập Đảng Cộng sản

Lời giải:

Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm Tâm xã lập ra Cộng sản đoàn (2-1925).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 50: Việt Nam Quốc dân Đảng chủ trương tiến hành “cách mạng bằng sắt và máu” trên cơ sở lấy lực lượng nào làm chỗ dựa?

A. Công nhân, địa chủ và tư sản dân tộc
B. Nông dân, công nhân và tiểu tư sản
C. Binh lính người Việt trong quân đội Pháp
D. Tiểu tư sản trí thức và tư sản dân tộc

Lời giải:

Việt Nam Quốc dân đảng chủ trương tiến hành “cách mạng bằng sắt và máu”, chú trọng lấy binh lính người Việt trong quân đội Pháp làm lực lượng chủ lực

Đáp án cần chọn là: C

Đáp án trắc nghiệm các tổ chức cách mạng Việt Nam

1.D2.D3.B4.B5.C6.B7.B8.B9.C10.D
11.D12B13.C14.A15.D16.D17A18.D19.A20.D
21.A22.C23.D24.C25.B26.A27.D28.C29. A30. A
31. C32. D33. D34. A35. C36.D37. B38. D39. A40.A
Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 362
  • Lượt xem: 19.931
  • Dung lượng: 137,7 KB
Sắp xếp theo